Tăng cường kiểm tra công tác giám sát các khoản vay

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại các ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Đồng Tháp (Trang 82)

3.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng các hoạt động tín dụng

3.2.2.6. Tăng cường kiểm tra công tác giám sát các khoản vay

Kiểm tra sử dụng vốn vay của khách hàng là điều kiện cần thiết để phòng ngừa và ngăn chặn rủi ro tín dụng. Kiểm tra chặt chẽ thường xuyên sẽ giúp ngân hàng phát hiện ra các sai phạm của khách hàng như sử dụng vốn sai mục đích, hoạt động kinh doanh khơng hiệu quả, hoặc có nguy cơ lừa đảo. Đồng thời nếu kiểm tra sau cho vay tốt sẽ giúp ngân hàng nắm bắt những vấn để trong q trình sử dụng vốn của KH qua đó có các biện pháp để đối phó kịp thời.

3.2.2.7. Nâng cao chất lượng cơng tác kiểm tra kiểm sốt nội bộ.

Cần nâng cao chất lượng kiểm tra, kiểm sốt của Phịng kiểm tra kiểm sốt nội bộ tại chi nhánh đối với hoạt động tín dụng của chi nhánh. Ngồi việc kiểm tra theo đề cương kiểm tra của Ban kiểm tra, kiểm soát nội bộ của Agribank việt Nam, hoặc do chỉ đạo của ngành, công việc kiểm tra phải bất thường, đột xuất khi có thơng tin nghi ngờ. Phải nhận thức được việc kiểm tra, kiểm sốt nội bộ nhằm đảm bảo cho hoạt động tín dụng an tồn hơn, hiệu quả hơn chứ khơng mang tính cản trở,

gây khó khăn cho hoạt động tín dụng. Vì thế cán bộ, lãnh đạo nhân viên chi nhánh phải tạo điều kiện thuận lợi cho Phịng kiểm tra kiểm sốt nội bộ tại chi nhánh hoàn thành nhiệm vụ nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh

3.2.2.8. Phân nhóm nợ, xử lý nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro

Việc hạch tốn phân nhóm nợ trên cơ sở định lượng và định tính phải kịp thời, và phản ánh đúng tình hình thực tế chất lượng tín dụng tại đơn vị. Làm tốt việc này có tác dụng:

- Giúp cho lãnh đạo quản lý được tình hình kênh tín dụng tại đơn vị mình

- Chủ động phối hợp với các phòng nội bộ, các ngành, các cấp tại địa phương đồng tình ủng hộ ngân hàng xử lý nợ xấu.

- Là cơ sở để đánh giá năng lực tín dụng, cán bộ thẩm định về hiệu quả cơng tác.

Đối với nợ xấu từ nhóm 3 đến nhóm 5 phải chủ động phân tích từng khoản vay để biết được những thuận lợi, khó khăn trong việc thu hồi nợ và cuối cùng nếu khách hàng khơng có khả năng tài chính hoặc thiếu thiện chí trả nợ thì tổ chức phát mãi, bán đấu giá để thu hồi nợ, gốc và lãi.

Chuyển nợ xấu từ hạch toán nội bảng sang nợ được xử lý rủi ro từ quỹ dự phòng của đơn vị. Việc này phải làm hết sức nghiêm túc, chỉ thực hiện sau khi đã dùng hết mọi biện pháp thu hồi nợ nhưng chưa thu được hoặc chưa đủ như: không bán được tài sản do khơng có người mua, hoặc bán được nhưng thu không đủ. Trong thực tế, ở một số nơi đã phát sinh tiêu cực như nợ cho vay người thân, cán bộ tín dụng vay ké, hùn hạp làm ăn… đã đề nghị trích quỹ dự phịng xử lý rủi ro hạch tốn ngoại bảng, và từ đó coi như đã xử lý xong nợ, không quan tâm đến thu hồi.

Thu nợ đã xử lý rủi ro tuy đã hạch tốn ngoại bảng nhưng phải ln đặt trách nhiệm thu hồi nợ đối với những cán bộ tín dụng, thẩm định và lãnh đạo phòng, đơn vị liên quan đến khoản vay này. Hàng quý, năm phải giao chỉ tiêu cụ thể về thu nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro cho từng CBTD.

Triển khai thực hiện quyết liệt các biện pháp để nâng cao chất lượng tín dụng, xử lý, thu hồi nợ xấu, đảm bào thực hiện được kế hoạch nợ xấu đã được Hội

đồng thành viên giao. Đối với các KH nếu có dấu hiệu gặp khó khăn, chi nhánh cần chủ động tiếp cận, phối hợp với KH để tiến hành rà sốt, đánh giá tình hình hoạt động, khả năng trả nợ của KH, và cùng KH tìm ra giải pháp xử lý phù hợp. Đây là một động thái nhằm nâng cao uy tín cũng như tạo sự gán bó giữa KH với Agribank. Có biện pháp giải quyết nợ vay phù hợp với từng trường hợp cụ thể bị ảnh hưởng bởi thiên tai lũ lụt (như gia hạn, điều chỉnh nợ…) theo quy định hiện hành.Giải quyết cho vay đối với KH bị thiệt hại do bão, lũ lụt có nhu cầu vay vốn mua nguyên, nhiên vật liệu, vật tư… để tái tạo, phục hồi sản xuất theo quy định của Agribank VN

Thực hiện trích đúng, đủ quỹ dự phịng rủi ro và xử lý RRTD theo quy định hiện hành.

3.2.2.9. Chú trọng công tác chấm điểm khách hàng

Việc chấm điểm khách hàng để quyết định cho vay phải được chú trọng hơn. Để đảm bảo chất lượng tín dụng của khoản tín dụng cấp cho khách hàng, trước khi cho vay, cần đánh giá kỹ lưỡng về khách hàng với tình hình hiện tại và phát triển trong tương lai, đánh giá khả năng trả nợ vay của khách hàng, trên cơ sở đó đưa ra quyết định cho vay chính xác. Do đó NH cần đẩy mạnh cơng tác phân tích tài chính và xếp loại KH. Định kỳ 3, 6 tháng hoặc 1 năm chi nhánh cần tiến hành đánh giá tình hình trả nợ gốc và lãi của KH dựa trên nguồn thông tin thu thập được theo quy định của Agribank VN. Hiện nay chi nhánh đã áp dụng việc chấm điểm phân loại KH trước khi cho vay, tuy nhiên công việc này chưa được chú trọng. Theo văn bản số 4856/NHNo-XLRR của Trung tâm phòng ngừa và Xử lý rủi ro Về thông tin cảnh báo nợ xấu, nợ tiềm ẩn rủi ro tín dụng tháng 6/2013 yêu cầu các chi nhánh thực hiện nghiêm túc việc chấm điểm, xếp hạng khách hàng, kiểm tra, rà soát, thu thập và nhập báo cáo tài chính của năm 2012 của những KH thì Agribank Đồng Tháp có 90 KH chưa cập nhật Báo cáo tài chính vào hệ thống IPCAS và 20 KH cá nhân chưa chấm điểm XHTD

Vì thế, chi nhánh cần chú trọng và có sự đánh giá nghiêm túc và chính xác hơn trong việc chấm điểm, phân loại khách hàng để chọn lọc được khách hàng tốt,

loại bỏ những khách hàng yếu kém ngăn ngừa rủi ro về sau cho NH. Do đó cần phải thường xun rà sốt, chấm điểm và phân loại KH theo định kỳ hoặc đột xuất khi có sự biến động của thị trường hay chính bản thân khách hàng. Điều này giúp NH nắm bắt được năng lực của KH ở từng giai đoạn trong suốt q trình vay vốn để từ đó có những giải pháp điều chỉnh, can thiệp phù hợp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro. Thực hiện nghiêm túc quy định chấm điểm, xếp hạng khách hàng trên hệ thống XHTD nội bộ, kiểm tra, rà soát việc chấm điểm các chỉ tiêu đảm bảo logic giữa các chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính của khách hàng. Thường xuyên chủ động theo dõi biến động nhóm nợ, cảnh báo chuyển nhóm nợ để đưa ra các biện pháp xử lý hạn chế nợ xấu phát sinh tại chi nhánh.

3.2.2.10. Đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng

Nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng và nâng cao sự hài lòng của khách hàng, một trong những giải pháp quan trọng đối với các NHTM là cần thiết phải đưa ra nhiều sản phẩm tín dụng đáp ứng được càng nhiều nhu cầu đa dạng của khách hàng. Bên cạnh những hình thức cho vay thơng thường, ngân hàng cần đẩy mạnh cho vay chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá, cho vay đồng tài trợ, cho vay sinh hoạt, tiêu dùng… và các loại hình tín dụng khác phù hợp với yêu cầu khách quan của nền kinh tế hiện nay. Vì thế, cần đa dạng hóa sản phẩm tín dụng cung cấp trên thị trường theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ truyền thống và phát triển dịch vụ mới.

3.2.2.11. Mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng

Sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM sẽ thuận lợi cho người thừa vốn, và thiếu vốn (tăng lãi suất tiền gửi và giảm lãi suất cho vay để thu hút khách hàng) đồng thời kết quả kinh doanh của NH giảm thấp do chênh lệch giữa lãi suất cho vay và huy động ngày càng thu hẹp. Để bù đắp các khoản chi phí quản lý và có lợi nhuận bắt buộc các NHTM phải tăng khối lượng tín dụng là một tất yếu.

Đẩy mạnh tăng trưởng dư nợ trên cơ sở đảm bảo an tồn vốn tín dụng, thơng qua tiếp cận lựa chọn cấp tín dụng đối với khách hàng truyền thống, có tín nhiệm, khách hàng mới, có năng lực tài chính lành mạnh, có dự án đầu tư, phương án sản

xuất kinh doanh khả thi, có hiệu quả, khách hàng thuộc các lĩnh vực, đối tượng được ưu tiên . Tăng trưởng tín dụng kết hợp với việc phát triển các sản phẩm dịch vụ mới để đa dạng hóa nguồn thu và hoạt động của chi nhánh thơng qua việc cung cấp gói sản phẩm gắn với sản phẩm dịch vụ ngân hàng, đảm bảo an toàn vốn.

Việc mở rộng tín dụng cũng là thách thức với nâng cao chất lượng tín dụng. Khi đã quan tâm đến mở rộng tín dụng thì vấn đề xem xét các điều kiện cho vay có thể “thống” hơn so với thắt chặt tín dụng. Vì khi các NHTM đã “tranh giành” nhau khách hàng thì yếu tố rủi ro tín dụng sẽ tăng lên. Vừa mở rộng, vừa nâng cao chất lượng tín dụng trong điều kiện cạnh tranh là một việc làm khó, cần cân nhắc sự hài hòa giữa hai mục tiêu này để có mức tăng trưởng và tỷ lệ rủi ro hợp lý, cho phép đạt kết quả lợi nhuận tối ưu.

3.2.2.12. Chính sách nhân sự

Chế độ tiền lương khen thưởng cho CBTD

Đây là yếu tố quan trọng bậc nhất, nó tác động trực tiếp đến chất lượng tín dụng của đơn vị. Vì vậy Agribank Đồng Tháp có thể chi trả lương cho CBTD theo khối lượng, chất lượng mà CBTD thực hiện được.

Để có cơ sở đánh giá chất lượng hiệu quả công việc của từng cán bộ tín dụng, chúng ta có thể đưa vào một số tiêu chí cơ bản sau đây: Khoán tổng quỹ lương kinh doanh cho tập thể phịng Tín dụng; Tăng dư nợ của từng cán bộ phụ trách (bao gồm nợ hạch tốn nội bảng từ nhóm 1 đến nhóm 5 và nợ đã xử lý rủi ro hạch toán ;

Đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, xếp loại thi đua hàng năm cho CBTD, cán bộ thẩm định. Xem xét, quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm các cán bộ có năng lực và kinh nghiệm tốt.

Hiện nay Agribank đang sử dụng chương trình giao dịch hiện đại IPCAS, có đầy đủ điều kiện để quản lý dư nợ theo từng cán bộ tín dụng và dư nợ qua thẩm định (ví dụ thẩm định món 5 tỷ đồng trở lên thì chương trình cho phép liệt kê các khoản vay này). Tùy theo từng thời điểm, từng năm ưu tiên tăng trưởng dư nợ hay chất lượng tín dụng hoặc hiệu quả cho vay để chúng ta quy định mức điểm đánh giá

công việc của CBTD cho phù hợp (ưu tiên tiêu chí nào thì tăng điểm tiêu chí đó để khuyến khích cán bộ thực hiện).

Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên

Đối với ngành dịch vụ như tín dụng, con người được xem là yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định chất lượng dịch vụ. Vì thế, việc nâng cao năng lực, trình độ cũng như khả năng phục vụ khách hàng của cán bộ tín dụng và nhân viên Ngân hàng nói chung được xem là một trong những chiến lược khơng thể thiếu trong q trình phát triển và hội nhập

Bên cạnh xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình phát triển kinh tế và xu hướng hội nhập, Agribank Đồng Tháp phải xây dựng chiến lược nguồn nhân lực tốt. Nguồn nhân lực với tuổi đời trung bình cao, trình độ khơng đồng đều là vấn đề nan giải của chính sách nhân sự Agribank. Chi nhánh cần sắp xếp lại nhân sự theo hướng bố trí cán bộ trẻ, năng lực đảm nhận giao dịch trực tiếp với khách hàng

Có chương trình đào tạo, bồi dưỡng định kỳ cho giao dịch viên, nhất là kỹ năng giao tiếp và sản phẩm mới. Việc tuyển dụng mới và đưa đi đào tạo bậc cao cũng là công việc cấp thiết và lâu dài của Agribank để đạt được mục tiêu đề ra.

Xây dựng môi trường làm việc tích cực và chính sách đãi ngộ xứng đáng là vấn đề cần xem xét của các NHTM như Agribank. Chế độ lương và thưởng cần có sự cải tiến để giữ chân người lao động.

Thành lập bộ phận chăm sóc khách hàng trực thuộc phòng dịch vụ khách hàng, với chức năng chính là tiếp nhận và trả lời ý kiến thắc mắc của khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng thông qua tổng đài hotline, thư điện tử và thư góp ý.

Nâng cao trình độ chun mơn của nhân viên: cần chú trọng ngay từ công tác tuyển dụng, đào tạo và bố trí nhân viên hợp lý, đặc biệt là nhân viên trực tiếp tiếp xúc với khách hàng; Tổ chức các khóa học tập trung, trực tuyến để đào tạo nhân viên về chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ cũng như các kỹ năng cần thiết.

Định kỳ tổ chức các đợt kiểm tra có giám sát chặt chẽ về trình độ của nhân viên để phát hiện ra những nhân viên nào có trình độ chưa đạt thì tập trung đào tạo để tránh xảy ra sai sót trong q trình thao tác nghiệp vụ.

Xây dựng đội ngũ nhân sự vững mạnh. Để nâng cao sự nhiệt tình năng nổ của nhân viên giao dịch, ngân hàng nên thiết lập các chỉ tiêu và công cụ đo lường thành quả làm việc gắn liền với lợi ích mang lại cho nhân viên không chỉ thể hiện ở dư nợ tín dụng và số dư tiền gửi. Quy trình phục vụ khách hàng cũng cần được thiết lập chặt chẽ tránh các khe hở nhũng nhiễu khách hàng. Để làm được điều này, ngân hàng nên có hai chính sách: thu nhập hợp lý và xử lý kỷ luật nếu có sai phạm xảy ra. Nếu cả hai chính sách trên được thực thi hợp lý thì chắc chắn nhân viên NH sẽ làm việc hiệu quả hơn trong cơng tác chăm sóc khách hàng.

3.2.2.13. Nâng cao chất lượng công nghệ, cơ sở vật chất của ngân hàng

Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại nhằm phục vụ phát triển kinh doanh dịch vụ. Tăng cường đầu tư phát triển hệ thống các kênh giao dịch và thanh toán mà Agribank đã triển khai như: hệ thống ngân hàng điện tử, Internet Banking/Mobile Banking, thực hiện các dự án kết nối thẻ, mạng lưới máy POS,… đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của thị trường

Có cơ chế, chiến lược đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, liên kết thơng tin để khai thác, phục vụ tốt cho hoạt động quản lý

Cần phải tăng cường công tác đào tạo nhằm nâng cao trình độ cho cán bộ phụ trách lĩnh vực công nghệ thông tin

- Sử dụng mạng thông tin nội bộ như một bản tin hàng ngày khi đăng tải những tình huống khó xử trong q trình giao tiếp với khách hàng cùng cách giải quyết để các nhân viên khác rút kinh nghiệm hoặc đóng góp ý kiến về cách xử lý.

- Cải thiện môi trường làm việc cho nhân viên: Cung cấp đầy đủ máy móc thiết bị nhằm phục vụ cho nhu cầu làm việc của nhân viên

- Đầu tư nâng cấp máy móc thiết bị hiện đại nhằm giảm thời gian giao dịch và nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên.

- Phát huy lợi thế của mạng internet, xây dựng website của riêng Agribank Đồng Tháp, có hướng dẫn tỉ mỉ, rõ ràng về các sản phẩm tín dụng và thủ tục, lãi suất, các mẫu biểu giấy tờ cần thiết. Qua đó khách hàng có thể tải về và hoàn chỉnh các mẫu biểu, thủ tục quy định trước khi đến ngân hàng giao dịch

- Ngoài việc phát triển thêm chi nhánh, phòng giao dịch mới, cần sớm xây dựng, cải tạo, sửa chữa các phịng giao dịch hiện có đồng bộ theo mơ hình hiện đại, thân thiện với khách hàng, trang thiết bị, hình ảnh nội và ngoại thất theo những tiêu chí của hệ thống bộ nhận diện thương hiệu Agribank.

3.2.3. Một số giải pháp khác

Thường xuyên tổ chức giao ban tín dụng để đánh giá chất lượng tín dụng và

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại các ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Đồng Tháp (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(137 trang)
w