Đối thủ cạnh tranh

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH đồ gỗ mỹ nghệ Sài Gòn Xinh (Trang 31)

5. Kết cấu luận văn

1.6 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinhdoanh

1.6.1.5 Đối thủ cạnh tranh

Bao gồm các đối thủ cạnh tranh sơ cấp (cùng tiêu thụ các sản phẩm đồng nhất) và các đối thủ cạnh tranh thứ cấp (sản xuất và tiêu thụ những sản phẩm có khả năng thay thế). Nếu doanh nghiệp có đối thủ cạnh tranh mạnh thì việc nâng cao hiệu quả kinh doanh sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều. Bởi vì doanh nghiệp lúc này có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm để đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ, tăng doanh thu, tăng vòng quay vốn, yêu cầu doanh nghiệp phải tổ chức lại bộ máy hoạt động tối ưu hơn, hiệu quả cao hơn để tạo khả năng cạnh tranh về giá cả, chất lượng, mẫu mã… Như vậy đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời tạo ra sự tiến bộ trong kinh doanh, tạo ra động lực phát triển của doanh nghiệp. Việc xuất hiện càng nhiều đối thủ cạnh tranh thì việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ càng khó khăn và sẽ bị giảm một cách tương đối.

Cạnh tranh được xác định là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường với nguyên tắc ai hoàn thiện hơn, thoả mãn nhu cầu tốt hơn và hiệu quả hơn người đó sẽ thắng, sẽ tồn tại và phát triển. Duy trì cạnh tranh bình đẳng và đúng luật là cơng việc của chính phủ. Trong điều kiện đó vừa mở ra cơ hội để doanh nghiệp kiến tạo hoạt động của mình, vừa yêu cầu doanh nghiệp phải vươn lên phía trước để "vượt qua đối thủ". Các doanh nghiệp cần xác định cho mình một chiến lược cạnh tranh hồn hảo. Chiến lược cạnh tranh cần phản ánh được các yếu tố ảnh hưởng của môi trường cạnh tranh bao quanh doanh nghiệp.

1.6.2. Nhân tố bên trong doanh nghiệp

1.6.2.1. Nhân tố vốn

Doanh nghiệp có khả năng tài chính, nguồn vốn mạnh thì khơng những đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục và ổn định mà cịn giúp cho doanh nghiệp có khả năng đầu tư đổi mới công nghệ và áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nhằm làm giảm chi phí, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Ngược lại, nếu như khả năng về tài chính và nguồn vốn của doanh nghiệp yếu

kém thì doanh nghiệp khơng những khơng đảm bảo được các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình thường mà cịn khơng có khả năng đầu tư đổi mới công nghệ, áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất do đó khơng nâng cao được năng suất và chất lượng sản phẩm. Khả năng tài chính và nguồn vốn của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp tới uy tín của doanh nghiệp, tới khả năng chủ động trong sản xuất kinh doanh tới tốc độ tiêu thụ và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới mục tiêu tối thiểu hố chi phí bằng cách chủ động khai thác và sử dụng tối ưu các nguồn lực đầu vào. Vì vậy nguồn vốn của doanh nghiệp tác động rất mạnh tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của chính doanh nghiệp đó.

Đây là một nhân tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối lượng vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh khả năng phân phối, đầu tư có hiệu quả các nguồn vốn, khả năng quản lý có hiệu quả các nguồn vốn kinh doanh .

Yếu tố vốn là chủ chốt quyết định đến quy mô của doanh nghiệp và quy mơ có cơ hội có thể khai thác. Nó phản ánh sự phát triển của doanh nghiệp và là sự đánh giá về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kinh doanh.

1.6.2.2. Nguồn nhân lực

Người ta nhắc đến luận điểm là càng ngày khoa học kỹ thuật công nghệ đã trở thành lực lượng lao động trực tiếp, áp dụng kỹ thuật tiên tiến là điều kiện trên quyết để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, cần thấy rằng: Thứ nhất, máy móc dù tối tân đến đâu cũng do con người chế tạo. Nếu khơng có sự lao động sáng tạo của con người sẽ khơng thể có các máy móc thiết bị đó. Thứ hai, máy móc thiết bị có hiện đại đến đâu thì cũng phải phù hợp với trình độ tổ chức kỹ thuật, trình độ sử dụng máy móc của người lao động. Thực tế do trình độ sử dụng kém nên vừa khơng đem lại năng suất cao vừa tốn kém tiền bạc cho hoạt động sửa chữa, kết cục là hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp.

Trong sản xuất kinh doanh lực lượng lao động của doanh nghiệp có thể vừa sáng tạo, vừa đưa chúng vào sử dụng tạo ra tiềm năng lớn cho việc nâng cao hiệu quả sản

xuất kinh doanh. Lực lượng lao động có thể sáng tạo ra sản phẩm mới, với kiểu dáng phù hợp với người tiêu dùng làm cho sản phẩm của doanh nghiệp có thể bán với giá cao, tạo ra hiệu quả kinh doanh cao. Lực lượng lao động trực tiếp tác động đến năng suất lao động, trình độ sử dụng nguồn lực khác (máy móc thiết bị, nguyên vật liệu....) nên tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Chăm lo việc đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chun mơn của đội ngũ lao động được coi là nhiệm vụ hàng đầu của nhiều doanh nghiệp hiện nay và thực tế cho thấy những doanh nghiệp mạnh trên thị trường hiện nay là những doanh nghiệp có đội ngũ lao động có trình độ chun mơn cao, có tác phong làm việc khoa học và có kỷ luật kỷ cương trong cơng việc.

1.6.2.3. Trình độ tổ chức quản lý

Trong sản xuất kinh doanh hiện nay, đối với mọi doanh nghiệp có đặc điểm sản xuất kinh doanh cũng như quy mơ khác. Nhân tố quản trị đóng vai trị càng lớn trong việc nâng cao hiệu quả và kết qủa hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đội ngũ các nhà quản trị mà đặc biệt là các nhà quản trị cao cấp, lãnh đạo doanh nghiệp bằng phẩm chất và tài năng của mình có vai trị quan trọng bậc nhất, ảnh hưởng có tính chất quyết định đến sự thành đạt của một doanh nghiệp. Kết quả và hiệu quả hoạt động của quản trị doanh nghiệp đều phụ thuộc rất lớn vào trình độ chun mơn của đội ngũ các nhà quản trị cũng như cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp, việc xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận chức năng và thiết lập mối quan hệ giữa các bộ phận chức năng đó. Người quản trị doanh nghiệp phải chú ý tới hai nhiệm vụ chính.

- Xây dựng tập thể thành một hệ thống đồn kết, năng động, sáng tạo, lao động đạt hiệu quả cao.

- Dìu dắt tập thể dưới quyền, hồn thành mục đích và mục tiêu của doanh nghiệp một cách vững chắc và ổn định.

1.6.2.4. Mức độ áp dụng kỹ thuật, công nghệ

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay công nghệ là yếu tố quyết định cho sự phát triển của sản xuất kinh doanh, là cơ sở để doanh nghiệp khẳng định vị trí của mình trên thương trường. Chính sách cơng nghiệp hố, hiện đại hố của đảng và nhà nước chính là để khuyến khích các doanh nghiệp thích ứng tốt hơn với những thay đổi trong môi trường công nghệ. Sự thay đổi của công nghệ tác động tới doanh nghiệp theo nhiều khía cạnh khác nhau, đặc biệt nó khơng tách rời khỏi yếu tố con người. Hơn nữa yếu tố con người cịn quyết định sự thành cơng hay thất bại của những thay đổi lớn trong công nghệ.

Công nghệ và đổi mới công nghệ là động lực là nhân tố của phát triển trong các doanh nghiệp. Đổi mới công nghệ là yếu tố là biện pháp cơ bản giữ vai trò quyết định để doanh nghiệp giành thắng lợi trong cạnh tranh.Công nghệ lạc hậu sẽ tiêu hao ngun vật liệu lớn, chi phí nhân cơng và lao động nhiều, do vậy làm tăng chi phí giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Nền kinh tế hàng hoá thực sự đặt ra yêu cầu bức bách, buộc các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển muốn có vị trí vững chắc trong quá trình cạnh tranh phải thực hiện gắn sản xuất với khoa học kỹ thuật và coi chất lượng sản phẩm là vũ khí sắc bén nhất trong cạnh tranh trên thị trường đồng thời là phương pháp có hiệu quả tạo ra nhu cầu mới. Ngày nay, cạnh tranh giá cả đã chuyển sang cạnh tranh chất lượng. Như vậy vai trị của đổi mới cơng nghệ tiên tiến có thể giải quyết được các vấn đề mà nền kinh tế thị trường đặt ra.

Căn cứ vào các đặc trưng của công nghệ cũng như nhu cầu thiết của việc đổi mới cơng nghệ thì mục đích chính và quan trọng nhất của đổi mới công nghệ là nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao, duy trì và phát triển doanh nghiệp ngày càng đi lên. Mục đích đổi mới cơng nghệ cần phải tập chung là:

- Tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp về chất lượng, sản phẩm, thông qua chiến lược sản phẩm trên cơ chế thị trường.

- Tạo ra lợi nhuận siêu nghạch, đạt được năng suất cao trong sản xuất kinh doanh.

- Góp phần thực hiện tốt chủ trương của đảng và nhà nước về hiện đại hóa, cơng nghiệp hóa trong các doanh nghiệp phù hợp với xu hướng chung của cả nước.

1.6.2.5. Đặc điểm sản phẩm

Ngày nay, đặc điểm sản phẩm mà trong đó yếu tố chất lượng của sản phẩm trở thành một công cụ cạnh tranh quan trọng của các doanh nghiệp trên thị trường, vì chất lượng của sản phẩm có thoả mãn nhu cầu của khách hàng về sản phẩm, chất lượng sản phẩm càng cao sẽ đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng tốt hơn. Chất lượng sản phẩm luôn luôn là yếu tố sống còn của mỗi doanh nghiệp, khi chất lượng sản phẩm không đáp ứng được những yêu cầu của khách hàng, lập tức khách hàng sẽ chuyển sang tiêu dùng các sản phẩm khác cùng loại. Chất lượng của sản phẩm góp phần tạo nên uy tín danh tiếng của doanh nghiệp trên thị trường.

Những đặc tính mang hình thức bên ngồi của sản phẩm như : Mẫu mã, bao bì, nhãn hiệu…trước đây khơng được coi trọng nhưng ngày nay nó đã trở thành những yếu tố cạnh tranh quan trọng không thể thiếu được. Thực tế cho thấy, khách hàng thường lựa chọn các sản phẩm theo trực giác, vì vậy những loại hàng hố có mẫu mã bao bì nhãn hiệu đẹp và gợi cảm…luôn giành được ưu thế hơn so với các hàng hố khác cùng loại.

Các đặc tính của sản phẩm là nhân tố quan trọng quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp góp phần rất lớn tới việc tạo uy tín, đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm làm cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nên có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (Lê Thanh Tùng, 2010).

1.6.2.6. Cơ sở vật chất, kỹ thuật

Cơ sở vật chất kỹ thuật trong doanh nghiệp là yếu tố vật chất hữu hình quan trọng phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, làm nền tảng quan trọng để doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh. Cơ sở vật chất đem lại sức mạnh kinh doanh cho doanh nghiệp trên cơ sở sức sinh lời của tài sản. Cơ sở vật chất

dù chiếm tỷ trọng lớn hay nhỏ trong tổng tài sản của doanh nghiệp thì nó vẫn có vai trị quan trọng thúc đẩy các hoạt động kinh doanh, nó thể hiện bộ mặt kinh doanh của doanh nghiệp qua hệ thống nhà xưởng, kho tàng, cửa hàng, bến bãi…Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp càng được bố trí hợp lý bao nhiêu thì càng góp phần đem lại hiệu quả cao bấy nhiêu. Điều này thấy khá rõ nếu một doanh nghiệp có hệ thống nhà xưởng, kho tàng, cửa hàng, bến bãi được bố trí hợp lý, nằm trong khu vực có mật độ dân cư đơng, thu nhập cao, cầu về tiêu dùng của người dân cao…và thuận lợi về giao thông sẽ đem lại cho doanh nghiệp một tài sản vơ hình rất lớn đó là lợi thế kinh doanh đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao.

Trình độ kỹ thuật và trình độ cơng nghệ sản xuất của doanh nghiệp ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng tới mức độ tiết kiệm hay tăng phí ngun vật liệu do đó ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có trình độ kỹ thuật sản xuất và có cả cơng nghệ sản xuất tiên tiến và hiện đại sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, cịn nếu trình độ kỹ thuật sản xuất của doanh nghiệp thấp kém hoặc công nghệ sản xuất lạc hậu hay thiếu đồng bộ sẽ làm cho năng suất, chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp rất thấp, sử dụng lãng phí nguyên vật liệu (Lê Thanh Tùng, 2010).

1.6.2.7. Nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng và không thể thiếu được đối với các doanh nghiệp sản xuất. Số lượng, chủng loại, cơ cấu, chất lượng, giá cả của nguyên vật liệu và tính đồng bộ của việc cung ứng nguyên vật liệu ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu, ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng của sản phẩm do đó ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chi phí sử dụng nguyên vật liệu của các doanh nghiệp sản xuất thường chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí kinh doanh và giá thành đơn vị sản phẩm cho nên việc sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu có ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu đồng nghĩa với việc tạo ra kết quả lớn hơn với cùng một lượng nguyên vật liệu.

Bên cạnh đó, chất lượng của công tác đảm bảo nguyên vật liệu cũng ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu công tác tổ chức đảm bảo nguyên vật liệu được tốt, tức là luôn luôn cung cấp đầy đủ, kịp thời và đồng bộ đúng số lượng, chất lượng, chủng loại các loại nguyên vật liệu cần thiết theo yêu cầu của sản xuất kinh doanh, không để xảy ra tình trạng thiếu hay là ứ đọng nguyên vật liệu, đồng thời thực hiện việc tối thiểu hố chi phí kinh doanh của ngun vật liệu thì khơng những đảm bảo cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình thường mà cịn góp phần rất lớn vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (Lê Thanh Tùng, 2010).

TĨM TẮT CHƯƠNG 1

Thơng qua những khái niệm, bản chất về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp căn cứ trên đặc thù của ngành chế biến gỗ.Bên cạnh đó cũng nêu lên một số quan điểm trong việc đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến gỗ. Ngoài ra Chương 1 cũng đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến gỗ bao gồm các nhân tố bên trong và bên ngoài như: Mức độ áp dụng kỹ thuật công nghệ, đối thủ cạnh tranh, vốn, nguồn nhân lực, trình độ tổ chức quản lý, thị trường….

Tác giả tổng hợp những lý luận cơ bản về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và của doanh nghiệp chế biến gỗ nói riêng làm nền tảng để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Đồ gỗ mỹ nghệ Sài Gòn Xinh trong chương tiếp theo.

Chương 2

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CƠNG TY TNHH ĐỒ GỖ MỸ NGHỆ

SÀI GỊN XINH

2.1. Giới thiệu khái quát về nghành chế biến gỗ và Cơng ty TNHH Đồ gỗ mỹ

nghệ Sài Gịn Xinh

2.1.1. Giới thiệu khái quát về nghành chế biến và xuất khẩu gỗ

2.1.1.1. Quy mô, năng lực sản xuất và thị trường

Theo Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam (VIFORES), trong 2 tháng đầu năm 2013, ngành gỗ Việt Nam đã xuất khẩu đạt 831 triệu USD, tăng trên 36% so với cùng kỳ.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH đồ gỗ mỹ nghệ Sài Gòn Xinh (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w