Điều kiện toàn cầu hóa

Một phần của tài liệu BÁO cáo KHÍA CẠNH của CÔNG NGHIỆP hóa HIỆN đại hóa HIỆN NAY (Trang 63 - 66)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.2. Điều kiện toàn cầu hóa

Thế giới hiện nay đang có những biến động không ngừng, nhiều xu thế đang diễn ra, tạo cho nhân loại những vận hội, nhưng cũng nhiều thách thức mới, toàn cầu hóa là một trong những xu thế đó. Xét về bản chất, toàn cầu hóa là quá trình gia tăng mạnh mẽ những mối liên hệ ảnh hưởng, tác động lẫn nhau trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, chính trị giữa các quốc gia, các dân tộc trên toàn thế giới. Trong đó, toàn cầu hóa kinh tế vừa là trung tâm, vừa là động lực thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa các lĩnh vực khác.

Hiện nay, toàn cầu hóa đang bị chi phối bởi một số nước phát triển và các tập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia. Nó chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa hợp tác vừa đấu tranh, vừa tạo ra những cơ hội cho sự phát triển nhưng cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với các quốc gia, nhất là các quốc gia ở trình độ kém phát triển và đang phát triển. Điều này đòi hỏi Thừa Thiên Huế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần phải nhận thức thật đầy đủ và sâu sắc về toàn cầu hóa. Trên cơ sở đó, chủ động đề ra chiến lược phát triển phù hợp, nhằm tận dụng tối đa mặt tích và hạn chế tối thiểu mặt tiêu của toàn cầu hóa.

Toàn cầu hóa tạo ra khả năng để Thừa Thiên Huế chỉ rõ khía cạnh triết học của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đó là, phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua giao lưu hợp tác quốc tế để trao đổi kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; hiện đại hóa tư liệu sản xuất thông qua chuyển giao công nghệ; khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên bằng việc ứng dụng khoa học và công nghệ vào trong quá trình

khai thác; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại đồng bộ để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa…Nói chung, toàn cầu hóa tạo điều kiện để Thừa Thiên Huế khai thác, sử dụng có hiệu quả tất cả mọi nguồn lực của mình, từ điều kiện tự nhiên - xã hội, vị trí địa lý, kết cấu hạ tầng, văn hóa xã hội, nguồn nhân lực… Bên cạnh đó, toàn cầu hóa đặt ra cho Thừa Thiên Huế, yêu cầu phải tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo hướng chủ động mở cửa, tích cực hội nhập kinh tế thế giới.

Toàn cầu hóa, cho phép Thừa Thiên Huế tham gia sâu rộng vào các hoạt động sản xuất kinh doanh mang tính toàn cầu. Trước hết, là quá trình phân công lao động và hợp tác quốc tế, sử dụng hiệu quả nguồn lực thế giới thông qua đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Với dòng chu chuyển vốn đầu tư, công nghệ, kinh nghiệm quản lý và sự tăng lên mạnh mẽ của quy mô đầu tư. Thừa Thiên Huế có cơ hội tiếp cận với các nguồn lực nói trên của các nước trong tiểu vùng sông Mê Kông, các nước khu vực Nam Á, Ấn Độ thông qua cửu khẩu Lao Bảo và các quốc gia khác trên thế giới qua đường biển để mở rộng sản xuất, phát triển và hoàn thiện kết cấu hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Với quá trình toàn cầu hóa, Thừa Thiên Huế có thể thúc đẩy kinh tế phát triển với tốc độ cao. Đồng thời, mở ra những địa bàn và cách thức hoạt động mới, những thị trường mới giàu tiềm năng và lợi thế, những đối tác mới giúp Thừa Thiên Huế nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo thế và lực mới, để tỉnh đứng vững trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Toàn cầu hóa thúc đẩy hoạt động FDI trên thế giới, truyền bá và chuyển giao trên quy mô ngày càng lớn, những thành quả mới mẻ, những đột phá sáng tạo về khoa học và công nghệ, về tổ chức và quản lý, về sản xuất và kinh doanh, đưa kiến thức và kinh nghiệm đến với các dân tộc, quốc gia và vùng lãnh thổ, dọn đường cho công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Thông qua chuyển giao công nghệ, Thừa Thiên Huế đã tiếp cận và ứng dụng những thành tựu của tri thức khoa học và công nghệ mới nhất, hiện đại nhất vào trong sản xuất, góp phần nâng cao chất lượng, tăng sức

cạnh tranh cho sản phẩm ở cả thị trường trong và ngoài nước. Từ đó, thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất. Đây chính là yếu tố quan trọng thể hiện khía cạnh triết học của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay.

Toàn cầu hoá thúc đẩy rất mạnh, rất nhanh sự phát triển và xã hội hoá các lực lượng sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng kinh tế cao. Đối với Thừa Thiên Huế, toàn cầu hoá góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế tăng mạnh tỷ trọng các sản phẩm chế tác và dịch trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Toàn cầu hoá tạo thêm khả năng phát triển rút ngắn và mang lại những nguồn lực rất quan trọng, rất cần thiết, từ các nguồn vốn vật chất đến các nguồn tri thức và kinh nghiệm cả về chiến lược dài hạn và về tổ chức tiến hành, cả ở tầm vĩ mô của tỉnh và ở tầm vi mô của từng ngành, từng doanh nghiệp. Qua đó, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Bên cạnh những tác động tích cực nói trên, toàn cầu hoá cũng đặt quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Thừa Thiên Huế trước những thách thức mà vượt qua thắng lợi thì cái được rất lớn, còn ứng phó thất bại thì cái mất cũng rất to.

Trước hết, toàn cầu hóa làm trầm trọng thêm sự bất công xã hội, đào sâu hố ngăn cách giàu nghèo trong tỉnh. Thứ hai, toàn cầu hoá làm cho mọi mặt hoạt động và đời sống của con người thêm phần kém an toàn, những bất trắc và nguy cơ khó lường trước được khủng hoảng có thể đột ngột nổ ra, với những tác hại dây chuyền khốc liệt. Thứ ba, xu hướng chuyển giao công nghệ đặt ra một bài toán khó đối với Thừa Thiên Huế là cần lựa chọn công nghệ tiên tiến, phù hợp điều kiện và thế mạnh của tỉnh.

Trong những năm gần đây, Thừa Thiên Huế tham gia ngày càng sâu rộng vào toàn cầu hóa, phát huy tối đa mặt tích cực và hạn chế tối thiểu mặt tiêu cực của toàn cầu hóa. Tỉnh tăng cường thu hút và khai thác tốt các nguồn vốn hỗ trợ đầu tư của Trung ương và nguồn vốn ODA, NGO để xây dựng kết cấu hạ tầng. “Ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài bằng nhiều hình thức thích hợp, nhất là các công ty đa quốc gia để tranh thủ tiếp cận công nghệ hiện đại, kỹ năng quản lý điều hành tiên tiến, mở lối thâm nhập vào thị trường khu vực và thế giới” [8, tr.97]. Đây chính là điều kiện quan trọng để tỉnh tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hóa theo hướng đi tắt đón đầu, tranh thủ khai thác nguồn lực về vốn, công nghệ kỹ thuật, tri thức, kinh nghiệm quản lý, thị

trường do toàn cầu hóa mang lại. Điều này thể hiện khía cạnh triết học của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Thừa Thiên Huế trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu BÁO cáo KHÍA CẠNH của CÔNG NGHIỆP hóa HIỆN đại hóa HIỆN NAY (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w