.5 Chất thải rắn Cơng cộng

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG THU GOM CHẤT THẢI RẮN CỦA QUẬN HẢI CHÂUTài liệu (Trang 25)

(Nguồn: http://paloca.vn/)

Hình 2. 6 Chất thải rắn Cơng nghiệp

SVTH: Đỗ Thị Thu Ánh Giảng viên hướng dẫn: TS. Phạm Phú Song Tồn Trang 10

Hình 2. 7 Chất thải rắn Nông nghiệp

(Nguồn: Vietnambiz)

b) Phân loại chất thải rắn

CTR có thể phân loại bằng nhiều cách khác nhau [13]:

- Phân loại dựa vào nguồn gốc phát sinh như: rác thải sinh hoạt, văn phịng, thương mại, cơng nghiệp, đường phố, chất thải trong quá trình xây dựng hay đập phá nhà xưởng.

- Phân loại dựa vào đặc tính tự nhiên như: các chất hữu cơ, vơ cơ, chất có thể cháy hoặc khơng có khả năng cháy.

Bảng 2. 1 Phân loại chất thải rắn theo nguồn phát sinh.

Nguồn phát sinh Loại chất thải

Hộ gia đình

Rác thực phẩm, giấy, cacton, nhựa, túi nylon, vải, da, rác vườn, gỗ, thủy tinh, lon thiếc, nhôm, kim loại, tro, lá cây, chất thải đặc biệt như pin, dầu nhớt xe, lốp xe, ruột xe, sơn thừa,…

Khu thương mại

Giấy, cacton, nhựa, túi nylon, gỗ, rác thực phẩm, thủy tinh, kim loai, chất thải đặc biệt như vật dụng gia đình hư hỏng (kệ sách, đèn, tủ,…), đồ điện tử hư hỏng (máy radio, tivi,…), tủ lạnh, máy giặt hỏng, pin, dầu nhớt xe, săm lóp, sơn thừa,…

Công sở

Giấy, cacton, nhựa, túi nylon, gỗ, rác thực phẩm, thủy tinh, kim loai, chất thải đặc biệt như kệ sách, đèn, tủ hỏng, pin, dầu nhớt xe, săm lốp, sơn thừa,… Xây dựng Gỗ, thép, bê tông, đất, cát,…

Khu công cộng Giấy, túi nylon, lá cây,… Trạm xử lý nước thải Bùn hóa lý, bùn sinh học.

SVTH: Đỗ Thị Thu Ánh Giảng viên hướng dẫn: TS. Phạm Phú Song Toàn Trang 11

2.2.1.3. Thành phần rác đô thị

Thông thường trong CTR đô thị, CTR từ các khu dân cư và thương mại chiếm tỷ lệ cao nhất 50 – 75%. Thơng tin về thành phần CTR đóng vai trị rất quan trọng trong việc đánh giá và lựa chọn những phương pháp, thiết bị, quy trình thích hợp để xử lý. Thành phần CTR sinh hoạt khác nhau tùy thuộc vào từng địa phương, điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác [13].

Bảng 2. 2 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt.

Chất thải có khả năng

phân hủy sinh học Thực phẩm và chất thải vườn

Chất thải có khả năng tái chế

Giấy các loại

Giấy vụn, bìa cacton, vải, gỗ Nhựa Nhựa và cao su Kim loại Thủy tinh Thủy tinh, sành sứ Chất thải có khả năng cháy Tả, băng vệ sinh Vải Da Cao su Cao su và da

Chất thải khơng tái chế/khơng có khả năng cháy

Đất, cát, sành sứ,…

Thành phần khác Chất thải nguy hại

(Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường)

CTR của Việt Nam có đặc trưng là độ ẩm cao (dao động trong khoảng 65 – 95%), độ tro khoảng 25 – 30% (khối lượng khô), tổng hàm lượng chất rắn bay hơi (TVS – Total Volatile Solid) dao động trong khoảng 70 – 75% (khối lượng khô), nhiệt lượng thấp (dao động trong khoảng 900 – 1.100 Kcal/kg khối lượng ướt) [14].

Ở Việt Nam, với chủ trương đẩy mạng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và cơ cấu chuyển dịch kinh tế từ nông nghiệp sang cơng nghiệp của Chính phủ kết hợp với các nghiên cứu về sự thay đổi thành phần CTR theo thời gian của một số nước có điều

SVTH: Đỗ Thị Thu Ánh Giảng viên hướng dẫn: TS. Phạm Phú Song Toàn Trang 12

kiện tương tự, cho thấy thành phần CTR đã có sự thay đổi đáng kể trong rác thải đơ thị, đó là: thực phẩm thừa, giấy các loại, nylon – nhựa mềm, nhựa cứng và vải [13].

- Chất thải thực phẩm: với q trình cơng nghiệp hóa đất nước, hàng hóa cơng nghiệp dần thay thế các sản phẩm nơng nghiệp. Vì vậy, lượng chất thải thực phẩm đã và đang giảm mạnh. Ngành cơng nghiệp chế biến thực phẩm là ngành có ảnh hưởng lớn nhất đến sự thay đổi lượng chất thải thực phẩm [13]. Từ năm 1995, thành phần chất thải thực phẩm chiếm tỷ lệ rất cao (80 – 96%) nhưng đến năm 2017 thành phần này giảm xuống còn khoảng 50 – 70%, điều này thể hiện sự thay đổi lối sống của cư dân đô thị là nhanh và tiện lợi [14].

- Giấy các loại: thành phần chất thải giấy nước ta tăng nhanh do hai nguyên nhân chính: chủ trương và nhu cầu phát triển mạnh nền giáo dục, tiến đến xóa nạn mù chữ và phổ cập giáo dục trong toàn dân đã làm tăng tỷ lệ trẻ em đến trường; ngành công nghiệp đóng gói hàng hóa cho tiêu dùng và xuất khẩu phát triển mạnh cũng làm gia tăng thành phần giấy thải [13].

- Nylon – nhựa các loại: với tốc độ và xu hướng phát triển nhanh, ngành cơng nghiệp đóng gói, cơng nghiệp sản xuất các mặt hàng nhựa đã làm gia tăng khối lượng nhựa trong CTR [13].

- Vải: thành phần chất thải này rất khó dự đốn, tuy nhiên nó có thể sẽ tăng lên trong thời gian tới khi nhu cầu may mặc của người dân tăng cao cũng như sự đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng này [13].

2.2.2. Hiện trạng quản lý rác thải đô thị tại Việt Nam

2.2.2.1. Thực trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt đô thị

Trong những năm gần đây, với tốc độ đơ thị hóa ngày càng tăng và sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, du lịch, dịch vụ, …đã tác động tiêu cực đến môi trường, đặc biệt là vấn nạn chất thải rắn đô thị. Ở Việt Nam, công tác quản lý CTR sinh hoạt còn nhiều bất cập như: CTR sinh hoạt chưa được phân loại tại nguồn; tỷ lệ tái chế cịn thấp; phương thức xử lý chủ yếu là chơn lấp không hợp vệ sinh,… Những bất cập này đã trở thành vấn đề nổi cộm, bức xúc ở nhiều địa phương trong thời gian qua [14].

Theo Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2019, tổng khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh trên toàn quốc năm 2019 là khoảng 64.658 tấn/ngày, trong đó khu vực đơ thị là 35.624 tấn/ngày, tăng 46% so với năm 2010. Các địa phương có khối lượng CTR có khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh trên 1.000 tấn/ngày chiếm 25% [14].

Q trình tăng trưởng kinh tế và đơ thị hóa nhanh chóng với số lượng lớn các ngành sản xuất kinh doanh, các Khu công nghiệp và dịch vụ đô thị ngày càng phát triển đã tạo ra dịng di cư từ nơng thơn ra thành thị. Phát triển kinh tế và đơ thị hóa một mặt tạo ra hàng triệu việc làm cho người lao động, tuy nhiên, mặt khác cũng tạo nên sức ép đối với môi trường, làm tăng lượng CTR phát sinh, đặc biệt là CTR sinh hoạt [14].

Khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh tại các đô thị phụ thuộc vào quy mơ dân số, tốc độ đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa của đơ thị và đang có xu hướng ngày càng tăng. Tổng khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh tại đô thị chiếm 55% khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh của cả nước. Khối lượng CTR sinh hoạt tăng đáng kể ở các địa phương có tốc độ đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa cao và du lịch như Thành phố Hồ Chí Minh (9.400

SVTH: Đỗ Thị Thu Ánh Giảng viên hướng dẫn: TS. Phạm Phú Song Tồn Trang 13

tấn/ngày), thủ đơ Hà Nội (6.500 tấn/ngày), Đà Nẵng (1.080 tấn/ngày), Đồng Nai (1.885 tấn/ngày) [14].

Trong khi đó, hệ thống cơng trình hạ tầng đơ thị chưa phát triển đồng bộ; trình độ và năng lực quản lý khơng đáp ứng nhu cầu phát triển của q trình đơ thị hóa làm nảy sinh nhiều áp lực đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng [14].

2.2.2.2. Thực trạng quản lý rác thải đô thị tại Việt Nam a) Thu gom CTR

Đối với CTR sinh hoạt đô thị, tỷ lệ thu gom đã tăng từ 78% năm 2008 lên 85,5% năm 2017 (Ban Cán sự Đảng Bộ TNMT, 2018). Dịch vụ thu gom đã được mở rộng tới các đô thị loại V. Một số đô thị đặc biệt, đô thị loại I như Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phịng có tỷ lệ thu gom khu vực nội thành đạt 100% (Bộ TNMT, 2016); riêng TP Hà Nội đạt khoảng 98% ở 12 quận và thị xã Sơn Tây. Tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt tại khu vực nông thôn mới đạt khoảng 40-55%. Tỷ lệ thu gom tại các vùng nông thôn ven đô hoặc thị trấn, thị tứ đạt tỷ lệ cao hơn, khoảng 60-80%, còn tại một số nơi vùng sâu, vùng xa, tỷ lệ thu gom chỉ đạt dưới 10% [15].

b) Tái chế

Tỷ lệ tái chế CTR sinh hoạt hiện vẫn còn thấp, khoảng 8-12% CTR sinh hoạt đô thị và 3,24% đối với CTR sinh hoạt vùng nông thôn. Một số công nghệ tái chế chất thải như chế biến phân vi sinh, viên nhiên liệu hay đốt thu hồi năng lượng cũng đã được triển khai. Cả nước hiện có khoảng 35 cơ sở xử lý CTR bằng công nghệ ủ sinh học làm phân hữu cơ, điển hình như ở Hải Phịng, Nam Định, Hà Tĩnh, Ninh Thuận, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương (Bộ TNMT, 2017). Hoạt động tái chế phi chính thức ở các làng nghề được phát triển như tái chế nhựa ở Minh Khai (Hưng Yên), tái chế chì ở Chỉ Đạo (Hưng Yên), tái chế giấy ở Văn Phong (Bắc Ninh), tái chế chất thải điện tử ở Văn Môn (Bắc Ninh) ..., đang gây ô nhiễm môi trường.

Việc chế biến, thu hồi năng lượng từ chất thải mới chỉ bước đầu được triển khai mặc dù tiềm năng rất lớn. Hiện có một số dự án đốt chất thải thu hồi năng lượng (như ở Quảng Bình, Hà Nam, Bình Dương, Hà Nội), 01 dự án nhà máy nhiệt điện đốt trấu; 01 dự án phát điện từ chất thải phân gia súc, gia cầm và 06 dự án điện bã mía (Bộ TNMT, 2017) [15].

c) Xử lý/tiêu hủy

Hiện nay, phương pháp chính trong xử lý/tiêu hủy CTR vẫn là chơn lấp; ước tính 70-75% CTR sinh hoạt đang được xử lý theo phương pháp này. Năm 2016, cả nước có khoảng 660 bãi chơn lấp CTR sinh hoạt với tổng diện tích khoảng 4.900ha, trong đó có chỉ có 203 bãi chôn lấp hợp vệ sinh, chiếm 31% (Bộ TNMT, 2017). Bên cạnh đó, tiêu hủy CTR bằn hình thức đốt cũng được thực hiện ở nhiều nơi với 02 dạng chủ yếu là lị đốt rác hóa lỏng và cơng nghệ đốt chất thải thu hồi năng lượng. Tính đến hết năm 2016, cả nước có khoảng 50 lị đốt CTR sinh hoạt [15].

SVTH: Đỗ Thị Thu Ánh Giảng viên hướng dẫn: TS. Phạm Phú Song Toàn Trang 14

2.2.2.3. Thực trạng phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải rắn tại Đà Nẵng a) Thực tiễn thu gom và vận chuyển rác thải hiện nay ở Đà Nẵng

Bảng 2. 3 Sơ đồ các hệ thống thu gom và vận chuyển đại diện ở Đà Nẵng Hình Hình thức thu gom vận chuyể n

Thu thập Điểm tập kết Vận chuyển Nơi đến

Loại 1 Loại 2 Loại 3

(Nguồn: Dang NH, Vi LTT, Mai TVC, Matsui Y. Scenario Analysis on Operation Efficiency for Waste Collection and Transport: A Case Study in Da Nang City, Vietnam)

Thành phố Đà Nẵng đã đưa vào sử dụng nhiều hệ thống thu gom khác nhau ở một số khu vực của thành phố. Từ bảng 1 ta có thể thấy như sau:

Loại 1: Thu gom tận nơi bằng xe ba bánh và vận chuyển bằng xe tải (sau đây gọi là “Xe ba gác thu gom tận nơi”)

Một công nhân thu gom rác đến các hộ gia đình để nhặt rác thải ra bên cạnh đường bằng túi ni lông, giỏ hoặc thùng xốp. Công nhân di chuyển bằng xe ba bánh với thùng rác 660L (DB), chất chất thải vào thùng rác và mang đến điểm hẹn để chuyển. Tại một số khu vực, công nhân rung chuông để thông báo cho người dân về việc thu gom rác thải và chờ một lúc, sau đó cư dân xung quanh mang rác thải của họ đi thu gom. Tại điểm hẹn, một xe nâng với thiết bị tải và đầm chuyển chất thải bằng cách lật thùng rác

SVTH: Đỗ Thị Thu Ánh Giảng viên hướng dẫn: TS. Phạm Phú Song Toàn Trang 15

và vận chuyển đến bãi chôn lấp. Hệ thống kết hợp này là hệ thống xử lý rác thải sinh hoạt chung và truyền thống ở khu vực trung tâm thành phố Đà Nẵng. Tải trọng của xe nâng thường dao động từ 5 tấn - 9 tấn, xe được vận hành bởi 1 lái xe và 2 công nhân [16].

Loại 2: Thu gom và vận chuyển tận nơi bằng ô tô tải (sau đây gọi là “Thu gom tận nơi bằng ô tơ tải”)

Một xe đầm có thiết bị bốc xếp đến các hộ gia đình để thu gom rác thải. ở bên đường bằng túi ni lông, sọt hoặc thùng xốp. Tài xế tiếp tục phóng xe với tốc độ đi bộ, cơng nhân thu gom chạy theo xe tải đổ thẳng chất thải lên xe tải. Xe tải phát nhạc để thông báo việc thu gom rác của người dân, một số người dân xung quanh mang rác đến thu gom. Sau khi thu gom rác thải, xe tải trực tiếp chở rác thải đến bãi chôn lấp mà không cần trung chuyển. Hệ thống này là một hệ thống mới được giới thiệu và áp dụng ở các khu vực ngoại thành và mới phát triển. Tải trọng của xe đầm thông thường là 3,5 tấn, do 1 lái xe và 2 công nhân vận hành [16].

Loại 3: Thu gom và vận chuyển thùng rác bằng xe tải (sau đây gọi là “Thu gom thùng rác theo thời gian cố định”)

Hàng chục hộ gia đình sử dụng chung một thùng rác có dung tích 240L/280L/ 660L. Khu này được đặt ở ven đường dựa trên sự đồng thuận và thuận tiện của cư dân xung quanh. Hàng ngày, các thùng rác rỗng được đặt từ 14:30 đến 15:00 bằng xe tải nhỏ (xe tải nhỏ). Sau đó, người dân được yêu cầu tự mang chất thải của mình và bỏ vào thùng rác. Xe nâng cỡ lớn đến chuyển rác bằng cách lật thùng rác vào khung giờ cố định từ 21h đến 22h rồi trực tiếp chở đến bãi chơn lấp. Các thùng rác rỗng sau đó được thu gom bằng xe tải nhỏ và làm sạch. Hệ thống này đã được đưa vào thử nghiệm cho 41 tuyến đường tại 6 quận nội thành. Chiếc xe tải nhỏ do 1 tài xế và 2 công nhân điều khiển. Tải trọng của xe nâng thường xấp xỉ 4,5 tấn - 10 tấn, do 1 lái xe và 2 công nhân vận hành. Đối với các lĩnh vực kinh doanh có lượng chất thải phát sinh lớn, họ để thùng rác riêng và khơng có hệ thống phân phối thùng rác hàng ngày. Có một số thùng rác dành cho mục đích cơng cộng được đặt dọc theo các đường phố chính [16].

Các phương thức khác

DURENCO Đà Nẵng cũng áp dụng xe đạp điện, xe máy và trạm trung chuyển, nhưng điều kiện hoạt động khác hẳn với 3 phương thức trước đây, ví dụ áp dụng cho các tuyến đường không thuận tiện, quãng đường xa hơn [16].

b) Thực trạng phân loại thu gom tại Đà Nẵng

Thành phố Đà Nẵng đã triển khai thí điểm một số hoạt động về phân loại CTR tại nguồn, làm cơ sở để nhân rộng trên toàn địa bàn thành phố. Năm 2017, thành phố đã bắt đầu triển khai dự án thí điểm phân loại CTR tại nguồn ở 2 phường Thuận Phước và Thạch Thang, quận Hải Châu – giai đoạn 2017 – 2018 do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ. Kết quả đạt được: đến tháng 6 năm 2018, trên 80% khu dân cư đã thực hiện công tác phân loại CTR theo đúng quy định thu gom. Năm 2018 – 2019, dự án tiếp tục triển khai tại 2 phường Thanh Khê Tây và Hòa Khê, quận Thanh Khê. Từ tháng 11 năm 2016 đến tháng 9 năm 2017, Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA)

SVTH: Đỗ Thị Thu Ánh Giảng viên hướng dẫn: TS. Phạm Phú Song Toàn Trang 16

phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển Kinh tế - Xã hội thực hiện Dự án Nâng cao nhận thức của người dân về thu gom và phân loại CTR tại nhà thông qua mơ hình thí điểm tại 2 khu dân cư thuộc phường Chính Gián, quận Thanh Khê và phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà. Kết quả đạt được: hướng dẫn tập huấn cho người dân về cách phân loại CTR tại nhà; CTR đã phân loại được người dân bán và thu tiền phục vụ hoạt động của khu dân cư. Trong năm 2017, Sở Tài nguyên Môi trường Đà Nẵng đã triển khai các hoạt động 3R, hỗ trợ việc thí điểm phân loại rác tại 2 phường Hịa Thuận Tây và Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu. Năm 2018, quận Thanh Khê triển khai thí điểm phân loại

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG THU GOM CHẤT THẢI RẮN CỦA QUẬN HẢI CHÂUTài liệu (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)