ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Câu 1 (2,0 điểm):

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) sử DỤNG văn bản THƠ LIÊN QUAN để hỗ TRỢ đọc HIỂU, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG dạy học NGỮ văn THPT (Trang 26 - 29)

Câu 1 (2,0 điểm):

Nội dung chính của đoạn thơ: Đoạn thơ là cảm nghĩ của nhà thơ Hồng Trung Thơng sau khi đã đọc thơ Bác, khẳng định sức lan toả và sức sống mạnh mẽ của thơ

Bác với tâm hồn người đọc.(2,0)

Câu 2 (2,0 điểm):

Biện pháp tu từ về từ trong câu thơ là ẩn dụ : ánh đèn ( chỉ thơ Bác) ; mái đầu

xanh ( chỉ người đọc, trong đó có tuổi trẻ)(1,0)

Hiệu quả nghệ thuật: gợi liên tưởng hình ảnh cụ thể về thơ Bác. Thơ Bác như ánh đèn đã tỏa rạng, giúp cho ta hiểu thêm về Bác – một con người vĩ đại và dạy ta biết cách làm người.(1,0)

Câu 3 (6,0 điểm):

Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :

-Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dịng, khơng mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ; (1,0)

-Nội dung: Thí sinh hiểu được Thép ở đây là ý chí, là nghị lực, là dũng khí lớn để vượt qua hoàn cảnh và khắc phục hoàn cảnh của một con người vĩ đại. Tình chính là tình cảm với thiên nhiên, con người, với đất nước và tinh thần quốc tế vô sản thể hiện trong thơ Bác. Giữa thép và tình có sự hồ quyện, gắn bó chặt chẽ, làm nên chất chiến sĩ- thi sĩ của nhà thơ cách mạng Hồ Chí Minh... (5,0)

Đề 2: Ngữ văn 11

TRĂNG NỞ NỤ CƢỜI

Đâu Thị Nở, đâu Chí Phèo Đâu làng Vũ Đại đói nghèo Nam Cao

Vẫn vườn chuối gió lao xao

Sơng Châu vẫn chảy nôn nao mạn thuyền Ả ngớ ngẩn

Gã khùng điên

Khi tình yêu đến bỗng nhiên thành người Vườn sông trăng nở nụ cười

Phút giây tan chảy vàng mười trong nhau Giữa đời vàng lẫn với thau

Lịng tin cịn chút về sau để dành Tình yêu nên vị cháo hành Đời chung bát vỡ thơm lành lứa đơi.

(Lê Đình Cánh)

Đọc bài thơ trên và thực hiện những yêu cầu sau từ câu 1 đến câu 3:

1/ Xác định thể thơ? Chép lại 2 câu thơ sử dụng nhịp lẻ trong bài thơ?

2/ Các từ ngữ Thị Nở;Chí Phèo;làng Vũ Đại đói nghèo;ngớ ngẩn;khùng điên;Vườn sông;trăng;cháo hành;lứa đôi..đạt hiệu quả nghệ thuật như thế nào khi

người đọc liên tưởng tới truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao?

3/ Nêu và phân tích hiệu quả nghệ thuật biện pháp tu từ về từ trong hai câu thơ:Vườn sông trăng nở nụ cười/Phút giây tan chảy vàng mười trong nhau.

Trả lời:

1/ Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát. Hai câu thơ sử dụng nhịp lẻ trong bài thơ:

- Đâu Thị Nở, đâu Chí Phèo - Ả ngớ ngẩn

Gã khùng điên

2/ Các từ ngữ Thị Nở;Chí Phèo;làng Vũ Đại đói nghèo;ngớ ngẩn;khùng điên;Vườn sông;trăng;cháo hành;lứa đôi..đạt hiệu quả nghệ thuật:

Hàng loạt từ ngữ liên kết với nhau theo phép liên tưởng, làm cho bài thơ của Lê Đình Cánh trở nên chặt chẽ khi lấy cảm hứng từ truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao để sáng tác.

Qua đó, người đọc cảm nhân sâu sắc giá trị hiện thực: phản ánh sự đói nghèo cùng cực của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, tố cáo bọn địa chủ cường hào đã đẩy họ vào bước đường cùng, tha hoá; đồng thời thể hiện giá trị

Ngƣời thực hiện: Nguyễn Hiếu , trƣờng THPT Thống Nhất Năm học 2015- 2016

nhân văn sâu sắc: ca ngợi khát vọng hồn lương và sức mạnh tình u của những con người dưới đáy xã hội.

3/ Nêu và phân tích hiệu quả nghệ thuật biện pháp tu từ về từ trong hai câu thơ:Vườn sông trăng nở nụ cười/Phút giây tan chảy vàng mười trong nhau.

Biện pháp tu từ nhân hoá: trăng nở nụ cười; ẩn dụ: vàng mười ( vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp tình yêu)

Hiệu quả nghệ thuật: Thể hiện cái nhìn cảm thơng, trân trọng và ca ngợi mối tình Chí Phèo-Thị Nở của nhà thơ. Đồng thời, tác giả cảm nhận được hương vị tình u sẽ làm nên sức mạnh để Chí Phèo trở về làm người lương thiện sau ngày tháng chìm đắm trong thế giới của quỷ dữ.

Đề 3: Ngữ văn 11

Đọc bài thơ sau và thực hiện những yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

Tài sắc không nơi trú ngụ Đêm tối ngày dài dải lụa lê thê

Nàng nhướng mắt chín bậc thềm vương phủ Mảnh trăng xa thăm thẳm chưa về…

Ai khóc khi người ta cười

Rùng mình nghe phỡn phè cung điện Ai thức khi người ta ngủ

Mắt thâm quầng nỗi nhân thế khôn nguôi Vũ Như Tô chàng ở đâu ở đâu

Cửu Trùng Đài lồng lộng quá ánh nắng chùng chình mái đậu Ngơ ngác dung nhan người xa lạ

Làm sao nghệ sĩ bầu bạn với cường quyền Làm sao cái đẹp an cư cùng hoa độc ? Đắp xây hay phá đốt

Đều làm đau lịng nàng, tội q Đan Thiềm ơi ! Thôi trời đất hãy chứng cho lòng dân

Người xây điện cũng chính người đốt điện Ngọn lửa này xin là lời nguyện

Soi lương tri máu đỏ lối nhân quần…

( Đan Thiềm- Nhà thơ Hồng Nhu)

1/ Nhà thơ Hồng Nhu tâm sự với nhân vật nào trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu trùng Đài của Nguyễn Huy Tưởng? Nhà thơ xưng hơ với nhân vật đó bằng từ gì?

2/ Xác định từ láy trong văn bản trên? Từ láy nào có ý nghĩa lên án thói ăn chơi sa đoạ của vua Lê Tương Dực?

3/ Nêu ý nghĩa hình tượng Cửu Trùng Đài ?

4/ Từ văn bản, viết đoạn văn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về biểu tượng

Trả lời:

1/ Nhà thơ Hồng Nhu tâm sự với nhân vật Đan Thiềm. Nhà thơ xưng hơ với nhân vật đó bằng từ Nàng.

2/ Từ láy trong văn bản: lê thê ; thăm thẳm; phỡn phè; lồng lộng; chùng chình;ngơ ngác ; bầu bạn.

Từ láy phỡn phè có ý nghĩa lên án thói ăn chơi sa đoạ của vua Lê Tương Dực. 3/ Ý nghĩa hình tượng Cửu Trùng Đài:

- Với Vũ Như Tô và Đan Thiềm: Cửu Trùng Đài là cơng trình kiến trúc trong mơ ước, là giấc mơ sáng tạo lớn lao, cao cả, đẹp đẽ của người nghệ sĩ . Cửu Trùng Đài là biểu tượng của cái đẹp siêu đẳng mà người nghệ sỹ muốn thi thố tài năng cùng trời đất.

- Với nhà vua và triều đình: Cửu Trùng Đài là biểu tượng cho quyền lực và sự xa hoa, thối nát vô độ của nhà vua và giai cấp thống trị đương thời.

- Với quần chúng nhân dân: Cửu Trùng Đài là món nợ xương máu khơng thể tính đếm của người lao động. Đó là biểu tượng của lòng hờn căm chất chồng của nhân dân với giai cấp thống trị đương thời.

- Với chính nó: Cửu Trùng Đài trong giấc mộng của người nghệ sĩ sáng tạo Vũ Như Tơ muốn xây một cơng trình nghệ thuật “bền vững như trăng sao”, trường tồn, bất diệt để tô điểm cho non sơng, đất nước. Nghĩa là nó là cái đẹp gắn với cái thiện nhưng trên thực tế, sự tồn tại của nó ngắn ngủi như một giấc mơ đẫm máu và nước mắt của người nghệ sĩ sáng tạo và của quần chúng lao động.

4/ Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) suy nghĩ về biểu tượng Ngọn lửa trong

văn bản

Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :

-Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dịng, khơng mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, trôi chảy ;

- Nội dung: hiểu được tính đa nghĩa của hình ảnh ngọn lửa trong 2 câu thơ cuối. Đó là ngọn lửa đã thiêu rụi Cửu Trùng Đài, đẩy nghệ sĩ Vũ Như Tơ vào bi kịch. Đó cũng chính là ngọn lửa toả sáng soi đường cho hậu thế, nhận ra bi kịch của người nghệ sĩ, đồng thời gửi gắm bức thông điệp về trách nhiệm, lương tâm của người nghệ sĩ chân chính : nghệ thuật phải bắt nguồn từ cuộc đời, phải gắn liền với quyền lợi của nhân dân. Nếu không, người nghệ sĩ sẽ trả giá bằng máu đỏ đớn đau.

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) sử DỤNG văn bản THƠ LIÊN QUAN để hỗ TRỢ đọc HIỂU, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG dạy học NGỮ văn THPT (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)