Thang đo NLQL của giám đốc DNNVV Thanh Hoá

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nâng cao năng lực quản lý của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh thanh hoá (Trang 79 - 81)

1. Thang đo mức độ quan trọng về NLQL của giám đốc DNNVV

1 2 3 4 5

Rất khơng quan trọng

Khơng quan trọng

Bình thường Quan trọng Rất quan trọng

2. Thang đo mức độ đáp ứng về NLQL của giám đốc DNNVV

1 2 3 4 5

được yêu cầu/năng lực hạn

chế

yêu cầu và cần được đào tạo,

bồi dưỡng nhiều

bản yêu cầu công việc, cần

được đào tạo, bồi dưỡng

yêu cầu công việc

trội so với yêu cầu công việc

3. Mức độ tác động của yếu tố nâng cao NLQL

1 2 3 4 5 Không hề tác động Tác động nhẹ Tác động trung bình Tác động mạnh Tác động rất mạnh

4. Thang đo tiêu chí đánh giá QLNN về nâng cao NLQL

Rất khơng đồng ý Khơng đồng ý Trung bình Đồng ý Rất đồng ý

(Nguồn: Đề xuất của tác giả)

Bảng hỏi khảo sát

Như vậy, thiết kế bảng hỏi cần cân nhắc đến số lượng biến quan sát, thang đo và sự phù hợp ngôn ngữ và bố cục nội dung trong bảng hỏi sao cho đạt được mục tiêu nghiên cứu. Từ kết quả nghiên cứu định tính, tác giả hiệu chỉnh các biến quan sát (iterm), thang đo sao cho: (1) phù hợp bối cảnh và ngôn ngữ Việt Nam, (2) không ra khỏi nội hàm của khái niệm khoa học, (3) người trả lời khơng mất q nhiều thời gian để hồn bảng hỏi (bảng hỏi dài 5 mặt giấy và được trả lời trong khoảng 30 phút).

Cấu trúc bảng hỏi (không kể phần thư mời và cam kết của người nghiên cứu) gồm: (1) hướng dẫn trả lời, (2) tập câu hỏi đóng - tuần tự qua các biến/khái niệm trọng tâm, (3) một số câu hỏi mở để bổ trợ giải thích thêm nguyên nhân và hiện tượng, (4) một số biến nhân khẩu học (giới, tuổi, kinh nghiệm, nhóm ngành...).

Để phục vụ cho nghiên cứu định lượng, 02 mẫu phiếu khảo sát được xây dựng và sử dụng: (được đính kèm trong Phụ lục)

- Phiếu khảo sát định lượng 01 (Dùng cho giám đốc DNNVV): được xây dựng dựa trên kết quả nghiên cứu định tính và hiệu chỉnh phù hợp với đối tượng khảo sát là giám đốc DNNVV với mục đích đánh giá mức độ quan trọng, mức độ đáp ứng, mức độ phát triển NLQL của giám đốc; yếu tố tác động đến nâng cao NLQL của giám đốc, kết quả điều hành quản lý và các câu hỏi mở liên quan đến nâng cao NLQL của giám DNNVV trên địa bản tỉnh Thanh Hoá (Phụ lục 3)

- Phiếu khảo sát định lượng số 02 (Dùng cho các đối tượng hữu quan): được xây dựng dựa trên kết quả nghiên cứu định tính và hiệu chỉnh phù hợp với nhóm đối tượng khảo sát là nhân viên, chuyên gia với mục đích đánh giá NLQL của giám đốc theo phương pháp 360 độ. Tập trung nội dung khảo sát mức độ quan trọng, mức độ đáp ứng, mức độ phát triển NLQL của giám đốc và kết quả điều hành quản lý của giám DNNVV trên địa bản tỉnh Thanh Hoá (Phụ lục 4).

3.2.3.3. Mẫu và cách thức lấy mẫu

Nghiên cứu thử nghiệm

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích yếu tố khám phá EFA nên cần có tối thiểu 05 -10 quan sát cho 1 biến (Hair, Black, Babin, & Vaserson, 2019). Đề tài có 4 nội dung khảo sát với tổng 90 biến quan sát do vậy cỡ mẫu thử nghiệm sử dụng mơ hình có nhiều biến quan sát hơn tương ứng với n= 90 x3 = 270. Kết quả phát ra 270 phiếu qua email bằng công cụ google form cho các đối tượng là giám đốc và nhân viên trong DN theo tỷ lệ 1:2, kết quả thu về 184 phiếu đạt 65,9%. Kết quả phân tích yếu tố khám phá và kiểm định Cronbach’s Alpha lần 1, lần 2 chọn lọc được các thang đo đáp ứng yêu cầu tiến hành nghiên cứu chính thức (chi tiết kết quả xem phụ lục). Kết quả cụ thể:

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nâng cao năng lực quản lý của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh thanh hoá (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)