7. Kết cấu của luận văn
1.3.1. Biện chứng của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất với quá trình công
Biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là một trong những quy luật cơ bản chi phối sự phát triển của xã hội loài người, phát huy tác dụng trong mọi thời đại, mọi hình thái kinh tế - xã hội. Và nó được xem là cơ sở lý luận của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đối với một nước có nền kinh tế đạt mức trung bình như Việt Nam quá độ lên chủ nghĩa xã hội, phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, xây dựng và hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là một tất yếu khách quan, một quy luật kinh tế mang tính phổ biến và phải thực hiện tuần tự từng bước một, từ không đến có, từ gốc đến gọn, phải thông qua con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mỗi bước tiến của quá trình này thể hiện trình độ phát triển mới của lực lượng sản xuất và góp phần xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa có mối quan hệ gắn bó trực tiếp với phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp. Trong đó, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là để thực hiện xã hội hóa sản xuất về mặt kinh tế - kỹ thuật; phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất với trình độ khoa học, công nghệ ngày càng cao, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội; xây dựng và hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Đến lượt mình, khi lực lượng sản xuất phát triển, quan hệ sản xuất được xây dựng và hoàn thiện từng bước sẽ trở thành động lực thúc đẩy mạnh mẽ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Không có lực lượng sản xuất hùng hậu thì không thể nói đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Và công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo điều kiện để giải phóng sức sản xuất xã hội.
Trên cơ sở nhận thức mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, xem đó là cơ sở khoa học để tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đảng ta đề ra đường lối công nghiệp hoá và lãnh đạo việc thực hiện công cuộc công nghiệp hoá trong thực tiễn thông qua các kỳ đại hội. Thế nhưng, do chủ quan, nóng vội, duy ý chí, bất chấp quy luật khách quan, và cả do sự hạn chế về trình độ nhận thức, cho nên trong một giai đoạn khá dài chúng ta đã xác định sai con đường, bước đi, biện pháp của quá trình công nghiệp hóa, đúng như nhận định của Đại hội Đảng lần thứ VI “trên thực tế đã chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hoá trong khi chưa có đủ các tiền đề cần thiết”. Mặt khác, “chúng ta đã nhấn mạnh thái quá vai trò “tích
cực” của quan hệ sản xuất, dẫn đến chủ trương quan hệ sản xuất phải đi trước, mở đường để tạo động lực cho sự phát triển của lực lượng sản xuất” [42, tr.122], trong khi đó lực lượng sản xuất không chỉ bị kìm hãm trong quan hệ sản xuất lạc hậu mà cả khi quan hệ sản xuất phát triển không đồng bộ, có những yếu tố đi quá xa hay “tiên tiến một cách giả tạo” so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; chưa vận dụng một cách đúng đắn mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Không thấy được vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội; không thấy được vai trò to lớn của khoa học và công nghệ với tư cách là lực lượng sản xuất trực tiếp; chưa quan tâm đúng mức đến vai trò quyết định của nhân tố con người trong lực lượng sản xuất. Vì vậy, trong quá trình công nghiệp hóa, chúng ta mới dừng lại ở việc khai thác nguồn lực con người trên khía cạnh thể lực mà chưa chú trọng đúng mức đến trí lực. Cho nên hiệu quả kinh tế không cao, gây ra sự lãng phí nguyên vật liệu, về nguồn lao động. Sự đánh giá nghiêm túc, khách quan quá trình tiến hành công nghiệp hóa, giúp Đảng đúc kết thành lý luận công nghiệp hoá đầy đủ hơn, sâu sắc hơn ở một nước đang phát triển, trong điều kiện toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và kinh tế tri thức ngày càng đóng vai trò quan trọng.
Những thay đổi trong nhận thức về công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng ta chính thức bắt đầu từ Đại hội lần thứ VII (1991), trên cơ sở nhận thức lại mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, Đảng nhấn mạnh cần phải “công nghiệp hoá đất nước theo hướng hiện đại gắn liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện là nhiệm vụ trung tâm nhằm từng bước xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội”[11, tr.9]. Công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa là bước đột phá trong tư duy về công nghiệp hóa, Theo đó công nghiệp hoá theo hướng hiện đại đòi hỏi cần phải có chính sách công nghệ thích hợp, để có thể tận dụng được lợi thế của nước đi sau trong điều kiện mới của cách mạng khoa học và công nghệ trên thế giới. Quan điểm tiến hành công nghiệp hoá đất nước theo hướng hiện đại đã bao hàm mối quan hệ không tách rời nhau giữa công nghiệp hoá với hiện đại hoá và là con đường khả dĩ duy nhất có thể đưa đất nước thoát khỏi nguy cơ tụt hậu xa hơn nữa so với các nước phát triển trên thế giới.
Như vậy, quan điểm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng đã có nhiều đổi mới theo hướng tiến bộ. Hiện nay, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và kinh tế tri thức gắn kết với nhau tạo thành một quá trình thống nhất biện chứng. Những thành tựu mới nhất của nền kinh tế tri thức trở thành “chất xúc tác” giúp cho quá trình phản ứng công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra nhanh hơn, hiệu quả hơn. Nhờ có nền kinh tế tri thức mà hàm lượng lao động trí tuệ, lao động chất xám ngày càng trở nên phổ biến và giữ vai trò chủ đạo trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất theo hướng hiện đại, xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp.
Để nhanh chóng đưa nước ta trở thành một “nước công nghiệp theo định hướng xã hội chủ nghĩa” [15, tr.30], đòi hỏi nền kinh tế nước ta phải đạt được những tiêu chuẩn nhất định về kinh tế xã hội, khi đó mới được xem là một nước công nghiệp hiện đại. Nếu xét dưới góc độ kinh tế đòi hỏi “nền kinh tế của một nước công nghiệp hiện đại là nền kinh tế có lực lượng sản xuất phát triển đồng thời có quan hệ sản xuất tiên tiến, phù hợp; là nền kinh tế thị trường, đa dạng các hình thức sở hữu và các thành phần kinh tế...; có nhiều hình thức phân phối, trong đó phân phối theo lao động có vai trò ngày càng lớn, đồng thời phát triển phân phối qua hệ thống phúc lợi xã hội, an sinh xã hội, hỗ trợ, giúp đỡ những người nghèo, người có hoàn cảnh khóa khăn” [48, tr.224].