Nâng cao chất lượng tài sản có

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam đến năm 2020 (Trang 78 - 80)

6. Kết ấu lu ận văn

3.2 Một số gi ải pháp nâng cao năng lự cạ nh tranh ủa Eximbank

3.2.1.2 Nâng cao chất lượng tài sản có

Chất lượng tài sản có thể hiện rõ nhất qua chỉ tiêu nợ xấu. Eximbank cũng như các ngân hàng khác tại thời điểm này điều gặp phải vấn đề nợ xấu lớn. Vì vậy, giải quyết nợ xấu là vấn đề quan trọng và cấp bách. Eximbank cần có các giải pháp như sau:

- Eximbank nên thiết lập mơ hình thẩm định giá tập trung để quản lý chặt chẽ chất lượng định giá các tài sản thế chấp. Giảm thẩm quyền quyết định tín dụng của chi nhánh, tập trung về Hội sở quyết định nhưng vẫn đảm bảo thời gian phục vụ khách hàng. Khi xác định được nợ xấu thì phải chuyển ngay nợ xấu, nợ quá hạn sang bộ phận chuyên trách (tổ xử lý và thu hồi nợ) và có cơ chế theo dõi riêng đối với nợ xấu, nợ quá hạn để xử lý, thu hồi.

- Eximbank cần đánh giá khách hàng vay để cơ cấu lại nợ, giãn thời gian trả nợ và xem xét miễn, giảm lãi suất một cách hợp lý cho khách hàng có triển vọng tốt, để khách hàng giảm bớt khó khăn tài chính tạm thời đồng thời nâng cao hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng.

- Sàn lọc kỹ khách hàng trước khi cho vay để lựa chọn được khách hàng tốt, có uy tín và hoạt động hiệu quả. Tăng cường cho vay ngắn hạn, cho vay tài trợ xuất khẩu kết hợp với cung ứng trọn gói các dịch vụ mua bán ngoại tệ, bảo hiểm, tài trợ thương mại, thanh toán...

- Thuyết phục khách hàng tự nguyện bán tài sản để trả nợ, yêu cầu bên bảo lãnh trả nợ thay, phát mãi tài sản cầm cố, thế chấp các theo quy định của pháp luật.

- Eximbank có thể bán các khoản nợ xấu có tài sản bảo đảm bằng tài sản, chủ yếu là bất động sản cho VAMC, một doanh nghiệp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ thành lập, được tổ chức dưới hình thức cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100% vốn Nhà nước. Eximbank bán nợ được thanh tốn bằng trái phiếu hoặc bằng cơng cụ nợ đặc biệt do VAMC phát hành.

- Eximbank cần sử dụng quỹ dự phòng bù đắp các khoản nợ không thu hồi được, hoặc chuyển nợ thành vốn góp nếu thấy khách nợ có tương lai phát triển.

Ngồi các giải pháp trên, theo Hiệp hội các Nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) có các giải pháp xử lý nợ xấu mà Eximbank có thể áp dụng:

- Ngân hàng chủ động tăng mức trích lập dự phịng các khoản nợ xấu, chấp nhận giảm lợi nhuận hoặc thua lỗ. Điều này sẽ giúp Eximbank nhanh chóng bù đắp tổn thất, giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp. Đồng thời, có thể giảm quỹ lương nhưng làm tăng khả năng tài chính nội tại của ngân hàng.

- Ngân hàng cần có chính sách tiền lương, tiền thưởng hợp lý trong giai đoạn khó khăn này. Cách thức này giúp giảm chi phí một cách hợp lý nhằm hỗ trợ cho việc tăng mức trích lập dự phịng tỷ lệ nợ xấu.

- Ngân hàng chuyển nợ quá hạn, nợ xấu thành cổ phần. Đồng thời, chuyển vị thế các ngân hàng đang là chủ nợ thành cổ đông lớn nắm đa số cổ phần nếu nhận thấy sau tái cấu trúc doanh nghiệp có khả năng tồn tại và phát triển. Để tiến trình chứng khốn hóa được thành cơng, theo VAFI, trong vai trị đồng chủ nợ, các ngân hàng cần tích cực nâng cao tính cộng đồng hơn nữa, phối hợp với doanh nghiệp để xử lý nợ xấu. Đồng thời, các ngân hàng nên sử dụng các cơng ty con của mình như cơng ty quản lý mua bán nợ, công ty chứng khốn hay cơng ty quản lý quỹ để tham gia chủ động vào tiến trình chứng khốn hóa.

- Ngân hàng cần tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong ngành ngân hàng lên 40%. Đồng thời cũng cho phép nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài lên mức 25% hoặc 30% vốn điều lệ.

Với những giải pháp như trên, Eximbank có thể giảm được nợ xấu, tạo nguồn thu cho ngân hàng và nâng cao chất lượng tín dụng để có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam đến năm 2020 (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(143 trang)
w