Đánh giá kết quả thực nghiệm:

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) vận dụng phương pháp dạy học Đàm thoại phát hiện để xây dựng hệ thống câu hỏi dạy học Dãy số lớp 11 THPT (Trang 53 - 57)

II. Giới hạn của dãy số ở dạng vô định

2.Đánh giá kết quả thực nghiệm:

2.1. Đề bài kiểm tra

* Trong thời gian TN, tác giả ra hai đề kiểm tra, một bài 45 phút sau bài “Ôn tập chương III”, một bài 15 phút sau bài “Dãy số có giới hạn hữu hạn”. Các lớp thực nghiệm và ĐC làm chung một đề kiểm tra, cụ thể như sau:

Bài 1 (Kiểm tra 45 phút)

a/ Tìm của dãy số trên

b/ Xét tính tăng, giảm và bị chặn của dãy số trên. c/ Tính tổng 15 số hạng đầu tiên của dãy số. Câu 2: (4 điểm)

a/ Tìm cấp số cộng biết .

b/ Tìm bốn góc của một tứ giác, biết rằng số đo các góc đó lập thành một cấp số nhân và góc cuối gấp 9 lần góc thứ hai.

Câu 3: (2 điểm) Cho dãy số với và .

Chứng minh rằng vừa là cấp số cộng, vừa là cấp số nhân. Bài 2 (Kiểm tra 15 phút)

Tìm các giới hạn sau:

1/ 2/ 3/

* Mục tiêu kiểm tra đánh giá: Kiểm tra mức độ tiếp thu bài giảng của HS khi tiến hành TN.

2.2. Thống kê kết quả bài kiểm tra giữa lớp thực nghiệm sư phạm và lớp đối chứng

Giỏi (từ 8 đến 10); Khá (từ 7 đến cận 8); Trung bình (từ 5 đến cận 7); Yếu (từ 3 đến cận 5); Kém (từ 0 đến cận 3).

Kết quả kiểm tra được chúng tôi phân loại và thống kê trong bảng sau: Bảng 3.1. Kết quả của bài 1.

Kết quả Lớp Số bài % Số bài % Số bài % Số bài % Số bài % TN 13 30.2 7 16.3 17 39.5 5 11.6 1 2.4 ĐC 7 17.1 5 12.2 16 39.0 10 24.4 3 7.3

Bảng 3.2. Kết quả của bài 2. Kết

quả Lớp

Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém

Số bài % Số bài % Số bài % Số bài % Số bài % TN 14 32.5 8 18.6 15 34.8 6 14.1 0 0 ĐC 9 22 7 17.1 14 34.1 8 19.5 3 7.3

2.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm

a) Đánh giá định lượng từ kết quả các bài kiểm tra

Kết quả các bài kiểm tra như đã trình bày ở trên cho thấy:

- Tỷ lệ HS ở lớp TN đạt điểm giỏi cao hơn nhiều so với lớp ĐC, chênh lệch 13,1% (bài 1), 10,5% (bài 2).

- Tỷ lệ HS đạt điểm khá và trung bình ở lớp thực nghiệm cũng cao hơn lớp đối chứng, chênh lệch 4,1% (bài 1), 1,5% (bài 2) và 0,5% (bài 1), 0,8% (bài 2).

- Tỷ lệ HS đạt điểm yếu và kém ở lớp TN thấp hơn nhiều so với lớp ĐC, chênh lệch 12,8% (bài 1), 5,3% (bài 2) và 4,9% (bài 1), 7,3%(bài 2).

Nhìn chung HS ở lớp TN nắm chắc kiến thức cơ bản, các em trình bày lời giải rõ ràng có căn cứ trong lập luận và tính được kết quả nhanh, chính xác. Điều này thể hiện tính tích cực của tư duy và mức độ nắm chắc bài của các em.

Như vậy, dạy học theo PP đàm thoại phát hiện có nhiều khả năng sẽ phát huy tính tích cực học tập của HS, khiến HS có thói quen độc lập, tự giác nắm chắc kiến thức nhờ đó kết quả học tập sẽ cao hơn.

c) Đánh giá định tính

- Hệ thống câu hỏi được xây dựng trong mỗi giáo án có mức độ khó đứng mực đã tạo được sự hứng thú, lơi cuốn HS vào q trình tìm hiểu, phát hiện vấn đề; khi giải quyết các câu hỏi HS tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập, kích thích tính tích cực độc lập tư duy, bồi dưỡng khả năng diễn đạt bằng lời các vấn đề khoa học.

- Nhiều GV nhận xét: PPDH đàm thoại phát hiện có tính khả thi, nhưng đây khơng phải là PPDH vạn năng mà nó cần phải được kết hợp với các PPDH tích cực khác mới có hiệu quả cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Việc soạn bài mất nhiều thời gian và phải nắm vững nội dung, trọng tâm bài giảng để đặt câu hỏi hướng vào nội dung, phù hợp với đối tượng.

Các ý kiến phản hồi của HS về mức độ hiểu bài và sự hứng thú trong bài giảng và kết quả bài kiểm tra:

- Sau khi học bài xong, đa số HS đã nắm được ngay kiến thức cơ bản, có kỹ năng vận dụng hồn thành bài tập được giao.

- HS bước đầu tỏ ra hứng thú với PPDH đàm thoại phát hiện và mong muốn thầy cơ dạy mình sử dụng PPDH này.

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) vận dụng phương pháp dạy học Đàm thoại phát hiện để xây dựng hệ thống câu hỏi dạy học Dãy số lớp 11 THPT (Trang 53 - 57)