Định hƣớng cho sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại VPBank trong

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thịnh vượng (Trang 78 - 80)

6. Kết cấu luận văn

3.1. Định hƣớng cho sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại VPBank trong

Trong thời gian gần đây các NHTM Việt Nam đang tích cực nâng cao tính cạnh tranh và khai thác tối đa các cơ hội từ thị trường mang lại. Thách thức lớn nhất ở mảng này là việc áp lực cạnh tranh gia tăng ngay càng cao giữa các NHTM trong nước với các ngân hàng nước ngồi. Bên cạnh đó tâm lý, thị hiếu và nhu cầu của khách hàng ngày càng trở nên đa dạng, đòi hỏi cao hơn nhất là từ khi Việt Nam mở cửa hội nhập.

Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, cũng như kinh nghiệm triển khai thành công các công nghệ ngân hàng hiện đại của các NH trên thế giới; các NHTM Việt Nam đã bắt đầu cho ra các dịch vụ Ngân hàng điện tử thông qua mạng lưới viễn thông và internet. Dịch vụ Ngân hàng điện tử đã làm thay đổi hoàn toàn mối quan hệ giữa người sử dụng dịch vụ và ngân hàng. Trước đây, khách hàng phải đến giao dịch trực tiếp với nhân viên ngân hàng, thì nay họ có thể thực hiện rất nhiều giao dịch với ngân hàng từ xa, mang lại tiện ích và giảm chi phí cho khách hàng. Tuy nhiên việc phát triển Ngân hàng điện tử cũng đòi hỏi các Ngân hàng phải đầu tư lớn về cơng nghệ, nhân lực, khả năng kiểm sốt, bảo mật và các chiến lược truyền thông tuyên truyền tới khách hàng.

Đối với VPBank, sau quá trình nghiên cứu tác giả nhận thấy VPBank cần phải xác lập một số định hướng trong việc phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử như sau:

Thứ nhất, nâng cao nhận thức về vai trò phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử. Mặc dù vai trò của Ngân hàng điện tử đối với sự phát triển của VPbank đã được

VPBank cần quán triệt vai trò của phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử bằng cách xây dựng một tỷ trọng lợi nhuận hợp lý trong tổng lợi nhuận của ngân hàng và thường xuyên kiểm soát tỷ trọng này theo hướng ngày càng giảm sự phụ thuộc vào dịch vụ tín dụng. Thơng qua việc phân tích hiệu quả của từng loại hình dịch vụ trên các góc độ doanh số, lợi nhuận, rủi ro sẽ giúp các ngân hàng xây dựng tỷ trọng giữa hai loại hình dịch vụ Ngân hàng điện tử và tín dụng.

Thứ hai, từ nhận thức đó, cần hoạch định chiến lược phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử với tầm nhìn dài hạn. Có thể thấy, điểm yếu của VPBank là vẫn thiếu

chiến lược kinh doanh dài hạn, và chưa hạn chế được những rủi ro phát sinh từ sự biến động của môi trường kinh tế vĩ mô. Do vậy chiến lược phải chỉ ra được lộ trình phát triển Ngân hàng điện tử và cần đảm bảo những yêu cầu sau:

- Phải xuất phát từ nhu cầu khách hàng, từ việc nghiên cứu, phân tích đánh giá nhu cầu hiện tại và xu hướng phát triển nhu cầu trong tương lai để đề ra chiến lược kinh doanh dịch vụ phù hợp;

- Phải dựa trên các điều kiện thực tiễn của VPBank kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm để xây dựng chiến lược kinh doanh có tính khả thi; - Cần tiếp tục bổ sung, hồn chỉnh cơ chế, chính sách cho phát triển thanh

tốn điện tử.

Thứ ba, phát triển công nghệ ngân hàng. VPBank cần xây dựng một chiến

lược phát triển công nghệ dài hạn, đi đơi với phát triển nguồn lực hiện có. Việc thay đổi cơng nghệ ngân hàng khá tốn kém, vì thế nếu khơng có chiến lược phát triển cơng nghệ đúng đắn có thể tạo ra sự lãng phí lớn. Chiến lược cơng nghệ cần đi sâu vào các mặt, như: trình độ công nghệ, kỹ thuật, khả năng cải tiến, nghiên cứu và phát triển sản phẩm dịch vụ, ứng dụng, khai thác công nghệ thông tin, kỹ thuật số, điện tử và viễn thông trong hoạt động kinh doanh (giao dịch, thanh toán, quản trị điều hành…) của ngân hàng.

Phát triển công nghệ ngân hàng phải đảm bảo tính an tồn trong vận hành cơng nghệ là ưu tiên hàng đầu, vì tất cả các thơng tin dữ liệu được lưu trữ trên mạng, một sự cố về công nghệ thơng tin có thể mất dữ liệu, hoặc làm cho hoạt động

của ngân hàng ngưng trệ ảnh hưởng đến khách hàng, đồng thời gây tổn hại đến uy tín của ngân hàng.

Ngồi ra, cần xây dựng quy trình, quy định về thẩm quyền của từng bộ phận chức năng, từng cá nhân trong việc vận hành và sử dụng hệ thống công nghệ thông tin của ngân hàng nhằm tăng mức độ an tồn, tăng tính bảo mật trong hệ thống cơ sở dữ liệu. Thường xuyên có kế hoạch kiểm tra và bảo trì hệ thống đảm bảo sự ổn định.

Thứ tư, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trong đó, đặc biệt chú ý phát

triển nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật cao. Do dịch vụ Ngân hàng điện tử là hiện đại có sử dụng các cơng nghệ cao, nên địi hỏi người cung cấp dịch vụ phải có trình độ hiểu biết và làm chủ cơng nghệ. Cùng với đó, cần xây dựng chính sách thu hút nhân tài và giữ nguồn nhân lực giỏi, gắn bó và cống hiến cho sự phát triển của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thịnh vượng (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w