Nguyên nhân của ảnh hưởng tiêu cực

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) ảnh hưởng của FDI tới việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của việt nam giai đoạn 2011 2020 (Trang 64 - 67)

2.3 Đánh giá ảnh hƣởng của FDI tới việc thực hiện mục tiêu phát triển bền

2.3.3.2 Nguyên nhân của ảnh hưởng tiêu cực

Nguyên nhân chủ yếu của những tác động tiêu cực này thuộc về chính sách điều tiết chƣa hiệu quả; công tác quy hoạch chƣa phù hợp; năng lực quản lý của nhà nƣớc yếu kém, bên cạnh đó cũng xuất phát từ chính bản thân các chủ thể FDI.

Thứ nhất là chính sách điều tiết chƣa hiệu quả. Kể từ khi ban hành lần đầu tiên

vào năm 1987, Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài đã đƣợc sửa đổi tới 4 lần vào các năm 1990, 1992, 1996, 2000. Đến năm 2005, với việc ban hành luật đầu tƣ chung đã sáp nhập Luật Đầu tƣ nƣớc ngồi với Luật khuyến khích đầu tƣ trong nƣớc. Qua 10 năm thi hành luật mới với lần sửa gần đây nhất năm 2014 đƣợc xem là sự phát triển đặc biệt của hệ thống pháp luật của Việt Nam, song đã sớm bộc lộ nhiều khiếm khuyết nhƣ mục đích khơng rõ rằng, nhiều khái niệm mù mờ, quy định trùng lặp, mâu thuẫn với chuyên ngành khác. Ngồi ra, một số luật, chính sách liên quan đến FDI cũng thay đổi nhiều. Nhiều vƣớng mắc trong quá trình triển khai thực hiện liên quan đến phạm vi điều chỉnh của các luật, quy định chuyên ngành nhƣ đất đai, quản lý ngoại hối, môi trƣờng…chậm đƣợc sửa đổi.

Thứ hai là công tác quy hoạch chƣa phù hợp. Nguồn vốn FDI phân bổ vào Việt nam cịn chƣa hợp lý, chƣa đạt đƣợc tính định hƣớng và chiến lƣợc lâu dài. Việc cấp giấy phép vào các ngành thuộc lĩnh vực dịch vụ có nhiều khó khăn, một mặt do việc phối hợp giữa Bộ kế hoạch và đầu tƣ và các ngành quản lý dịch vụ, mặt khác, một số văn bản pháp quy điều chỉnh những vấn đề đặc thù này chƣa đƣợc ban hành

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

cùng với chính sách cơng nghệ của nƣớc ta cịn nhiều hạn chế, thiếu giám sát của một số cán bộ trong liên doanh.

Thứ ba là năng lực quản lý nhà nƣớc cịn hạn chế. Cơng tác quản lý Nhà nƣớc

về FDI còn bất cập, việc phân cấp, ủy quyền phát huy đƣợc tính năng động của các địa phƣơng nhƣng cũng bộc lộ những hạn chế dẫn đến tình trạng vận dụng chƣa đúng mức hoặc quá mức. Trong lĩnh vực quản lý môi trƣờng tại các khu công nghiệp, bản thân hệ thống pháp luật về bảo vệ mơi trƣờng nói chung cũng bộc lộ nhiều hạn chế nhƣ tiêu chuẩn về môi trƣờng của Việt Nam còn thấp hơn nhiều so với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới hay quy định xử phạt đối với các doanh nghiệp FDI là quá thấp nên không tạo đƣợc sự răn đe đối với họ. Sự chồng chéo trong quản lý giữa các bộ, ban ngành cũng gây khó khăn lớn trong q trình thực thi hay ban hành các quy định về kiểm tra giám sát. Ngoài chủ trƣơng chung, các địa phƣơng đều ban hành thêm những quy định, ƣu đãi ngoài quy định của luật pháp để thu hút FDI vào địa phƣơng nên đã phá vỡ thế cân đối chung, làm giảm hiệu quả thu hút FDI.

Thứ tƣ là chất lƣợng nguồn nhân lực cịn yếu. Tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực có trình độ cao đƣợc qua đào tạo, đặc biệt là công nhân kỹ thuật và kỹ sƣ ngày càng rõ rệt không chỉ ở các khu kinh tế mới nổi mà ngay cả ở những trung tâm công nghiệp nhƣ Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Tình trạng này đang làm hạn chế khả năng tiếp nhận công nghệ tiên tiến trên thế giới, dẫn đến giảm năng suất lao động và chất lƣợng sản phẩm kém, phát thải nhiều chất gây ơ nhiễm mơi trƣờng. Trong khi đó, chƣơng trình đào tạo của các cơ sở cịn lạc hậu, chƣa có sự liên kết giữa các trung tâm đào tạo nhân lực, giữa doanh nghiệp FDI với trung tâm.

Thứ năm là thiếu sự tham gia quản lý của xã hội. Sự quản lý của nhà nƣớc là rất quan trọng, tuy nhiên do đội ngũ còn thiếu, chƣa bao quát đƣợc tất cả mọi lĩnh vực và địa bàn. Vì vậy, sự tham gia của tồn xã hội là rất cần thiết. Thực tiễn trên thế giới cho thấy vai trò của cộng đồng dân cƣ và các tổ chức xã hội có tầm quan trọng trong việc hài hịa lợi ích về kinh tế, xã hội, mơi trƣờng. Theo xu hƣớng hiện nay, ngƣời tiêu dùng có thể tạo áp lực buộc các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp FDI nói riêng phải quan tâm nhiều hơn đến kết quả mơi trƣờng của mình.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Cộng đồng dân cƣ nơi các doanh nghiệp FDI có thể tạo sức ép để họ nâng cao chất lƣợng mơi trƣờng trong q trình sản xuất. Tuy nhiên, ở nƣớc ta vai trị này chƣa đƣợc tận dụng triệt để, chƣa có hành lang pháp lý rõ ràng cho hoạt động này. Đây đƣợc xem là nguyên nhân dẫn đến các doanh nghiệp FDI gây ô nhiễm trong thời gian dài, gây ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống của ngƣời dân xung quanh mà không bị phát giác.

Thứ sáu là từ chính bản thân các chủ thể FDI. Để tiến hành động cơ lợi nhuận,

các nhà đầu tƣ FDI luôn hƣớng vào lựa chọn các hoạt động kinh doanh có tỷ suất lợi nhuận cao, kể cả khi hoạt động kinh doanh đó khơng phù hợp với những mục tiêu về phát triển bền vững của Việt Nam. Bên cạnh đó, khi hệ thống quản lý kém hiệu quả, các nhà đầu tƣ FDI thƣờng xuyên tìm cách lách luật, làm trái với pháp luật… từ đó gây hậu quả xấu đến q trình thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam. Điển hình nhƣ một thực trạng các doanh nghiệp FDI hiện nay báo lỗ trong khi vẫn xin mở rộng sản xuất, đó là biểu hiện của khai báo "lỗ giả" do xuất nhập khẩu với công ty mẹ ở nƣớc ngồi. Đây là một điều gây khó khăn cho các nhà quản lý.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Khóa luận đã phân tích thực tiễn q trình thu hút vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 2005 – 2014 và mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam đề ra trong giai đoạn 2011 – 2020 trên cả ba mặt kinh tế, xã hội, mơi trƣờng. Sau đó đánh giá ảnh hƣởng tích cực và ảnh hƣởng tiêu cực của FDI đến quá trình thực hiện mục tiêu phát triển bền vững trong thời gian qua ở cả ba mặt kinh tế, xã hội, mơi trƣờng. Từ đó, tìm ra ngun nhân của những ảnh hƣởng tiêu cực.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO ẢNH HƢỞNG TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ ẢNH HƢỞNG TIÊU CỰC CỦA FDI TỚI VIỆC THỰC HIỆN MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA VIỆT NAM

TỚI NĂM 2020

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) ảnh hưởng của FDI tới việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của việt nam giai đoạn 2011 2020 (Trang 64 - 67)