6. Kết ấu lu ận văn
3.2 Một số gi ải pháp nâng cao năng lự cạ nh tranh ủa Eximbank
3.2.2 Nâng cao năng lực công nghệ
Công nghệ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng bởi vì nhờ có cơng nghệ sẽ giúp cho các hoạt động trong giao dịch ngân hàng rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực. Các giải pháp dưới đây góp phần giúp Eximbank nâng cao năng lực cơng nghệ của mình và tạo lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ:
- Eximbank cần tích cực đầu tư, nghiên cứu phát triển các công nghệ hiện đại, để phát triển các sản phẩm, dịch vụ theo hướng chuẩn hố các sản phẩm dịch vụ theo thơng lệ quốc tế, thực hiện các quy trình tự động hố nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.
- Khuyến khích sáng tạo, đổi mới cơng nghệ phù hợp với sự phát triển không ngừng của hệ thống công nghệ thông tin.
- Phát triển hoặc mua các chương trình phần mềm để tăng tốc độ xử lý công việc của nhân viên như các phần mềm kế toán, hệ thống chấm điểm nội bộ, phần mềm dự báo rủi ro,…
- Chú trọng vấn đề an ninh mạng, bảo mật thông tin. Bảo trì thường xuyên hệ thống mạng máy tính và các chương trình ứng dụng nhằm ổn định, thơng suốt, liên tục của hoạt động kinh doanh.
- Nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ, nhất là định kỳ kiểm tra tình trạng hoạt động của máy ATM, POS có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu hoạt động 24/24 hay không. - Tập trung phát triển dịch vụ ngân hàng trực tuyến về Internet Banking, Home
Banking và Mobile Banking. Ngân hàng nên liên kết với các công ty viễn thông, trung tâm mua sắm, siêu thị, các nhà phân phối hàng tiêu dùng.
- Dành kinh phí cho việc đào tạo nhân viên về các vấn đề liên quan tới công nghệ, tin học ở tất cả các phòng nghiệp vụ.
- Tiếp nhận và triển khai kịp thời các cơng nghệ mới, chương trình ứng dụng hiện đại nhằm tăng chất lượng, tiện ích sản phẩm dịch vụ, nâng cao năng suất lao động, phục vụ tốt khách hàng, nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng.
- Tăng cường công tác kiểm tra việc sử dụng, khai thác công nghệ thông tin trong ngân hàng. Các nhân viên phải tuân thủ theo quy trình, quy định mà ngành ngân hàng cũng như Eximbank đưa ra.
3.2.3 Phát triển mạng lưới chi nhánh hoạt động
Mạng lưới hoạt động của Eximbank còn quá khiêm tốn so với các đối thủ cạnh tranh vì vậy việc mở rộng mạng lưới với nhiều hình thức kênh phân phối (truyền thống, hiện đại) là rất cần thiết để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, việc làm này giúp gia tăng doanh số đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh của Eximbank.
- Phát triển mạng lưới hoạt động theo kênh phân phối truyền thống:
+ Xây dựng thêm các chi nhánh, điểm giao dịch tại các tỉnh thành chưa có sự hiện diện của Eximbank, để có thể thỏa mãn nhu cầu giao dịch của đa dạng khách hàng.
+ Phát triển mạng lưới hoạt động cả về số lượng lẫn chất lượng. Bên cạnh việc đầu tư thêm số điểm giao dịch thì Eximbank cũng cần chú trọng tới hiệu quả của các phòng giao dịch. Các điểm giao dịch phải tạo được khơng khí thân thiện, an tồn, và chuyên nghiệp. Nhân viên hướng dẫn khách hàng giao dịch phải lịch sự, văn minh.
- Phát triển mạng lưới hoạt động theo kênh phân phối điện tử:
+ Kênh phân phối điện tử bao gồm máy ATM, POS, giao dịch bằng điện tử thông qua các sản phẩm: Internet banking, Mobile banking, SMS banking...Eximbank hiện có số lượng máy POS khá lớn nhưng số lượng máy ATM lại rất thấp so với đối thủ cạnh tranh. Điều này làm giảm khả năng khách hàng tiếp cận dịch vụ của Eximbank. Vì vậy, ngân hàng nên lắp đặt thêm số máy ATM tại các trường học, siêu thị, các nhà máy,…Ngoài việc lắp đặt thêm ở các tỉnh thành phát triển như Tp.HCM, Hà Nội,…thì Eximbank cần lắp đặt ở cả các vùng xa…để khách hàng có điều kiện sử dụng dịch vụ của ngân hàng một cách nhanh nhất. Điều này vừa giúp nâng cao năng lực cạnh tranh vừa giúp khách hàng nhận biết thương hiệu Eximbank nhiều hơn.
+ Chú trọng mục tiêu phát triển hệ thống kênh phân phối ngân hàng điện tử đồng bộ, có tính bảo mật cao, an toàn, dễ tiếp cận mọi lúc, mọi nơi, và dễ sử dụng nhằm thu hút số lượng ngày càng đông các khách hàng.
+ Thường xuyên kiểm tra hoạt động của máy ATM, POS, bảo đảm máy vận hành liên tục, khơng trục trặc gây khó chịu cho người sử dụng. Đánh giá hiệu quả hoạt động của các máy ATM, POS, từ đó có thể di chuyển máy đi nếu địa điểm đó khơng hoạt động hiệu quả để tránh hao tốn chi phí. Có thể lắp đặt thêm các máy trên nếu địa điểm đó nhu cầu sử dụng nhiều.
Ngồi các giải pháp mở rộng mạng lưới hoạt động trên thì hoạt động Marketing ngân hàng cũng quan trọng không kém. Marketing giúp Eximbank được cơng chúng biết đến rộng rãi hơn, từ đó thiết lập nhiều mối quan hệ giao dịch giúp gia tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho ngân hàng. Một số giải pháp giúp nâng cao uy tín, thương hiệu của Eximbank.
-Đầu tư thêm cho phòng Marketing trong ngân hàng để chuyên biệt hoạt động Marketing bài bản hơn.
-Cung cấp thông tin về Eximbank cho các khách hàng tiềm năng và khách hàng mới. Đưa ra những lý do tại sao Eximbank là thương hiệu đáng tin cậy và tốt hơn những đối thủ cạnh tranh khác.
-Định kỳ sử dụng thư điện tử, báo chí, tập san, tạp chí, pa nơ, bảng hiệu, áp phích..để quảng cáo và nhắc nhở khách hàng nhớ đến Eximbank. Tổ chức các hoạt động, khuyến mãi, giảm giá cước trọn gói sản phẩm, tham gia trúng thưởng, các chương trình tri ân khách hàng…để tăng sức mạnh quảng bá và gây sự thích thú từ khách hàng.
-Hạn chế tối đa chi phí hội nghị, lễ tân, tiếp khách nhằm gia tăng kinh phí cho hoạt động khuyến mãi, quảng cáo góp phần thu hút khách hàng, tăng hiệu quả hoạt động cho Eximbank.
-Tăng cường công tác tiếp thị, mở rộng quan hệ đến khách hàng mục tiêu của Eximbank là các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, kinh doanh thương mại để phát triển sản phẩm dịch vụ thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại, kinh doanh ngoại tệ...
-Tùy theo từng đối tượng khách hàng mà có các chính sách linh hoạt khác nhau nhằm tăng sức cạnh tranh, thu hút khách hàng mới, giữ được khách hàng cũ, lôi kéo khách hàng đã bỏ đi nhằm tăng thị phần về sau.
3.2.4 Đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ.
Trong lĩnh vực ngân hàng, các sản phẩm đến tay người dùng thường dưới dạng các dịch vụ như dịch vụ cho vay, tiền gửi, chuyển tiền, thanh toán… Do sự tiến bộ của cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng như việc học hỏi và được chuyển giao các mơ hình quản lý từ bên ngoài nên các sản phẩm dịch vụ của Eximbank trong thời gian qua đã có sự phát triển vượt bậc cả về số lượng lẫn chất lượng. Tuy nhiên, nhu cầu của khách hàng rất đa dạng, vì vậy Eximbank phải ln nổ lực đáp ứng các nhu cầu đó và cần có các giải pháp phù hợp như sau:
- Thiết kế nhiều chương trình cho vay, sản phẩm dịch vụ trên ngun tắc có quy trình, thủ tục đơn giản, thân thiện, dễ tiếp cận, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, từ đầu tư kinh doanh cho đến cho vay tiêu dùng, các sản phẩm huy động tiết kiệm với kỳ hạn và lãi suất linh hoạt nên được liên tục tung ra hướng tới nhiều nhóm đối tượng nhằm vét sạch khách hàng ở các phân khúc thị trường khác nhau.
- Giới thiệu các hình thức thanh tốn mới an tồn và hiện đại tới khách hàng để thay đổi dần thói quen thanh tốn của người dân.
- Phát triển đa dạng các sản phẩm dịch vụ nhằm thu hút rộng rãi khách hàng như: mua bán chứng khoán trực tuyến tại quầy, thu hộ ngân sách nhà nước, huy động vốn đảm bảo giá trị bằng vàng… Bên cạnh đó tập trung phát triển các thế mạnh của Eximbank như tiền gửi, thẻ, e-banking, tài trợ xuất nhập khẩu, tín dụng hộ sản xuất kinh doanh.
- Tạo ra sự khác biệt tương đối về sản phẩm dịch vụ giữa các ngân hàng để giúp người dùng có thêm nhiều lựa chọn về sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình nhất. Sự cạnh tranh trên thị trường về sản phẩm dịch vụ giữa các ngân hàng đang diễn ra hết sức khốc liệt cũng là một nhân tố khiến các ngân hàng đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ trên thị trường ngân hàng, khi một ngân hàng A đưa một gói sản phẩm cho vay tiêu dùng nào đó thì ngay lập tức các ngân hàng B,C… cũng đưa ra những sản phẩm tương tự và phù hợp với khả năng cũng như quy trình, quy định và chính sách của các ngân hàng đó.
- Quyết tâm nắm bắt các nhu cầu về sản phẩm dịch vụ ngân hàng của khách hàng bằng việc đưa ra nhiều sản phẩm dịch vụ bán buôn và bán lẻ đa dạng phong phú, mang đến cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ có tính may đo đơn nhất đáp ứng những nhu cầu cụ thể từng khách hàng riêng biệt.
- Nghiên cứu, phát triển sản phẩm dịch vụ mới theo hướng sản phẩm dịch vụ có tính cơng nghệ cao, tiên tiến hiện đại, chất lượng tốt và có tính đến xu hướng phát triển và mở rộng thị trường sau này.
- Đẩy mạnh phát triển dịch vụ ngân hàng trực tuyến với nhiều tiện ích vượt trội. Theo đó, với dịch vụ này, khách hàng tiết kiệm được thời gian, chi phí, hơn nữa nhiều tiện ích được đảm bảo an tồn, bảo mật.
- Ln có những bàn tư vấn giới thiệu và đưa ra các sản phẩm phù hợp cho khách hàng khơng chỉ trước mà cịn cả sau khi bán hàng giúp khách hàng luôn bám sát những thay đổi của thị trường cũng như các chính sách về sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.
- Độc quyền về một sản phẩm dịch vụ nào đó ln mang lại cho người bán lợi nhuận siêu ngạch, chính vì vậy Eximbank nên liên kết với các tổ chức nước ngồi uy tín để cho ra đời những sản phẩm mang tính độc quyền như trong lĩnh vực thẻ, đồng thời mối liên kết này cũng mang lại những lợi ích quảng bá khơng nhỏ đến cả thị trường nước ngồi. - Hoàn thiện các sản phẩm, dịch vụ hiện hữu: Eximbank cần hoàn thiện những mơ hình
sản phẩm dịch vụ hiện hữu hơn nữa mới đem đến lợi ích cao nhất cho khách hàng. Eximbank cần tập trung hồn thiện các mơ hình sau: Mơ hình kích thích bán hàng đối với khách hàng cá nhân, mơ hình chun viên quan hệ khách hàng đối với khách hàng doanh nghiệp.
- Kết hợp đồng bộ với các giải pháp nâng cao năng lực tài chính, nguồn nhân lực, cơng nghệ, mạng lưới hoạt động để nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm dịch vụ và ngày càng cung cấp cho thị trường thêm nhiều sản phẩm dịch vụ tiên tiến, hiện đại, nhiều tiện ích, chất lượng cao, giá hấp dẫn đi kèm với chính sách hậu mãi chu đáo.
- Đẩy mạnh phát triển các sản phẩm bán chéo (cross sell), bán kèm (upsale): tăng cường triển khai các sản phẩm dịch vụ bán lẻ có tính liên kết để bán chéo, bán kèm qua hệ thống kênh phân phối của ngân hàng như các sản phẩm dịch vụ chuyển tiền, bảo hiểm và các sản phẩm dịch vụ tài chính khác.
3.2.5 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là yếu tố rất quan trọng trong các tổ chức, khơng riêng gì ngân hàng. Nguồn nhân lực khác với các nguồn lực khác do hành vi của mỗi cá nhân có thể thay đổi phụ thuộc vào chính bản thân họ hoặc sự tác động của mơi trường xung quanh, từ đó ảnh hưởng trực tiếp vào hiệu quả hoạt động kinh doanh. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo nền tảng vững mạnh cho ngân hàng ngày càng phát triển, Eximbank cần có các giải pháp sau:
- Xây dựng cơ cấu tổ chức phù hợp, nâng cao năng lực cán bộ quản lý: 77
+ Rà soát lại chức năng, nhiệm vụ của từng phịng, bố trí lại nhân sự cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ theo quy định. Sắp xếp lại vị trí các phòng sao cho thuận lợi hơn trong luân chuyển hồ sơ chứng từ, rút ngắn thời gian giao dịch để phục vụ khách hàng một cách nhanh chóng, hiệu quả.
+ Tăng cường nhân sự cho các phòng Quan hệ khách hàng và phịng Quản lý rủi ro nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, kiểm sốt và hạn chế rủi ro, tổn thất ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.
+ Quan tâm, mạnh dạn đề bạt, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo trẻ, có năng lực nhằm tạo sức bật trong hoạt động kinh doanh. Bên cạnh việc luân chuyển giao dịch viên, cán bộ quan hệ khách hàng, cần xem xét luân chuyển cán bộ quản lý cấp phòng nhằm hướng tới mục tiêu đào tạo cán bộ giỏi một việc biết nhiều việc để đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển và hội nhập, vừa hạn chế rủi ro tác nghiệp vừa đổi mới phong cách quản lý, nâng cao hiệu lực quản trị điều hành.
+ Giữ vững và từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đội ngũ cán bộ lãnh đạo cũng như nhân viên; Triển khai chính sách về nhà ở cho cán bộ nhân viên được ưu tiên hỗ trợ vay mua nhà tại địa bàn làm việc.
- Chú trọng chất lượng tuyển dụng: Tuyển dụng nhân viên thường có từ hai nguồn: Nguồn ứng viên từ trong nội bộ ngân hàng và nguồn từ bên ngoài ngân hàng.
+ Nếu ngân hàng muốn áp dụng chính sách thăng tiến thì cần xây dựng các tài liệu: Hồ sơ nhân viên, biểu đồ thay thế và phiếu thăng chức để có thể đề bạt đúng người đúng việc, tránh gây hiện tượng chai lì, xơ cứng do các nhân viên được thăng chức đã quen với cách làm việc của cấp trên trước đây và làm giảm hiệu quả kinh doanh. Xem xét khả năng thực hiện công việc hiện tại của nhân viên và khả năng đáp ứng nhiệm vụ mới khi được thăng chức.
+ Nếu ngân hàng tuyển dụng ứng cử viên bên ngồi thì nên thực hiện đầy đủ các quy trình tuyển dụng để chọn lọc được ứng viên sáng giá nhất, phù hợp với công việc tuyển dụng để đem lại hiệu quả cao nhất cho ngân hàng. Quy trình tuyển dụng gồm mười bước
cơ bản như sau: Thành lập hội đồng tuyển dụng; Thông báo tuyển dụng; Thu nhận, nghiên cứu hồ sơ; Phỏng vấn sơ bộ; Kiểm tra, trắc nghiệm; Phỏng vấn lần hai; Xác minh điều tra; Khám sức khỏe; Ra quyết định tuyển dụng; Bố trí cơng việc. Xem xét, nghiên cứu kỹ lưỡng và cho điểm một cách có hệ thống sao cho quyết định cuối cùng tuyển chọn ứng viên là khách quan và chính xác nhất.
- Đầu tư chi phí đào tạo nhân viên:
Đào tạo là hoạt động quan trọng vì việc làm này giúp trực tiếp nhân viên sẽ thực hiện công việc tốt hơn, cập nhật được các kỹ năng mới, tránh tình trạng quản lý lỗi thời và thỏa mãn nhu cầu phát triển cho nhân viên. Có các phương pháp đào tạo mà Eximbank có thể nghiên cứu, áp dụng cho phù hợp với từng thời điểm hoạt động của ngân hàng như sau:
+ Đào tạo tại nơi làm việc: Bao gồm: Phương pháp thứ nhất: kèm cặp, hướng dẫn tại chỗ: dù đào tạo nhân viên mới hay cũ, hay các quản trị gia, phương pháp này đều đơn giản, học viên sẽ nắm được ngay cách thức giải quyết các vấn đề thực tế và mau chóng có phản hồi về kết quả đào tạo). Phương pháp thứ hai là luân phiên thay đổi công việc: Ngân hàng nên luân phiên chuyển nhân viên từ phòng này sang phòng khác để nhân viên năm