Mơ Hình nghiên cứu đề xuất

Một phần của tài liệu Những yếu tố ảnh hưởng đến ý định rèn thể thao của sinh viên các trường đại học ở thành phố hồ chí minh (Trang 40 - 47)

CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.4 Mơ Hình nghiên cứu đề xuất

Trong đó:

Sar-CoV-2 Risk Perception (SARRISK)

Nhiều nghiên cứu trước đây cho rằng, khi triển khai các nghiên cứu về hành vi liên quan đến sức khỏe thì cần phải quan tâm đến biến nhận thức rủi ro (Brewer

et al., 2007; Kowalski and Black, 2021). Trong đó, rủi ro được xem là một khả năng

xảy ra một biến cố được nhân với mức độ ảnh hưởng (thiệt hại) mà biến cố đó có thể gây ra (Adams, 1995) và nhận thức rủi ro là ―những suy nghĩ, niềm tin và kiến tạo ‖của mục tiêu được nhận thức bởi các cá nhân hoặc tổ chức có liên quan (Sjưber, 1979). Biến này cũng được xem là đặc điểm trung tâm của nhiều nghiên

cứu về hành vi liên quan đến sức khỏe (Brug, Aro and Richardus, 2009). Trong các thời điểm có dịch bệnh hoặc bất ổn xã hội, biến nhận thức rủi ro cần phải được nhận thức đúng để kích hoạt các hành động dự phòng đúng mức cho người dân (N. N. Long and Khoi, 2020). Kowalski and Black (2021) chỉ ra hành vi chăm sóc sức khỏe sẽ được kích hoạt nếu cá nhân hình thành nhận thức về một loại rủi ro nhất định. N. Long and Khoi (2020) cũng khám phá ra sự tác động của SARRISK ảnh hưởng mạnh mẽ đến ý định tích trữ thực phẩm của người dân khi dịch Covid-19 lan rộng. Mơ hình niềm tin sức khoẻ (Strecher, Champion and Rosenstock, 1997) cũng khẳng định ý thức gia tăng sức khỏe được kích hoạt khi có sự hiện diện của nỗi lo sợ bệnh tật. Nghiên cứu mới đây của Yue et al. (2021) đã chỉ ra mối liên hệ giữa sự nhận thức và lo sợ về dịch bệnh với ý thức bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Geng et al. (2021) cũng chỉ ra mối liên hệ của nỗi lo sợ dịch bệnh Covid-19 của lực lượng y tế đến giấc ngủ và các hoạt động giải trí. Trong nghiên cứu này, chúng tơi xem xét mối quan hệ trực tiếp của RISKSAR đến kiểm soát hành vi nhận thức, nhận thức lợi ích và chuẩn chủ quan. Do đó, các giả thuyết được phát biểu như sau:

H1: SARRISK có ảnh hưởng cùng chiều đến Nhận thức kiểm soát hành vi of việc tập thể thao online của sinh viên

H2: SARRISK có ảnh hưởng cùng chiến đến Chuẩn chủ quan trong việc tập thể dục từ xa của sinh viên.

H3: SARRISK có ảnh hưởng cùng chiều đến Nhận thức lợi ích trong việc tập thể dục từ xa của sinh viên

Perceived behavioural control (PCB)

PCB là thành phần cơ bản của mơ hình TPB (Ajzen, 1991). PCB bàn đến khả năng thực hiện hoặc không thể thực hiện một hành vi cụ thể nào đó. Nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe cũng chú ý vai trò của PCB trong các mơ hình ý định chăm sóc và bảo vệ sức khỏe (Rogers and Prentice-Dunn, 1997; Strecher, Champion and Rosenstock, 1997). Động lực để thực hiện hành vi đến từ bên trong hoặc bên ngồi hay cịn gọi là động lực nội tại và động lực bên ngoài (động lực bên trong và bên ngoài), và khi một người nhận thức rằng họ đủ năng lực

thực hiện một hành vi nhất định (tức là động lực bên ngoài), họ sẽ tìm hiểu về các lợi ích và các ưu thế (tức là động lực bên ngoài) trong việc thực hiện các hoạt động đó (Buckworth et al., 2007; Learmonth and Heritage, 2021). Ngoài ra, điều kiện đầy đủ để thực hiện hành vi giúp một người có niềm tin vào các yếu tố bên ngoài và thúc đẩy họ thực hiện các hoạt động yêu thích (hoạt động mong muốn) (Tsai et al., 2021). Tương tự như vậy, nhận thức lợi ích được xem là động lực bên trong của sinh viên và thúc đẩy sinh viên thực hiện hành vi tập thể thao. Hơn nữa, mức độ nhận thức khác nhau về điều kiện bên ngồi và cảm nhận lợi ích bên trong cũng tạo ra các mức độ khác nhau của hiệu suất hoạt động.

Thái độ tích cực đối với hoạt động rèn luyện thể thao được xem là sự hứng thú của cá nhân với hoạt động thể thao. Sự hứng thú này đến từ việc cá nhân muốn nâng cao sức khỏe và cũng có thể đến từ việc muốn thể hiện hình thể khỏe đẹp của mình trước cơng chúng hoặc những người xung quanh. Sinh viên là đội ngũ đang ở lứa tuổi thanh niên. Họ vừa muốn rèn luyện sức khỏe để thể hiện sự lực lưỡng cịn muốn thể hiện sự vững trãi về hình thể và gây ấn tượng với người khác phái. Khi nhận thấy không cần đến các trung tâm có các giảng viên hỗ trợ việc huấn luyện, các sinh viên vẫn thực hiện được một cách bài bản việc thực hiện các bài online online workout thì họ sẽ có thái độ tốt hơn đối với việc tập workout online. Mặt khác, nhận thức kiểm sốt hành vi trong mơ hình TPB đã được nhiều nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ của nó với ý định thực hiện hành vi (e.g. Wing Kwan, Bray and Martin Ginis, 2009; Zhu et al., 2020; Sur, Jung and Shapiro, 2021).

Do đó, nghiên cứu này giả thuyết rằng:

H4: Nhận thức kiểm sốt hành vi có ảnh hưởng tích cực đến nhận thức lợi ích của sinh viên trong việc online workout

H5: Nhận thức kiểm sốt hành vi có ảnh hưởng tích cực đến thái độ sinh viên trong việc online workout

H6: Nhận thức kiểm sốt hành vi có tác động cùng chiều với ý định thực hiện việc online workout của sinh viên

Chuẩn chủ quan là việc nhận thức và sự tác động tích hoặc tiêu cực của những người xung quanh đến hành vi của một chủ thể (Ajzen, 1991). Chuẩn chủ quan tạo nên các tác động nhất định đối với thực hiện hành vi từ phía người thân, bạn bè, đồng nghiệp, bạn học. Ý kiến của những người xung quanh có thể tạo nên những động lực thôi thúc cá nhân hình thành ý định thực hiện hành vi hoặc cản trở việc hình thành ý định tham gia các hoạt động tập luyện thể dục hoặc các hoạt động đặc thù khác (Alhamami, 2018; Tan, Sia and Tang, 2020). Có nhiều kết quả trái ngược nhau về sự tác động của Chuẩn chủ quan lên ý định tập thể dục của sinh viên và lớp trẻ trong các nghiên cứu trước đây. Một nghiên cứu của Courneya et al. (1999) chỉ ra các kết quả không nhất quán về sự tác động của Chuẩn chủ quan lên thái độ đối với việc tập thể dục của cancer patients ở thời kỳ tiền chuẩn đoán (tiên đoán) và sau phẫu thuật (hậu phẩu). Sự tác động của chuẩn chủ quan lên ý định tập thể dục trong một longitudinal study của Lee et al. (2020) là rất yếu hoặc khơng có tác động trong các đợt khảo sát khác nhau. Ngược lại, nghiên cứu trước đó của Spink, Wilson and Bostick (2012) với hai cách thiết kế cấu trúc nghiên cứu những người tập các bài tập tuân thủ theo structured lịch trình và những người tập không tuân thủ theo unstructure lịch trình thì biến này được xác định là ―các chuẩn mực chủ quan nổi lên như một yếu tố dự đoán về ý định hoạt động trên cả hai cơ sở‖. Một kết quả khá thú vị trong nghiên cứu của Prapavessis, Gaston and DeJesus (2015) về hành vi lười vận động là có sự ảnh hưởng tích cực khá mạnh của Chuẩn chủ quan đến hành vi ít vận động. Điều này chứng tỏ, hành vi lười vận động có sự chi phối của những người xung quanh. Do đó, nghiên cứu này cũng có thể được hiểu là chuẩn chủ quan tác động đến sự vận động hoặc lười vận động của một người. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng một cá nhân có thể có thái độ tích cực (sẵn sàng) hoặc tiêu cực (không sẵn sàng) về một hành vi khi mà những người có ảnh hưởng đối với cá nhân đó thúc dục hoặc ngăn cản sự xúc tiến hành vi của cá nhân đó (Ajzen, 1991; Spink, Wilson and Bostick, 2012; Zhu et al., 2020). Từ các lập luận ở trên, chúng tôi giả thuyết

rằng:

H7: Chuẩn chủ quan tác động cùng chiều đến nhận thức lợi ích tập luyện thể thao online của sinh viên

H8: Chuẩn chủ quan tác động đến thái độ đối với hoạt động thể thao online của sinh viên

H9: Chuẩn chủ quan có tác động cùng chiều đến online work-out intention của sinh viên

Attitude and Benefit Perception (ATT and BEPER)

Thái độ là biến biểu hiện lí trí của một người về định hướng nhận thức của người đó về hành vi họ dự tính thực hiện. Thái độ được đo bằng mức độ niềm tin đối với một hành vi mà một người tin rằng khi hành vi đó được thực hiện thì nó sẽ mang lại những lợi ích nhất định (Ajzen, 1991). Thái độ vừa thảo luận về các niềm tin của cá nhân trong việc thực hiện hành vi nhất định vừa bàn về nhận thức kết quả dự định tích cực hoặc tiêu cực của hành vi (Hausenblas, Carron and Mack, 1997). Theo Padin et al. (2017), thái độ tập thể thao của cá nhân bị thúc đẩy bởi hai loại thái độ là ẩn và rõ ràng. Một người có thái độ nội tại hoặc bên ngồi tích cực thì họ sẽ có xu hướng tập thể thao thường xuyên hơn (Markland et al., 2015). Thái độ

được xem là một phần quan trọng trong niềm tin của hành vi và là biến có tác động mạnh mẽ nhất đến các mơ hình nghiên cứu ý định tham gia các hoạt động tập luyện thể thao (Courneya et al., 1999; Spink, Wilson and Bostick, 2012; Tan, Sia and

Tang, 2020). Nhận thức lợi ích trong hoạt động tập luyện thể thao là việc nhận dạng các lợi ích của một cá nhân về việc thực hiện hoạt động thể thao để nâng cao sức khỏe và giảm các nguy cơ bệnh tật (Glanz, Rimer and Viswanath, 2008). Nhiều người lười thay đổi hành vi khi khơng có điều gì mạnh mẽ tác động lên cuộc sống và thái độ của họ. Khi giãn cách xã hội chưa diễn ra, nhiều người không quan tâm đến các hoạt động ở nhà. Họ dành thời gian rảnh rỗi cho các hoạt động ngoài xã hội như chơi các hoạt động thể thao mang tính đội ngũ hoặc tụ tập với người khác cho các hoạt động xã hội khác. Việc dãn cách xã hội và dịch bệnh lan rộng dẫn đến việc lo lắng về sự đe dọa sức khỏe do nhiễm bệnh hoặc sự rảnh rỗi khi ở trong nhà cả ngày trong nhiều tháng. Theo Janz and Becker (1984), hành vi của con người thay đổi để tìm kiếm các lợi ích khi có những tác động đủ mạnh vào thái độ của họ. Điều này đã được chứng minh trong nghiên cứu của (Arora and Aggarwal, 2018) và của

(Acheampong and Siiba, 2020) về việc ảnh hưởng nhận thức lợi ích đến thái độ đối với các hành vi nhất định. Do đó, chúng tơi giả thuyết rằng:

H10: Nhận thức lợi ích tập luyện thể thao tại nhà có tác động cùng chiều đến thái độ đối với hoạt động online workout.

Bên cạnh đó, thái độ của sinh viên đối với hoạt động tập luyện online work- out ln là tích cực nếu tất cả mọi sinh viên nhận thấy các lợi ích tập luyện thể thao để nâng cao sức khỏe. Điều này vừa phục vụ cho việc cải thiện sức khỏe, tăng cường cơ bắp, và gia tăng sức đề kháng cho cơ thể (). Lợi ích từ việc tập luyện thể thao tại nhà khơng chỉ giúp ích cho cá nhân sinh viên mà cịn giúp nâng cao sức đề kháng cho toàn xã hội, giảm tỷ lệ biến chứng nặng trong trường hợp sinh viên bị nhiễm virus Sar-CoV-2. Điều này mang đến những lợi ích to lớn hơn là giảm áp lực cho lực lượng y tế khi dịch bệnh bùng phát (), xã hội có thể dành các nguồn lực để chăm lo cho các đối tượng yếu thế hơn như người già, người có bệnh nền, hoặc các đối tượng yếu thế khác. Tuy nhiên, nhận thức lợi ích của việc tập luyện thể thao là một sự khác biệt đáng kể giữa các cá nhân (). Mặc dù, nhận thức lợi ích là hiển nhiên và rõ ràng nhưng khơng phải tất cả mọi sinh viên đều có sự nhận thức như nhau về hoạt động tập luyện thể thao. Hơn nữa, tập luyện thể thao tại nhà có những sự khó khăn nhất định và địi hỏi một sự nỗ lực để bắt đầu hành trình tập luyện của mỗi người. Mơ hình HBM được dùng trong nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra, nhận thức hoạt động bảo vệ sức khỏe đóng vai trị quan trọng trong ý định thực hiện hoạt động rèn luyện và bảo vệ sức khỏe của cá nhân (Biddle and Nigg, 2000; Gill and Sullivan, 2011; Roth et al., 2019; Wu, Feng and Sun, 2020; Kaushal et al., 2021).

Benefit Perception trong mơ hình HBM được xem là có vai trị tương tự như biến Attitude toward the TPB (Kaushal et al., 2021) và biến này cũng được Hagger et al. (2016) chứng minh là có tác động mạnh mẽ đến ý định tập thể dục. Do đó, chúng tơi cho rằng việc nhận thức lợi ích của phần lớn sinh viên có thể có tác động cùng chiều đến thái độ tập luyện thể thao của họ.

H11: Thái đội đối với hoạt động workout có tác động tích cực đến ý định tham gia hoạt động online workout tại nhà của sinh viên.

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu Những yếu tố ảnh hưởng đến ý định rèn thể thao của sinh viên các trường đại học ở thành phố hồ chí minh (Trang 40 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)