Phần tử chuyển đổi tín hiệu

Một phần của tài liệu Giáo trình điều khiển khí nén 2020 (Trang 87 - 92)

Trong kỹ thuật đo lường và điều khiển, phần tử chuyển đổi tín hiệu được sử dụng khá rộng rãi. Nhiệm vụ là chuyển đổi tín hiệu được biến đổi vào bộ xử lý hay là từ bộ xử lý thành những tín hiệu điều khiển.

10.1. Phần tử chuyển đổi tín hiệu khí nén – điện 10.1.1. Cấu tạo

Áp suất p để đóng mở cơng tắc điện được tiêu chuẩn theo từng hãng sản xuất.

10.1.2. Nguyên lý hoạt động

Khi lò xo (1) được điều chỉnh cùng với áp suất điều khiển (P1) tác động lên ống lượn sóng (2), làm thay đổi khoảng cách của mặt đáy ống lượn sóng, như vậy trong mạch điện (3), điện dung hay điện trường sẽ thay đổi, tín hiệu điện (tín hiệu nhị phân hay tín hiệu tương tự) được tạo ra. Trong kỹ thuật điều khiển gọi là phần tử chuyển đổi tín hiệu khí nén (áp suất dư) – điện. - Nếu có áp suất (P2) tác động, lực của (P2) cùng với lực ống lượn sóng (2) tác động ngược lại với lực đo áp suất (P1) và lực lò xo (1), làm thay đổi khoảng cách của mặt đáy ống lượn sóng. Trong kỹ thuật điều khiển gọi là phân tử chuyển đổi tín hiệu khí nén (do chênh lệch áp suất) – điện. - Nếu như (P2) nối với áp suất chân khơng, dưới tác động của lực lị xo (1) cùng với lực của ống lượn sóng (2) sẽ làm thay đổi khoảng cách của mặt đáy ống lượn sóng. Trong kỹ thuật điều khiển gọi là phần tử chuyển đổi tín hiệu khí nén (áp suất chân khơng) – điện.

Trong kỹ thuật điều khiển, tín hiệu điều khiển (áp suất chân khơng) có thể tác động trực tiếp lên màng, để các tiếp điểm điện đóng, mở.

Phần tử chuyển đổi tín hiệu khí nén – điện (tiếp điểm chuyển mạch). Dưới tác động tín hiệu áp suất điều khiển X lên màng (9), nòng van (4) dịch chuyển xuống, tiếp điểm (3) sẽ dóng. Áp kế (8) hiển thị áp suất điều khiển và đòn bẩy tác động bằng tay (10)

10.2. Phần tử chuyển đổi tín hiệu điện – khí nén

Nguyên tắc cơ bản để chuyển đổi tín hiệu điện – khí nén là nam châm điện. Dòng điện vào cuộn dây (1), lõi từ (2) sẽ dịch chuyển về phía trái. Cửa (A) nối với cửa (P).

BÀI 5: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ĐIỀU KHIỂN ĐIỆN BẰNG KHÍ NÉN 1. Khái niệm cơ bản 1. Khái niệm cơ bản

Điều khiển là q trình của một hệ thống, trong đó dưới tác động của một hay nhiều đại lượng vào, những đại lượng ra được thay đổi theo một quy luật nhất định của hệ thống đó. (Theo tiêu chuẩn DIN 19266- Cộng hòa Liên Bang Đức).

Một hệ thống điều khiển bao gồm: thiết bị điều khiển và đối tượng điều khiển

- Đối tượng điều khiển là các thiết bị máy móc trong kỹ thuật

- Thiết bị điều khiển(mạch điều khiển) bao gồm: phần tử đưa tín hiệu vào, phần tử xử lý và điều khiển, cơ cấu chấp hành

- Tín hiệu điều khiển: là đại lượng ra của thiết bị điều khiển và đai lượng vào của đối tượng điều khiển

- Tín hiệu nhiễu: là đại lượng được tác động từ ngoài vào hệ thống và gây ảnh hưởng xấu đến hệ thống.

Thiết bị điều khiển

Đối tượng điều khiển Dây chuyền sản xuất

Tín hiệu nhiễu

Tín hiệu điều khiển X1

X2

Một phần của tài liệu Giáo trình điều khiển khí nén 2020 (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)