4. Conclusion and Implications
4.3 Phân tích kết quả khảo sát
Thủ tục, tính hợp lệ và độ tin cậy của mơ hình đo lƣờng
Mơ hình và giả thuyết được trình bày đã được kiểm tra bằng cách sử dụng PLS để giám sát và kiểm sốt q trình. Mơ hình đo lường được xác nhận bằng cách đánh giá độ tin cậy của các chỉ số riêng lẻ thông qua tải của chúng ở bảng 4.2, cũng như tính nhất quán bên trong, hiệu lực hội tụ và phân biệt đối xử như bảng 4.3. Cần lưu ý rằng một số hạng mục trong một số cấu trúc nhất định đã phải được loại bỏ khỏi mơ hình đo lường vì tính đa đối đồng.
Bảng 4.2. Mơ hình đo lường tải trọng bên ngồi.
Factors and Items Standard loadings
ATT1 0.939 ATT2 0.944 ATT3 0.938 ATT4 0.890 BEPER1 0.947 BEPER2 0.946 BEPER3 0.947 PBC1 0.879 PBC2 0.889 PBC3 0.843
Factors and Items Standard loadings PBC4 0.885 SARRISK1 0.905 SARRISK2 0.879 SARRISK3 0.864 SJN1 0.912 SJN2 0.924 SJN3 0.906 SJN4 0.904 OWI1 0.917 OWI2 0.877 OWI3 0.924 OWI4 0.955
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu
Bảng 4.3. Tính nhất quán bên trong, tính hợp lệ hội tụ và tính hợp lệ phân biệt đối xử của mơ hình đo lường.
Reliability and Validity Fornell-Larcker Criterion
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu
Ƣớc tính và đánh giá mơ hình kết cấu
Liên quan đến tính nhất quán bên trong và tính hợp lệ hội tụ như Bảng 4.3, độ tin cậy tổng hợp vượt quá. Nunnally và Bernstein (1994) đề xuất giá trị 0,7 như một tiêu chuẩn đầy đủ cho độ tin cậy hợp lý. Tất cả đều được chấp nhận.
Về tính hợp lệ hội tụ, bằng cách khắc phục sự cắt giảm 0,5, tất cả các cấu trúc đáp ứng tiêu chuẩn AVE trung bình theo khuyến nghị của Fornell và Larcker (1981); nghĩa là, mỗi cấu trúc giải thích ít nhất 50 phần trăm phương sai của các chỉ số được chỉ định. Tiêu chí về tính hợp lệ phân biệt đối xử cũng được đáp ứng, vì căn bậc hai của phương sai giữa cấu trúc và các chỉ số của nó (AVE) được hiển thị trong các giá trị đường chéo chính lớn hơn mối tương quan giữa mỗi cấu trúc và bất kỳ cấu trúc nào khác (phần còn lại của ma trận). ATT 0.961 0.861 0.928 BEPER 0.963 0.896 0.784 0.946 SARRISK 0.914 0.780 0.454 0.554 0.883 SJN 0.952 0.831 0.803 0.766 0.404 0.912 PBC 0.928 0.765 0.813 0.750 0.349 0.756 0.874 OWI 0.956 0.844 0.746 0.604 0.254 0.678 0.811 0.918
Hình 4.1: Mơ hình kết cấu và đo lường
Qua Hình 4.1 thể hiện ước tính và xác nhận của mơ hình cấu trúc. Sau khi xác nhận khơng có đa cộng tuyến (VIF <5 đối với tất cả các chỉ số), quy trình khởi động 5000 mẫu đã được thực hiện để ước tính các tham số; chúng đều quan trọng trong mọi trường hợp (p <0,05) ngoại trừ hướng giữa các tham số
Kiểm tra giả thuyết
Bảng 4.4. Phân tích đường dẫn
Path Beta SE t value P-value
ATT -> OWI 0.227 0.089 2.539 0.011
BEPER -> ATT 0.251 0.074 3.419 0.001
Path Beta SE t value P-value SARRISK -> SJN 0.404 0.085 4.740 0.000 SARRISK -> PBC 0.349 0.081 4.337 0.000 SJN -> ATT 0.322 0.072 4.478 0.000 SJN -> BEPER 0.376 0.068 5.498 0.000 SJN -> OWI 0.052 0.078 0.664 0.507 PBC -> ATT 0.381 0.074 5.136 0.000 PBC -> BEPER 0.370 0.064 5.781 0.000 PBC -> OWI 0.588 0.100 5.857 0.000
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu
Ý định thu hút nhóm sinh viên đại học tập thể dục trực tuyến của những người được hỏi có ảnh hưởng tích cực trong bảng 4.4 trên cả hai yếu tố (β = 0,227, 0,588; p <0,05) và không ảnh hưởng đến một yếu tố (β = 0,052, bị từ chối do đến giá trị P lớn hơn 0,05). Vì mười đường dẫn có ý nghĩa thống kê, các giả thuyết này có thể được chấp nhận với giá trị P là 0,05. Mối quan hệ giữa SJN và OWI không được chấp nhận vì giá trị P lớn hơn 0,05.
Tập luyện sức khỏe đóng góp vai trò to lớn đối với thanh thiếu niên vì nó góp phần cải thiện sức khỏe, hình thể, và năng lực tư duy, học tập của mỗi cá nhân. Các nghiên cứu trước đây chưa quan tâm đến việc khích lệ rèn luyện thể thao trong điều kiện xã hội diễn ra các biến động như thiên tai, đại dịch. Nghiên cứu này cho thấy, nhận thức rủi ro trong điều kiện dịch bệnh lan rộng thúc đẩy sự nhận thức về khả năng thực hiện hành vi, sự nhận thức về lợi ích thực hiện, và ngay cả đến những tác nhân xung quanh một cá nhân. Từ đó, nhận thức rủi ro tác động một cách gián tiếp đến Thái độ thực hiện hành vi và Ý định thực hiện hành vi của chủ thể. Do đó, nghiên cứu này của chúng tôi quan trọng đối với hoạt động tập thể dục khi xã hội
phải dãn cách xã hội để ngăn chặn dịch bệnh. Nghiên cứu của chúng tôi tiếp tục khẳng định, mơ hình TPB là phù hợp với việc nghiên cứu hành vi ý định của hoạt động rèn luyện sức khỏe. Điều này phù hợp với khẳng định trong nhiều nghiên cứu trước đây (i.e. Courneya et al., 1999; Wing Kwan, Bray and Martin Ginis, 2009;
Tan, Sia and Tang, 2020; Sur, Jung and Shapiro, 2021). Trong đó, PBC có tác động mạnh mẽ nhất đến OWI (58.8%) với P-Value rất nhỏ. Thái độ với hành vi tập thể dục ảnh hưởng ở mức 22.7% (P-Value=0.011). SJN có tác động yếu đến OWI và khơng có ý nghĩa thống kê. Điều này phù hợp với lý giải trong nghiên cứu của (Boudewyns, 2013) về việc các tác động của SJN, ATT, PBC lên ý định là rất khác nhau (mức độ tác động của ba biến này phụ thuộc vào bối cảnh của hành vi, đồng thời sự tác động của hai yếu tố SJN và ATT bị tri phối bởi mức độ tác động của PBC lên ý định hành vi). Một nghiên cứu khác về hành vi tập thể dục của những người disabilities của Sur, Jung and Shapiro (2021) cũng có kết quả nghiên cứu khá tương đồng với kết quả của chúng tôi. Trong nghiên cứu đó, các biến Thái độ, Nhận thức kiểm sốt hành vi có tác động mạnh mẽ một cách có ý nghĩa thống kê tới biến ý định tập thể thao. Ngược lại, biến chuẩn chủ quan của nghiên cứu đó có tác động rất yếu và khơng có ý nghĩa thống kê đến ý định tập luyện thể thao của những người tàn tật. Những kết quả tương tự về việc tác động yếu hơn của SJN đến các hành vi liên quan đến sức khỏe khác so với ATT và PBC cũng đã được khẳng định từ những nghiên cứu rất lâu về trước (Godin and Kok, 1996; Hagger, Chatzisarantis and Biddle, 2002). Tuy nhiên, nghiên cứu của Trost, Saunders and Ward (2002) cho thấy cả hai biến ATT, SJN đều có tác động có ý nghĩa thống kê đến ý định tập thể dục, nhưng biến PBC thì ngược lại, khơng có tác động đến ý định tập thể dục của học sinh. Nghiên cứu này lý giải điều này là do mẫu thu thập tập trung trên những người trẻ tuổi. Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trên các sinh viên đại học, cũng được xem là những người trẻ tuổi, nhưng có kết quả khơng giống nghiên cứu này. Điều này có thể cho thấy, ảnh hưởng của giãn cách xã hội có làm thay đổi mức độ tác động của các biến trong mơ hình TPB đến biến phụ thuộc nhưng vẫn tương đồng với phần lớn kết quả của các nghiên cứu trước đây.
Bên cạnh đó, Chuẩn chủ quan không phụ thuộc vào biến phụ thuộc bởi nghiên cứu được thực hiện trong thời kỳ giãn cách xã hội, hầu hết các đối tượng khảo sát đều bị giãn cách xã hội hạn chế việc giao tiếp với xung quanh (người thân, bạn bè...). Bên cạnh đó, lực lượng sinh viên ở thành phố có thể có tỷ lệ lớn là sinh viên ngoại tỉnh, vì vậy nên có thể đây là lý do khiến Chuẩn chủ quan không tác động vào ý định tập luyện thể thao online trong nghiên cứu này.
Trong nghiên cứu này, SARRISK có tác động cùng chiều một cách có ý nghĩa thống kê đến tất cả ba biến BEPER, SJN, and PBC (beta=.272; .404; .349, accordingly). Điều đó chứng tỏ, SARRISK tham gia vào mơ hình TPB như là các biến mở rộng của mơ hình này và đã chứng minh được tính hữu hiệu của nó trong nhiều nghiên cứu trước đây (E.g. Savari and Gharechaee, 2020). Kết quả nghiên cứu cho thấy nhận thức rủi ro đã kích hoạt ý thức về lợi ích của việc gia tăng sự chăm lo sức khỏe của bản thân sinh viên. Việc tác động của SARRISK lên BEPER phù hợp với nghiên cứu của Yue et al. (2021), nghiên cứu đã chỉ ra việc tác động
của nỗi lo sợ sự nguy hiểm của dịch bệnh lên lợi ích của việc tuân thủ các chính sách y tế của chính phủ. Đặc biệt, sinh viên là lực lượng được xem là có thu nhập hạn hẹp ở các quốc gia đang phát triển như ở Việt Nam. Đây được xem là lực lượng có nguồn lực tài chính yếu ớt phục vụ cho các hoạt động giải trí và chăm sóc sức khỏe. Vì vậy, việc lo sợ nguy cơ bệnh tật thúc đẩy mạnh mẽ nhận thức lợi ích của việc tập luyện thể thao một cách tiết kiệm. Giải pháp đối phó với việc giãn cách xã hội do dịch bệnh và tìm kiếm một phương án tập luyện tiết kiệm đã thúc đẩy việc nhận thức lợi ích đối với hoạt động thể thao online của các sinh viên này. Đồng thời, các trường đại học của Việt Nam thường tập trung ở các thành phố lớn. Sinh viên ở các tỉnh phải rời gia đình, di chuyển và lưu trú tại các thành phố lớn để học tập. Họ, đồng thời, phải xa gia đình, người thân, và bạn bè từ thời phổ thông để đến các thành phố học tập. Dịch bệnh bùng phát ở các thành phố lớn thúc đẩy sự lo lắng của người thân của các sinh viên. Những người thân quen của các sinh viên có xu hướng tác động đến sinh viên về nỗi lo sợ dịch bệnh và gia tăng sự đề phòng, bảo vệ sức khỏe. Điều này cho thấy, kết quả của nghiên cứu phù hợp với kết luận của các nghiên cứu trước đây rằng ảnh hưởng của ngoại cảnh tác động lên những chuẩn
mục xã hội (i.e. Carter et al., 2014). Tuy nhiên, nghiên cứu này của chúng tôi, như đã thảo luận ở trên, cho thấy rằng biến chuẩn chủ quan lại không tác động vào ý định tập luyện thể thao online của sinh viên. Điều này đồng nghĩa với việc, dù cho các tác động của người thân đến sinh viên về việc nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe trong thời kỳ đại dịch nhưng nếu sinh viên khơng có thái độ tích cực với hoạt động tập luyện thể thao và họ không đủ các phương tiện để tập luyện thì tác động của người thân cũng không đủ mạnh thúc đẩy ý định tập luyện của họ. Mặt khác, việc SARRISK tác động mạnh mẽ lên nhận thức kiểm soát hành vi ám chỉ rằng trong điều kiện giãn cách xã hội và sự lo sợ lây lan dịch bệnh đã kích hoạt tư duy kiểm soát hành vi khi nguồn lực bị giới hạn. Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Shi and Kim (2019) rằng nhận thức rủi ro tương tác với hiệu quả của bản thân để ảnh hưởng đến ý định hành vi. Mặc dù lo sợ dịch bệnh nhưng bản chất của sinh viên trẻ là năng động và khơng chấp nhận sự gị bó nên họ nảy sinh các nhận thức về các điều kiện xung quanh mình để tìm kiếm các hoạt động nâng cao thể lực khi lệnh giãn cách được áp đặt bởi chính phủ. Việc nhận thức các rủi ro do dịch bệnh còn thúc đẩy các sinh viên nỗ lực tìm kiếm các điều kiện hỗ trợ hoạt động phù hợp và có hiệu suất. Như đã dự đoán từ giả thuyết H3, SARRISK tác động khá mạnh mẽ lên biến nhận thức lợi ích về việc tập thể dục. Điều này cho thấy, nhận thức về rủi ro do dịch bệnh khiến sinh viên lo lắng về sức khỏe và suy nghĩ cách thức để tăng cao sức khỏe bản thân, phòng vệ với các rủi ro của dịch bệnh. Điều này phù hợp với các kết quả trong nghiên cứu của (Bae and Chang, 2021; Geng et al.,
2021; Yue et al., 2021) về việc ảnh hưởng của nhận thức về rủi ro dịch bệnh lên nhận thức, thái độ, và hành vi của các cá nhân trong xã hội.
Một kết quả đáng quan tâm là biến Nhận thức lợi ích của việc tập luyện thể thao đã làm tăng Thái độ đối việc tập luyện thể thao của sinh viên. Điều này phù hợp với nghiên cứu của các nghiên cứu trước đây về việc thái độ thực hiện hành vi bị tác động bởi nhận thức lợi ích của việc thực hiện hành vi (Arora and Aggarwal, 2018; Acheampong and Siiba, 2020). Nhận thức về lợi ích của việc nâng cao sức khỏe và thể lực trong thời kỳ dịch bệnh là vấn đề không chỉ xuất phát tự nội tại suy nghĩ của chính sinh viên mà cịn xuất phát từ các lời kêu gọi từ các tổ chức ý tế và
các nhà làm chính sách về bảo vệ sức khỏe. Nó giúp nâng cao ý thức tự bảo vệ mình của người dân trước nguy cơ dịch bệnh và góp phần làm giảm áp lực lên hệ thống y tế công cộng.
Trong nghiên cứu này, cả PBC và SJN đều có tác động cùng chiều có ý nghĩa thống kê đến BEFER và ATT. Điều này cho thấy, cả việc nhận thức các điều kiện để thực hiện hành vi và sự tác động của người thân, bạn bè đều góp phần làm tăng nhận thực lợi ích về việc tập luyện thể thao online của sinh viên và Thái độ tích cực của sinh viên đối với OWI. Các thơng tin tích cực từ người thân và bạn bè về hoạt động tập luyện thể thao online là động lực thay đổi thái độ của sinh viên và nó cịn giúp gia tăng các mối quan hệ của sinh viên với những người khác trong điều kiện xã hội giãn cách và mọi người không thể gặp mặt nhau. Khi nhận được các thơng tin xã hội tích cực, sinh viên sẽ có thái độ tích cực hơn với việc tập thể thao online và gián tiếp thúc đẩy ý định tập luyện thể thao của họ. Điều này phù hợp với nghiên cứu của Wood (2000) cho rằng thái độ của con người bị thay đổi bởi nguồn thông tin và q trình xử lý. Bên cạnh đó, nhận thức kiểm sốt hành vi có tác động cùng chiều với nhận thức lợi ích và thái độ của sinh viên với việc tập thể dục. Những điều kiện vật chất đầy đủ góp phần thúc đẩy động lực tập luyện thể dục online của sinh viên và giúp sinh viên nhận thấy các lới ích của việc giãn cách xã hội. Xã hội giãn cách thì nhiều hoạt động phải dừng lại, sinh viên có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn. Tập luyện thể thao online tại nhà giúp thúc đẩy sự phát triển của cơ bắp và sức đề kháng. Ngồi ra, đầy đủ điều kiện có thể thúc đẩy thái độ tích cực của sinh viên về việc cải tiến vẻ đẹp hình thể. Từ đó, sự tích cực của giãn cách xã hội là góp phần thúc đẩy thái độ tích cực với việc tập thể thao và ý định tập thể thao của sinh viên.