Công nghiệp hóa

Một phần của tài liệu BÁO cáo KHÍA CẠNH của CÔNG NGHIỆP hóa HIỆN đại hóa HIỆN NAY (Trang 33 - 43)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.1. Công nghiệp hóa

Mỗi phương thức sản xuất xã hội nhất định có một cơ sở vật chất - kỹ thuật tương ứng. Cơ sở vật chất - kỹ thuật của một xã hội là toàn bộ hệ thống các yếu tố vật chất của lực lượng sản xuất xã hội phù hợp với trình độ kỹ thuật tương ứng mà lực lượng lao động xã hội sử dụng, tác động vào để sản xuất ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu xã hội. Sự biến đổi của cơ sở vật chất - kỹ thuật của một xã hội là: sự biến đổi và phát triển của lực lượng sản xuất; sự phát triển của khoa học kỹ thuật; tính chất và trình độ của các quan hệ xã hội, đặc biệt là quan hệ sản xuất thống trị. Xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của một phương thức sản xuất trong điều kiện hiện nay chỉ được thực hiện thông qua quá trình công nghiệp hoá. Nói khác đi, công nghiệp hóa thực chất là quá trình thực hiện sự thay đổi có tính cách mạng cả về lượng và về chất các yếu tố của lực lượng sản xuất, của khoa học, công nghệ của cơ cấu kinh tế, của tổ chức lao động và phong cách làm việc phù hợp với nền đại công nghiệp hiện đại. Đó là con đường duy nhất để các nước đang phát triển thoát khỏi nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các nước phát triển trên thế giới, giữ được ổn định về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.

Như vậy, công nghiệp hóa là một nhu cầu tất yếu, khách quan đối với sự phát triển của các quốc gia trên thế giới. Ngày càng có nhiều căn cứ vững chắc hơn về cả lý luận và thực tiễn để khẳng định quá trình phát triển đầy khó khăn thử thách từ tình trạng kinh tế lạc hậu sang trạng thái kinh tế hiện đại không thể không tiến hành công nghiệp hóa. Việt Nam và Thừa Thiên Huế cũng vậy, để tạo ra sự thay đổi trong nền kinh tế, bắt buộc phải tiến hành công nghiệp hóa. Chính công nghiệp hóa là đòn bẩy thúc đẩy quá trình cải tiến công cụ lao động, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản và thay đổi luôn quan hệ sản xuất, hình thành nên một phương thức sản xuất mới tiến bộ hơn.

Đề cập đến khái niệm công nghiệp hóa cho đến nay vẫn còn rất nhiều quan niệm và nhiều cách định nghĩa khác nhau, có thể kể ra một số quan niệm, cách hiểu về công nghiệp hóa sau:

Thứ nhất, quan niệm công nghiệp hóa đơn thuần chỉ là quá trình thay thế lao động thủ công bằng lao động sử dụng máy móc, nhằm biến một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước công nghiệp phát triển.

Thứ hai, quan niệm đồng nhất công nghiệp hóa với công nghiệp, theo đó có thể giải thích một cách đơn giản rằng công nghiệp hóa là quá trình để một nước trở

thành nước công nghiệp, hoặc ngược lại, nước công nghiệp là nước đã hoàn thành quá trình công nghiệp hóa.

Thứ ba, quan niệm cho rằng công nghiệp hóa là một quá trình biến đổi về chất của nền kinh tế, hay nói rộng hơn, của cả nền kinh tế, xã hội, và nền văn minh.

Thứ tư, theo từ điển bách khoa Wikipedia 2006, ta có một cách hiểu khác về công nghiệp hóa đó là quá trình biến đổi xã hội và kinh tế từ một xã hội nông nghiệp (hay tiền nông nghiệp), trong đó tích lũy tư bản trên đầu người rất thấp, lên xã hội công nghiệp. Đó là một bộ phận của quá trình hiện đại hóa rộng lớn hơn. Quá trình biến đổi xã hội và kinh tế đó gắn liền với quá trình đổi mới công nghệ, nhất là cuộc cách mạng kỹ thuật.

Thứ năm, ở Liên Xô trước đây tồn tại một định nghĩa khác về công nghiệp hóa cũng cần phải quan tâm là: “Công nghiệp hóa là quá trình xây dựng nền đại công nghiệp cơ khí có khả năng cải tạo cả nông nghiệp. Đó là sự phát triển công nghiệp nặng với ngành trung tâm là chế tạo máy” [26, tr.49].

Thứ sáu, theo văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam X, công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi cơ bản toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý kinh tế, quản lý xã hội từ dựa vào lao động thủ công là chính chuyển sang dựa vào lao động kết hợp cùng với phương tiện, phương pháp công nghệ, kỹ thuật, tiên tiến hiện đại để tạo ra năng suất lao động cao.

Phải thừa nhận rằng, thật khó để đưa ra một quan niệm về công nghiệp hóa mang tính hoàn chỉnh và bao quát đầy đủ nội dung vốn rất phong phú và hết sức phức tạp. Thế nhưng, cách định nghĩa về công nghiệp hóa sau đây đã trình bày tương đối gọn ghẽ nhưng vẫn làm nổi bật được đặc trưng chính của khái niệm.

Công nghiệp hóa theo nghĩa hẹp được hiểu là quá trình chuyển dịch từ kinh tế nông nghiệp (hay tiền công nghiệp) sang nền kinh tế lấy công nghiệp làm chủ đạo, từ chỗ tỷ trọng lao động nông nghiệp chiếm đa số giảm dần và nhường chỗ cho lao động công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn hơn.

Công nghiệp hóa theo nghĩa rộng là quá trình chuyển dịch từ kinh tế nông nghiệp (hay tiền công nghiệp) sang kinh tế công nghiệp, từ xã hội nông nghiệp sang xã hội công nghiệp, từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp.

Công nghiệp hóa về thực chất là quá trình cải biến lao động thủ công thành lao động sử dụng kỹ thuật tiên tiến trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân để đạt được năng suất lao động xã hội cao. Đây không phải là quá trình tăng lên một cách đơn thuần về tốc độ và tỷ trọng của sản xuất công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân mà đó còn là quá trình chuyển dịch cơ cấu, gắn liền với việc đổi mới công nghệ một cách thường xuyên, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững. Theo đó, Hội nghị Trung ương 3 khóa XI, căn cứ vào điều kiện quốc tế và trong nước có nhiều biến đổi, đã chỉ rõ cần “Phát triển kinh tế nhanh, bền vững gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh... Tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại” [16, tr.38]. Để đạt được mục tiêu đề ra, Hội nghị đặc biệt quan tâm đến nhiệm vụ tái cơ cấu nền kinh tế và xem đây là cơ sở quan trọng để đưa đất nước vượt qua những khó khăn, thử thách, tiếp tục đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hội nghị nhấn mạnh, muốn tái cơ cấu kinh tế cần tập trung thực hiện có hiệu quả ba lĩnh vực: tái cơ cấu đầu tư; tái cơ cấu doanh nghiệp; tái cơ cấu thị trường tài chính. Gắn với mục tiêu chung của cả nước, Thừa Thiên Huế cũng chỉ rõ để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần phải thực hiện tốt nhiệm vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong đó, xác định cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, có như vậy mới khai thác tốt tiềm năng và lợi thế vốn có của tỉnh so với các tỉnh thành trong cả nước. Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh để Thừa Thiên Huế phát triển nhanh và bền vững, đến năm 2015 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo kết luận 48 của TW.

Sự khác biệt trong quan niệm về công nghiệp hóa nói trên là do nhiều nguyên nhân. Như chúng ta đã biết, để tiến hành công nghiệp hóa thành công, không thể không khai thác có hiệu quả các nguồn lực tự nhiên, không thể không sử dụng triệt để cơ sở vật chất, tiềm lực khoa học - kỹ thuật vốn có và tận dụng được những khả năng to lớn về vốn, thị trường, công nghệ, kinh nghiệm quản lý, đặc biệt phát huy tối đa nguồn nhân lực, quan trọng nhất là con người. Thế nhưng, các quốc gia khác nhau các điều kiện để tiến hành công nghiệp hóa kể trên cũng không giống nhau, hơn nữa, công nghiệp hóa được tiến hành trong những thời điểm khác nhau. Mặt khác, bản chất của công nghiệp hóa còn chịu sự chi phối bởi các quy luật kinh tế -

xã hội mà trong đó công nghiệp hóa được tiến hành. Bởi vậy, công nghiệp hóa được xem là một phạm trù lịch sử, có khởi đầu, có kết thúc và mang dấu ấn lịch sử thời đại mà trong đó nó diễn ra.

Xét về khía cạnh triết học thì công nghiệp hóa là một quá trình lịch sử tất yếu nhằm tạo nên những chuyển biến căn bản về kinh tế - xã hội của đất nước trên cơ sở khai thác có hiệu quả các nguồn lực và lợi thế trong nước, đặc biệt là nguồn lực con người và khoa học - công nghệ, mở rộng quan hệ kinh tế, xây dựng cơ cấu kinh tế nhiều ngành với trình độ khoa học - công nghệ ngày càng hiện đại. Có thể thấy rằng công nghiệp hóa là quá trình rộng lớn, phức tạp và bao hàm trong nó những nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, quá trình công nghiệp hóa không chỉ đơn thuần là phát triển công nghiệp, mà đó là quá trình bao hàm trong nó tất cả các ngành, các lĩnh vực hoạt động của một quốc gia. Sẽ là sai lầm nếu đồng nhất công nghiệp hóa với phát triển công nghiệp. Mặc dầu, công nghiệp đã đang và sẽ là ngành chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI chỉ rõ tỉ lệ ngành công nghiệp và xây dựng năm 2015 phấn đấu đạt 41- 42% [15, tr.190]. Và chúng ta không thể nào tiến hành công nghiệp hóa nếu không phát triển mạnh mẽ công nghiệp. Những thay đổi dù nhỏ trong nội bộ ngành này cũng kéo theo những biến đổi trong các ngành, các lĩnh vực khác, cũng như toàn bộ cơ cấu kinh tế của mỗi nước. Sự phát triển của công nghiệp chứng minh hiệu quả của quá trình công nghiệp hóa. Quá trình công nghiệp hóa là quá trình phân công lại lao động xã hội, theo đó công nghiệp hóa sẽ làm cho tỷ trọng và số lao động trong lĩnh vực nông nghiệp giảm dần, tỷ trọng và số lao động trong lĩnh vực công nghiệp ngày một tăng, tỷ trọng và số lao động trí tuệ ngày một lớn và chiếm vai trò chủ đạo. Đây chính là xu hướng phát triển của phương thức sản xuất trong điều kiện hiện nay đối với tất cả các quốc gia, các vùng lãnh thổ đang thực hiện quá trình công nghiệp hóa. Khía cạnh triết học này cần được quán triệt trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Thừa Thiên Huế.

Ý thức sâu sắc vai trò, tầm quan trọng của ngành công nghiệp trong cơ cấu kinh tế, Việt Nam cũng như Thừa Thiên Huế đã có chiến lược riêng cho phát triển công nghiệp. Theo đó, để trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, Việt Nam tiến hành “Cơ cấu lại, xây dựng nền công nghiệp theo hướng phát triển mạnh

những ngành có tính nền tảng, có lợi thế so sánh và có ý nghĩa chiến lược đối với sự phátt triển nhanh, hiệu quả, bền vững” [15, tr.193]. Phấn đấu giá trị công nghiệp - xây dựng bình quân 5 năm tăng 7,8 - 8% /năm. Đối với Thừa Thiên Huế, để tạo sự thay đổi vượt bậc, làm bàn đạp đưa tỉnh trở thành thành phố có vai trò ngày càng lớn trong hệ thống các tỉnh thành của đất nước. Tỉnh đã phát triển nhanh công nghiệp bằng cách đầu tư trang thiết bị, dây chuyền sản xuất hiện đại nhằm khai thác có hiệu quả nguồn lực và lợi thế của địa phương. Ưu tiên phát triển những ngành, sản phẩm công nghiệp chủ lực có trình độ công nghệ tiên tiến, có năng lực cạnh tranh nhằm tạo sự đột phá trong quá trình công nghiệp hóa. Qua đó, góp phần nâng cao vị thế và vai trò nền kinh tế của tỉnh trong nước và khu vực.

Thứ hai, quá trình công nghiệp hóa vừa là quá trình kinh tế kỹ thuật, vừa là quá trình phát triển kinh tế - xã hội .Công nghiệp hóa chính là một cuộc cách mạng toàn diện và sâu sắc trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Về phương diện kinh tế kỹ thuật, công nghiệp hóa là cuộc cách mạng trong công cụ lao động, thay thế cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu bằng hệ thống tiên tiến, hiện đại. Đồng thời, tạo ra những thay đổi to lớn về con người và khoa học - công nghệ, qua đó, thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất. Về phương diện phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện quá trình công nghiệp hóa có hiệu quả sẽ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý, cho phép khai thác và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực của đất nước, nhờ đó năng suất lao động xã hội không ngừng tăng lên, nền kinh tế đạt mức tăng trưởng nhanh và bền vững, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân cũng ngày càng nâng cao, vấn đề công bằng và tiến bộ xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái được quan tâm đúng mức, góp phần hoàn thiện các quan hệ sản xuất. Trong tiến trình công nghiệp hóa, quá trình kinh tế - kỹ thuật và quá trình kinh tế - xã hội có sự tác động qua lại lẫn nhau một cách biện chứng. Trong đó, quá trình kinh tế - kỹ thuật có nhiệm vụ tạo ra những điều kiện vật chất - kỹ thuật cho việc thực hiện các nội dung của quá trình kinh tế - xã hội. Đến lượt mình, quá trình kinh tế - xã hội góp phần tạo nên động lực cho việc thực hiện quá trình kinh tế - kỹ thuật. Mối quan hệ này phần nào thể hiện biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất - thể hiện khía cạnh triết học của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Nhận thức được công nghiệp hóa vừa là quá trình kinh tế kỹ thuật, vừa là quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Trong những năm qua, Thừa Thiên Huế luôn quan tâm đầu tư phát triển kinh tế - kỹ thuật để tạo ra những đề cơ sở vật chất thiết yếu, tiến tới thủ tiêu tình trạng lạc hậu về kỹ thuật, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Văn kiện đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV nhấn mạnh: “Tập trung đầu tư xây dựng, tạo bước đột phá để hoàn chỉnh kết

cấu hạ tầng” [8, tr.63]. Bởi lẽ, kết cấu hạ tầng giữ vai trò quan trọng trong quá

trình sản xuất, thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất. Đồng thời, tỉnh quan tâm giải quyết tốt các vấn đề kinh tế - xã hội, nhằm tạo ra sức và lực mới cho Thừa Thiên Huế. Đặc biệt, Thừa Thiên Huế chú trọng phát triển các ngành vốn là thế mạnh của mình, huy động tối đa mọi nguồn lực, nhất là nguồn lực con người vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Thứ ba, công nghiệp hóa không phải là quá trình khép kín trong phạm vi của mỗi quốc gia, mà nó là quá trình mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế. Trong điều kiện ngày nay, khi quá trình toàn cầu hóa, quốc tế hóa đời sống kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ và trở thành một tất yếu khách quan; sự hợp tác trong phân công lao động quốc tế trở thành một nhu cầu thiết yếu; cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại đang phát triển như vũ bão trên phạm vi toàn cầu...Các nước muốn thoát khỏi nguy cơ “tụt hậu”, đẩy mạnh tốc độ phát triển, khẳng định vị trí, vai trò của mình, buộc các nước phải trở thành bộ phận của nền kinh tế thế giới và chịu ảnh hưởng của kinh tế - xã hội thế giới. Quá trình mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế đã làm cho lực lượng sản xuất mang tính xã hội hóa ngày càng cao, đồng thời, nó cũng

Một phần của tài liệu BÁO cáo KHÍA CẠNH của CÔNG NGHIỆP hóa HIỆN đại hóa HIỆN NAY (Trang 33 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w