Chương 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Thu thập dữ liệu GIS
Hình 3. 2 Quy trình phân tích dữ liệu GIS và dữ liệu liên quan khác theo phương tiện giao thông
3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu sơ cấp và thứ cấp
3.2.2.1 Số liệu thứ cấp
Phương pháp này kế thừa kết quả của các nghiên cứu trước cũng như các số liệu thu thập được từ Sở Tài nguyên và Môi trường, Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị Thành Phố Đà Nẵng (CTCPMTĐT), các số liệu thu thập được từ các đề tài, dự án, báo cáo về môi trường để là cơ sở dữ liệu cho đề tài, các số liệu thu thập gồm:
Số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng. Các thơng tin, số liệu, và hình ảnh về cơng tác quản lý CTR sinh hoạt tại Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng; lượng rác phát sinh, tình hình thu gom, khối lượng thu gom, thời gian thu gom, lực lượng, phương tiện thu gom, vận chuyển, lộ trình thu gom, vận chuyển, bãi chôn lấp...
Dữ liệu GIS về ranh giới hành chính và hệ thống giao thông trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng cũng như ranh giới hành chính cấp huyện, tỉnh, quốc gia, và khu vực được trích xuất từ hệ thống OSM (Open Street Map).
3.2.2.2 Số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp bao gồm các đo đạc tại hiện trường. Thiết bị GPS cầm tay Transystem 747A+ GPS kết hợp với Smartphone Xiaomi Redmi 9T được ứng dụng nhằm thu thập dữ liệu về thời gian, khoảng cách, vận tốc của các hoạt động trong hệ thống thu gom và trung chuyển CTR. Ngoài ra thiết bị GPS cầm tay Transystem 747A+ GPS kết hợp với Smartphone Xiaomi Redmi 9T được sử dụng nhằm ghi nhận thông tin đường đi, thời gian, khoảng cách, vận tốc các phương tiện đang được sử dụng trong hệ thống thu gom rác thải.
Thu thập dữ liệu điện tử bằng phương tiện giao thông
Dữ liệu - GIS QGIS 3.4 - Bản đồ
- Hình ảnh và bảng biểu
SVTH: Đỗ Thị Thu Ánh Giảng viên hướng dẫn: TS. Phạm Phú Song Toàn Trang 27
Tọa độ của trạm trung chuyển, điểm gặp, tuyến đường đi được thu thập bằng thiết bị GPS cầm tay. Bên cạnh đó, google map và smartphone được sử dụng nhằm tiến hành xác minh và kiểm tra đối với dữ liệu thu thập được.
Ngoài ra, cịn thu thập số liệu thơng qua khảo sát thực tế bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau như: máy quay phim, bảng hỏi phục vụ cho phỏng vấn sâu.
Cuộc khảo sát được thực hiện hằng ngày, dữ liệu GIS thu thập được sẽ được lưu trữ, tổng hợp, phân tích và xử lý bằng phần mềm QGIS 3.4. Cụ thể, các loại dữ liệu GIS được thu thập từ các tuyến đường như tuyến đường của xe cơ giới, tuyến đường xe ba gác, tuyến đường quét rác.
3.2.3. Khảo sát thực địa
Trên cơ sở nghiên cứu về mặt lí thuyết và các số liệu thu thập được, tiến hành khảo sát thực tế:
Quy trình vận chuyển, thu gom chất thải rắn của hệ thống thu gom rác thải trên địa bàn quận Hải Châu.
3.2.4. Xử lý, phân tích, và tổng hợp số liệu
Đồng hồ bấm tay giúp xác định các mốc thời gian: xuất phát, dừng tại điểm hẹn, bắt đầu đổ/trung chuyển, kết thúc đổ/trung chuyển và thời điểm kết thúc ca làm việc. Các số liệu lưu trên GPS được phân tích theo các khoảng thời gian, các mốc thời gian của đồng hồ bấm tay để phân tích và tính tốn thống kê các hoạt động chi tiết của quá trình thu gom và trung chuyển CTR.
Thiết bị GPS cung cấp hệ thống dữ liệu tọa độ, thời gian, khoảng cách và vận tốc theo mỗi giây. Các dữ liệu này có thể dễ dàng được thể hiện và phân tích trên các phần mềm GIS (QGIS) với hệ tọa độ trắc địa Longtitude/Latitude (WGS 84 - EPSG:4326) nhằm thể hiện vị trí hoặc tuyến đường trên Google Earth.
Số liệu thu được từ các máy GPS giúp ta dễ dàng minh họa, quan sát, phân tích và tính tốn trên bảng đồ đã được số hóa bởi các phần mềm GIS thơng dụng hoặc các cơ sở dữ liệu thuộc tính khác (ví dụ Google Earth). Ngồi ra, số liệu được thu thập để phân tích và đánh giá hiện trạng RTSH trên địa bàn. Dữ liệu được phân cấp một cách hệ thống theo từng nội dung cụ thể trên Excel.
Từ những số liệu rời rạc được tổng hợp thành những bảng biểu thống kê, biểu đồ, đồ thị để đánh giá hiện trạng RTSH của phường, cụ thể là tần suất, khối lượng thu gom, các tuyến thu gom trong ngày...
Bản đồ về hệ thống thu gom rác thải cũng như các bản đồ liên quan cũng sẽ được xử lý và xuất bản bằng phần mềm QGIS 3.4
a. Tỷ lệ trùng lặp:
A=𝑆𝑙𝑙
𝑆𝑡𝑔 Eq. 1
❖ Trong đó: A là tỷ lệ trùng lặp (%)
SVTH: Đỗ Thị Thu Ánh Giảng viên hướng dẫn: TS. Phạm Phú Song Toàn Trang 28
Sll: Tổng quảng đường lặp lại trong thu gom (km) b. Hệ số nén ép thực tế:
P= 𝑚𝑟
(𝑀𝑟 𝑥 𝑉𝑡𝑟) Eq. 2
❖ Trong đó: P là hệ số nén ép thực tế
mr: khối lượng rác thu gom được (tấn) Mr: khối lượng riêng của rác (tấn) Vtr: thể tích lịng thùng xe (m3) c. Hiệu suất làm việc nhóm:
Hn=𝑀𝑟
𝑛.𝑡 Eq. 3
❖ Trong đó: Hn là hiệu suất là việc nhóm
Mr là khối lượng rác phát sinh thu được (tấn/ngày) N: là số lượng công nhân trong ca làm
T: là thời gian thu gom d. Lượng nhiên liệu tiêu thu:
F=𝑆
𝐶 Eq. 4
❖ Trong đó: F là lượng nhiên liệu tiêu thụ (lít)
S là tổng quảng đường di chuyển thu gom
C là lượng nhiên liệu ước tính tiêu thụ trong 1km là 0.19 lít [11] e. Lượng CO2 phát thải:
Mco2= 𝑆 𝑥 𝐵 𝑥 𝐶 Eq. 5
❖ Trong đó:
Mco2 là lượng phát thải CO2 kg/chuyến S là tổng quảng đường di chuyển thu gom C là số chuyến trong ngày
B là hệ số phát thải khi xe khi di chuyển 1 km, giá trị bằng 1,08 kg CO2/km áp dụng cho xe container đầu kéo có tải trọng từ 3.5-33 tấn [26]
SVTH: Đỗ Thị Thu Ánh Giảng viên hướng dẫn: TS. Phạm Phú Song Toàn Trang 29