Hạn chế của thơ và cách khắc phục

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) sử dụng thơ, ca dao, tục ngữ trong dạy học địa lý tự nhiên lớp 10 và lớp 12 (Trang 57 - 59)

Trong các bài thơ hay một số trích đoạn thơ, có các hiện tƣợng tự nhiên đƣợc phản ánh, tuy nhiên đó chỉ là cảm nhận riêng của tác giả khi đứng trƣớc hiện tƣợng tự nhiên ấy, những câu thơ đó chỉ nêu lên hiện tƣợng địa lí một cách tƣơng đối. Hơn nữa, các nhà thơ thƣờng sử dụng biện pháp tu từ để diễn tả ý đồ nghệ thuật, diễn tả tâm trạng của mình, cho nên có những lí giải về hiện tƣợng tự nhiên khơng đƣợc chính xác.

Ví dụ 1: Hàn Mặc Tử viết trong bài “Một nửa trăng”:

Nội dung Địa lí đƣợc phản ánh là trong câu thơ: đứng trên Trái Đất vào ban đêm ta nhìn thấy Trăng có hình bán nguyệt đó là trăng thƣợng huyền hoặc trăng hạ huyền (ngày 7, ngày 22 tháng âm dƣơng lịch). Tuy nhiên lí giải nguyên nhân của hiện tƣợng trăng bán nguyệt tác giả viết trong câu thơ khơng chính xác “Một nửa

trăng ai cắn vỡ rồi”.

Ví dụ 2: Tản Đà viết

”Hải Vân đèo lớn vượt qua

Mưa xuân ai bỗng đổi ra nắng hè.”

Nội dung Địa lí đƣợc phản ánh là trong câu thơ: Đèo Hải Vân nằm trên dãy Bạch Mã là ranh giới tự nhiên giữa hai miền Bắc – Nam. Cuối mùa đơng, phía Bắc đèo Hải Vân mƣa phùn độc đáo (mƣa xuân). Phía Nam đèo Hải Vân từ Đà Nẵng trở vào Nam thời tiết nắng, nóng. Nhƣng không phải do “ai” đổi thời tiết mƣa xuân ra nắng hè mà do ảnh hƣởng của bức chắn địa hình dãy Bạch Mã đối với gió Đơng Bắc xuất phát từ áp cao Xibia kết hợp với sự suy yếu của gió này khi di chuyển trên quãng đƣờng dài.

Ví dụ 3: Xuân Quỳnh viết trong bài sóng “Sóng bắt đầu từ gió”. Nội dung

địa lí đƣợc phản ánh trong câu thơ: nguyên nhân sinh ra sóng là do gió. Nhƣng nguyên nhân sinh ra sóng khơng phải chỉ do gió mà cịn nhiều nguyên nhân khác nhƣ: do động đất, do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời với lớp nƣớc trên Trái Đất (sóng triều)

Vì vậy, khi sử dụng thơ phục vụ dạy học Địa lí Tự nhiên khơng nên tuyệt đối hóa nội dung Địa lí trong các câu thơ. Muốn giải thích hiện tƣợng Tự nhiên một cách khoa học thì cần phải sử dụng kiến thức địa lí.

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) sử dụng thơ, ca dao, tục ngữ trong dạy học địa lý tự nhiên lớp 10 và lớp 12 (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)