Số lượng (Cơng ty) Tỷ lệ (%) Khơng có khả năng trả nợ 21 16,4
Có khả năng trả nợ 107 83,6
Bên cạnh thu thập 128 mẫu trên để xây dựng mơ hình nghiên cứu, nghiên cứu cịn thu thập thêm báo cáo tài chính của 2 doanh nghiệp kinh doanh BĐS tại thời điểm năm 2012 trong đó 1 đã thực hiện cơ cấu nợ (xem như là nợ quá hạn) và 1 đang có nợ nhóm 1 tại ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt- Chi nhánh TP.HCM. Mục đích của việc thu thập này là dùng để kiểm định lại độ chính xác của mơ hình mà nghiên cứu đã xây dựng được.
2.2.3.3 Xây dựng mơ hình
Vì số lượng đầu vào khá lớn và nghiên cứu là để xây dựng nên mơ hình mới nên để tìm được mơ hình hồi quy Logistic tối ưu nhất nhanh chóng và dễ dàng, nghiên cứu qui ước mức ý nghĩa của các kiểm định và hệ số hồi quy là ở mức 10% và lập ra quy trình phân tích gồm ba bước như sau:
a) Đánh giá tác động tổng thể của các biến độc lập Xi đến biến phụ thuộc Y
Để đánh giá tác động tổng thể của các biến độc lập Xi đến biến phụ thuộc Y tức là khi các biến Xi kết hợp với nhau thì sẽ giúp phân biệt khả năng của Y như thế nào. Từ 15 biến Xi như thế thì biến nào sẽ kết hợp với biến nào, và liệu kết hợp đó là thang đo hiệu quả hay khơng? Để thực hiện điều này, nghiên cứu sử dụng phân tích nhân tố và kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha nhằm nhận diện các nhân tố cơ bản tác động đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp.
- Phân tích nhân tố: Kết quả phân tích nhân tố (Phụ lục 02) cho thấy có 6 nhóm nhân tố được trích ra từ 15 biến. Nếu gọi Zi là các nhóm nhân tố thì nghiên cứu có các nhóm sau: Z1: X4, X6, X7; Z2: X12, X13; Z3:X8, X9; Z4: X1, X2, X3; Z5:X10, X11, X14; Z6: X5, X15.
- Kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha: Sau khi đã rút ra được 6 nhóm nhân tố, nghiên cứu tiến hành kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha để kiểm tra xem độ tin
cậy của các nhân tố Z nào là có ý nghĩa dùng để nhận diện rủi ro tín dụng. Nghiên cứu thực hiện kiểm định lần lượt từng thang đo Zi (Phụ lục 03), và sau khi kiểm định 6 thang đo, kết quả chọn được 1 thang đo phù hợp đó là thang đo Z1 gồm các biến: X4, X6, X7 có Cronbach’s Alpha = ,7605 > 0,6; còn lại các thang đo Z2, Z3, Z4, Z5, Z6 đều không phù hợp.
- Hồi quy Logistic thang đo Z1: Tiếp theo là nghiên cứu thực hiện hồi quy thang đo Z1 để xem tác động tổng thể của các biến đến biến Y. Qua kết quả hồi quy (Phụ lục 04) cho thấy Z1 có khả năng phân biệt biến Y lên đến 83,6%, đồng thời kết quả biến này trong mơ hình hồi quy là có ý nghĩa thống kê (sig= 0,017 <10%). Như vậy các biến X4, X6, X7 là có ý nghĩa trong việc dùng để phân biệt khả năng của biến Y, và kết quả này sẽ chỉ cho nghiên cứu sự lựa chọn ưu tiên các biến này khi thực hiện các bước tiếp theo.
b) Đánh giá tác động của từng biến độc lập đến Y
Nếu như những phân tích trên cho thấy kết quả tác động chung nhất của các biến đến khả năng phân biệt của biến Y, thì giờ nghiên cứu sẽ xét khả năng phân biệt của từng biến độc lập Xi đến biến Y. Để thực hiện điều này nghiên cứu thực hiện hồi quy từng biến Xi với biến Y. Kết quả tác động của từng biến Xi đến biến Y được thể hiện qua bảng sau: