5. Kết cấu luận văn
2.1 Giới thiệu khái quát về nghành chế biến gỗ và Công ty TNHH Đồ gỗ mỹ
nghệ Sài Gòn Xinh
2.1.1. Giới thiệu khái quát về nghành chế biến và xuất khẩu gỗ
2.1.1.1. Quy mô, năng lực sản xuất và thị trường
Theo Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam (VIFORES), trong 2 tháng đầu năm 2013, ngành gỗ Việt Nam đã xuất khẩu đạt 831 triệu USD, tăng trên 36% so với cùng kỳ. Hiện tại Việt Nam đang là quốc gia đứng thứ 6 trên thế giới, thứ 2 Châu Á và đứng đầu Đông Nam Á về xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ.
Tuy nhiên VIFORES cũng dự báo trong năm nay thị trường xuất khẩu gỗ Việt Nam sẽ đối mặt với nhiều thách thức, nhất là từ thị trường EU. Nguyên nhân là do kể từ tháng 3/2013, EU áp dụng "quy định về trách nhiệm giải trình" đối với đồ gỗ nhập khẩu vào thị trường này. Theo đó, các doanh nghiệp phải chứng minh được nguồn gốc hợp pháp của gỗ và sản phẩm gỗ. Bất kỳ lô hàng gỗ/sản phẩm gỗ nào mà doanh nghiệp nhập khẩu mua phải được sản xuất theo quy định hiện hành của luật pháp tại quốc gia khai thác gỗ và theo quy chế của EU về gỗ. Do đó, trong năm 2013 thị trường truyền thống EU sẽ suy giảm, thậm chí có thể tăng trưởng âm.
Mặc dù vậy, VIFORES vẫn lạc quan rằng, xuất khẩu Việt Nam sẽ tăng mạnh trong năm nay do một số doanh nghiệp đã nhận được đơn hàng đến giữa năm từ các đối tác Mỹ. Dự kiến, xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Mỹ trong năm nay sẽ tăng 18%, sang thị trường EU sẽ tăng 8-10%, sang Trung Quốc tăng 15% và Nhật Bản từ 11-12%. Để
có được kết quả này các doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao năng lực cạnh tranh bằng việc tập trung vào thiết kế sản phẩm, đầu tư nhiều hơn cho khâu phân phối, quảng bá trên thị trường trong nước và quốc tế.
Được biết, trong năm 2012, Việt Nam đã thu về 4,5 tỷ USD từ xuất khẩu gỗ, tăng 19% so với năm 2011.
Hiện nay nhu cầu tiêu thụ sản phẩm gỗ trên thế giới tăng đáng kể, nhập khẩu các mặt hàng đồ gỗ của các nước nhập khẩu nhiều nhất như là Mỹ, Đức, Pháp, Anh và Nhật Bản cũng tăng nhanh. Trước tình hình đó, ngành cơng nghiệp chế biến gỗ của thế giới cũng đã thay đổi đáng kể, đặc biệt là ở Trung Quốc và một số nước Châu Á khác như Inđonêxia, Thái Lan, Malaysia, Việt Nam… đã phát triển vơ cùng nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Theo Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam (Bộ NN&PTNT), ngành công nghiệp chế biến gỗ có sự phát triển nhanh, mạnh trong thời kỳ từ năm 2000 đến nay. Tuy nhiên, hiệu quả khơng cao do thiếu quy hoạch, cịn phụ thuộc nhiều vào gỗ nguyên liệu và phụ liệu nhập khẩu. Ngồi ra, quy mơ sản xuất nhỏ với cơng nghệ hạn chế, thiếu hình thức tổ chức sản xuất, liên doanh, liên kết thích hợp gắn kết nhà máy chế biến với sản xuất và cung ứng nguyên liệu. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp chế biến gỗ chưa coi trọng khai thác thị trường đồ gỗ nội địa, bỏ ngỏ thị trường đồ gỗ nội thất cho các cơ sở chế biến nhỏ, làng nghề gỗ và đồ gỗ nhập khẩu.
Ngành chế biến và xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam có những bước phát triển vượt bậc, tốc độ phát triển hàng năm luôn đạt mức cao, xuất khẩu đồ gỗ từ 1,933 tỷ USD năm 2006 lên 4,666 tỷ USD năm 2012. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2007-2012 đạt 16,5%. Việt Nam trở thành nước xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất khu vực Đơng Nam Á.
Nhìn chung quy mơ của các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ xuất khẩu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, sản xuất kết hợp giữa thủ cơng và cơ khí. Các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng đồ gỗ cơng nghiệp thường có sự đầu tư mới về các trang thiết bị và công nghệ tiên tiến phục vụ sản xuất, trong khi đó đại bộ phận các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ có hệ thống thiết bị khá lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu của các đơn hàng lớn hay các thị trường yêu cầu chất lượng cao. Đa số các công ty sản xuất
và chế biến các sản phẩm gỗ tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Nam (T.P Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai…), các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên (Bình Định,
Gia Lai, Đắc Lắc…), một số công ty, thường là các công ty sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ mỹ nghệ, tập trung ở các tỉnh phía Bắc và khu vực đồng bằng sơng Hồng như Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Tây, Vĩnh Phúc…
Hầu hết các sản phẩm đồ gỗ của các doanh nghiệp Việt Nam chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp của Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, các nước Đông Âu và Mỹ La Tinh.
Trong những năm tới, ngồi việc duy trì và phát triển các thị trường truyền thống (cả thị trường trung chuyển và thị trường người tiêu dùng trực tiếp) để thơng qua đó uy tín và chất lượng của sản phẩm gỗ xuất khẩu Việt Nam tiếp cận nhanh hơn tới người tiêu dùng, ngành gỗ Việt Nam sẽ tập trung phát triển mạnh một số thị trường mục tiêu, có nền kinh tế phát triển ổn định, sức mua ổn định và nhu cầu liên tục tăng, các thể chế về kinh doanh, thương mại hoàn thiện, hệ thống phân phối rộng khắp và năng động, bao gồm: EU, Mỹ, Nhật Bản…
Thực tế năng lực tài chính tiếp thị, nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu, nên nếu trực tiếp thiết lập các kênh phân phối, mạng lưới tiêu thụ và nghiên cứu nhu cầu phát triển của thị trường sẽ thực sự rất khó khăn đối với mỗi doanh nghiệp. Việc sử dụng những kênh phân phối hiện có và khả năng phát triển thị trường của các nhà phân phối và nhập khẩu tại các thị trường lớn và giải pháp hữu hiệu nhất để tăng sản lượng thâm nhập thị trường đồng thời tiết kiệm chi phí cho cơng tác tiếp thị.
2.1.1.2. Các sản phẩm gỗ xuất khẩu
Sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam từ chỗ chỉ là sản phẩm thơ (gỗ trịn, gỗ xẻ) đã phát triển lên một trình độ gia cơng cao hơn, áp dụng cơng nghệ tẩm, sấy, trang trí bề mặt… xuất khẩu các sản phẩm hồn chỉnh, sản phẩm có giá trị gia tăng về cơng nghệ và lao động. Có thể chia các sản phẩm gỗ xt khẩu của Việt Nam thành 4 nhóm chính:
Nhóm thứ nhất: Nhóm sản phẩm đồ mộc ngồi trời bao gồm các loại bàn ghế, vườn, ghế băng, dù che nắng, ghế xích đu… làm hồn tồn từ gỗ hoặc kết hợp với các vật liệu khác như sắt, nhơm, nhựa…
Nhóm thứ hai: Nhóm sản phẩm đồ mộc trong nhà bao gồm các loại bàn ghế, giường tủ, giá kê sách, đồ chơi, ván sàn… làm hoàn toàn từ gỗ hay gỗ kết hợp với các vật liệu khác như da, vải…
Nhóm thứ ba: Nhóm đồ mỹ nghệ chủ yếu từ gỗ rừng tự nhiên bao gồm bàn, ghế, tủ… áp dụng các cơng nghệ chạm, khắc, khảm.
Nhóm thứ tư: Sản phẩm dăm gỗ sản xuất từ gỗ rừng trồng mọc nhanh như gỗ keo, gỗ bạch đàn…
Hiện nay, hàng gỗ chế biến xuất khẩu sang thị trường Mỹ chủ yếu là bàn ghế ngoài trời làm từ gỗ cứng trong khi hàng tới thị trường Nhật Bản và EU chủ yếu là đồ dùng trong nhà làm từ gỗ mềm.
2.1.1.3. Gỗ mỹ nghệ Việt Nam
Bên cạnh sự phát triển của ngành công nghiệp gỗ chế biến, nghề gỗ mỹ nghệ Việt Nam cũng đang có sự phát triển mạnh mẽ cả về lượng và chất. Cả nước có nhiều làng gỗ mỹ nghệ, trong đó có rất nhiều làng nghề lớn như Văn Hà (Vĩnh Phúc), Đồng Kỵ (Bắc Ninh), Đông Giao (Hải Dương), Đồng Minh (Hải Phòng), La Xuyên (Nam Định)
Kim Bồng (Quảng Nam)… Các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp kinh doanh hàng gỗ mỹ nghệ có xu thế tập trung về những thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh hay ngay tại các làng nghề. Các sản phẩm gỗ mỹ nghệ của Việt Nam khơng chỉ
có chất lượng mà cịn vô cùng phong phú về mẫu mã phục vụ cho mọi nhu cầu của cuộc sống, từ đồ trang trí nội thất như bàn, ghế, tủ, đèn… đến các loại tượng, đồ trang sức, đồ dùng nhà bếp…, đã được đưa đến hơn 100 quốc gia trên thế giới, trong đó phải kể đến các thị trường lớn như Nhật, Mỹ, Đài Loan, Hồng Kông, các nước Châu Âu đem lại kim ngạch xuất khẩu hàng năm rất cao (Tổng cục thống kê, 2012).
Hiện nay, ở Việt Nam chưa có khu rừng nào có chứng chỉ rừng (FSC), trong khi đó nhu cầu sử dụng các sản phẩm có chứng chỉ nguồn gốc xuất xứ ngày càng cao ở hầu hết các thị trường lớn. Để phát huy hết tiềm năng của ngành chế biến gỗ Việt Nam, các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp cần hết sức chú ý đến xu hướng “mơi trường hóa” thương mại đồ gỗ. Với 3 xu hướng ngun liệu chính: gỗ nhân tạo, gỗ có chứng nhận FSC và gỗ tái chế, các tiêu chuẩn về môi trường sẽ được thị trường đặt ra ngày càng nhiều cho thương mại đồ gỗ, kể cả việc xác định tính hợp pháp và khả năng tái sinh của khu vực khai thác. Do đó, đối với các sản phẩm gỗ khai thác tại Việt Nam cần mời các tổ chức quốc tế có thẩm quyền kiểm tra việc quản lý, khai thác gỗ và cấp giấy chứng chỉ xác nhận gỗ được khai thác. Đặc biệt, việc xây dựng và các tiêu chí quản lý rừng bền vững cần được tiến hành nhanh chóng, triệt để nhằm đạt được một số lợi thế cho ngành lâm nghiệp Việt Nam.
2.1.2. Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Đồ gỗ mỹ nghệ Sài Gòn Xinh
2.1.2.1. Đặc điểm của Công ty TNHH Đồ gỗ mỹ nghệ Sài Gòn Xinh
- Tên cơng ty: CƠNG TY TNHH ĐỒ GỖ MỸ NGHỆ SÀI GÒN XINH - Tên giao dịch quốc tế: SAI GON XINH FUNITURE CO. LTD
- Chủ sở chính: 42A đường 185, Phường Phước Long B, Quận 9, Tp.HCM. - Văn phòng kinh doanh và cửa hàng trưng bày sản phẩm đặt tại 62 đường số 2, Cư xá Đô Thành, Phường 4, Quận 3, Tp.HCM.
- Số điện thoại: 08 3640 0527 - Website: www.saigonxinh.com.vn
- Giấy phép ĐKKD số 030462527 do Sở Kế Hoạch - Đầu Tư – Tp.HCM cấp. - Công ty TNHH Đồ gỗ mỹ nghệ Sài Gòn Xinh là một Công ty chuyên sản xuất các sản phẩm từ gỗ, đặc biệt là sản phẩm đồ gỗ nội thất giả cổ theo phong cách Châu Âu, chuyên gia công và sản xuất cho thị trường trong nước và xuất khẩu đi thị trường nước ngồi. Cơng ty TNHH Đồ gỗ mỹ nghệ Sài Gịn Xinh được thành lập với nguồn vốn của: Ơng Vương Duy Hồng - Giám đốc Cơng ty, Ơng Nguyễn Thành Phương - Phó giám đốc, Ơng Bùi Xn Tường - Kế tốn trưởng. Tuy còn là một doanh nghiệp non trẻ mới thành lập, Công ty hoạt động trong điều kiện cịn gặp nhiều khó khăn nhưng Công ty đã từng bước khắc phục nhờ sự cố gắng, nỗ lực của Ban giám đốc cũng như đội ngũ công nhân không ngừng nâng cao trình độ, học hỏi và tích luỹ kinh nghiệm để xây dựng Công ty ngày càng vững mạnh hơn.
Trong những năm đầu hoạt động Công ty TNHH Đồ gỗ mỹ nghệ Sài Gịn Xinh gặp rất nhiều khó khăn về nguồn vốn, nguồn nhân lực, đầu ra cho sản phẩm, bên cạnh đó thì nền kinh tế có nhiều chuyển biến mới, thị trường cũng biến động liên tục. Vì thế, với Cơng ty cịn non trẻ như Công ty TNHH Đồ gỗ mỹ nghệ Sài Gịn Xinh sẽ khơng tránh khỏi những khó khăn và thách thức. Nhưng với sự nỗ lực của Ban Giám đốc cũng như tồn thể đội ngũ cơng nhân và nhân viên, Công ty đã ngày càng phát triển ổn định và đứng vững hơn trên thương trường.
Hoạt động kinh doanh Công ty hiện nay chủ yếu là gia công, sản xuất sản phẩm đồ thủ công mỹ nghệ, đồ nội thất giả cổ phong cách Châu Âu theo đơn đặt hàng của khách hàng trong nước và nước ngoài. Với từng bước phát triển, trang bị máy móc và thiết bị hiện đại, nâng cao tay nghề đội ngũ lao động và mở rộng thêm thị trường Công ty quyết tâm sẽ ngày càng phát triển và vững mạnh hơn.
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT PHÓ GIÁM ĐỐC NHÂN SỰ
BỘ PHẬN MÁY PHỊNG KẾ TỐN
BỘ PHẬN
LẮP RÁP PHÒNG HÀNH CHÁNH NHÂN SỰ
BỘ PHẬN SƠN PHỊNG KẾ HOẠCH, THIẾT KẾ
BỘ PHẬN
BAO BÌ PHÒNG MẪUKHO VÀ
2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy
“ Nguồn: Cơng ty Sài Gịn Xinh”
Giám đốc: Đại diện pháp nhân của Công ty, chịu trách nhiệm về toàn bộ
hoạt động sản xuất kinh doanh, có quyền quyết định tất cả các vấn đề trong Công ty, đứng ra ký kết các hợp đồng kinh tế với khách hàng và nhà cung ứng nguyên vật liệu.
Phó giám đốc: Phụ trách mảng được giao và có trách nhiệm báo cáo với Giám
đốc. Phịng kế tốn: thực hiện nhiệm vụ thu và chi, kiểm tra việc chi tiêu các khoản tiền vốn, sử dụng vật tư, theo dõi đối chiếu công nợ. Quản lý tài sản của Công ty, hạch toán chứng từ, viết phiếu xuất nhập kho. Kiểm tra, viết hoá đơn thanh toán theo yêu cầu thanh toán.
Phòng Hành chánh Nhân sự : Tổ chức mua sắm phương tiện, máy móc,
phụ kiện phục vụ cho quá trình sản xuất, văn phịng phẩm phục vụ cho q trình làm việc của các phịng ban
- Tổng hợp truyền đạt các quyết định của giám đốc cho các phịng ban. - Chuẩn bị thơng báo các cuộc họp cho các bộ phận trong Công ty. - Chuẩn bị tiếp khách và xe đi lại cho các khách hàng tham quan xưởng. - Bảo trì lại những máy móc và thiết bị để phục vụ cho sản xuất.
Phịng Kế hoạch, Thiết kế:
- Lập và phân tích các đơn hàng mới. - Nghiên cứu đơn đặt hàng mới.
- Xây dựng những kế hoạch sản xuất để trình lên Giám đốc.
- Cung cấp các thông tin liên quan đến sản phẩm một cách đầy đủ chính xác bằng các bản vẽ kỹ thuật.
Kho và phòng mẫu:
- Kho: Lưu trữ hàng hoá, nguyên vật liệu và sản phẩm hồn thiện của Cơng ty là kho chính.
2.2. Đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Đồ Gỗ Mỹ Nghệ Sài Gịn Xinh
2012
2.2.1. Phân tích chung tình hình kinh doanh của Cơng ty giai đoạn 2008 –
Tình hình kinh doanh của Cơng ty giai đoạn từ năm 2008 – 2012 được khái quát qua số liệu tại bảng sau:
Bảng 2.1: Tình hình kinh doanh của Cơng ty Sài Gòn Xinh
giai đoạn 2008 – 2012
STT Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 2011 2012
1 Tổng doanh thu Tỷ đồng 5.42 6.58 9.62 10.51 12.03
2 Tổng chi phí Tỷ đồng 1.01 1.23 1.16 1.33 1.34
3 Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 0.08 (0.13) 0.52 0.78 0.60
4 Thuế thu nhập doanh nghiệp Tỷ đồng 0.02 - 0.10 0.20 0.15
5 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 0.06 (0.13) 0.42 0.59 0.45
“ Nguồn: Báo cáo tài chính của Cơng ty từ 2008 – 2012”
Biểu đồ 2.1: Tình hình sản xuất kinh doanh của Cơng ty Sài Gòn Xinh
Qua Bảng 2.1 chúng ta thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty vào năm 2008 và 2009 là còn hạn chế, gần như khơng có lợi nhuận. Như đã đề cập, yếu tố kinh tế vĩ mô và yếu tố thị trường là hai trong số các nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, trong giai đoạn này, đặc biệt là năm 2009, Công ty bị lỗ do ảnh hưởng chung của nền kinh tế, kéo theo sự thu hẹp của thị trường đồ gỗ trong nước. Tuy nhiên, do có sự chuẩn bị tốt cũng như nhanh chóng cải thiện cơng tác quản lý, từ năm 2010 tình hình kinh doanh của Cơng ty đã khá ổn định, đạt được lợi nhuận sau thuế cao. Công ty đã ký kết được nhiều hợp đồng và đơn hàng