Kiến của HS về việc sử dụng ví dụ thực tế trong giờ học của GV

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) sáng kitích hợp giáo dục phát triển bền vững vào trong dạy học phần sinh thái học nhằm nâng cao chất lượng bộ môn và thay đổi nhận thức thái độ, hành động của học sinh (Trang 33 - 42)

Bảng 2 Kết quả khảo sát HS về thực trạng dạy học GDPTBV ở trường THPT

Bảng 2.3 kiến của HS về việc sử dụng ví dụ thực tế trong giờ học của GV

Nội dung Ý kiến của HS

Đồng ý Phân vân Không đồng ý 1. Làm cho kiến thức cần học gần gũi

với thực tế, dễ hiểu hơn 801 (78.5%) 148 (14.5%) 71 (7%) 2. Giải thích được nhiều vấn đề thực tế 407 (39.9%) 316 (31%) 297 (29.1%) 3. Bài học lôi cuốn, hào hứng 597 (58.5%) 276 (27.1%) 147 (14.4%) 4. Tâm lý bước vào giờ học thoải mái,

không bị ức chế mệt mỏi 823 (80.7%) 118 (11.6%) 79 (7.7%)

Bảng 2.4. Đánh giá của HS về mức độ sử dụng một số PPDH của GV vào giờ học

Cách thức Mức độ

Thường xuyên Thỉnh thỏang Khơng bao giờ Thuyết trình 254 (24.9%) 776 (75.1%) 0

Đàm thoại (vấn đáp qua các

câu hỏi) 366 (35.9%) 654 (64.1%) 0 Dạy học đặt và giải quyết vấn

đề 434 (42.5%) 376 (36.9%) 210 (20.6%) Dạy học theo dự án 0 57 (5.6%) 963 (94.4%) Dạy học tình huống 212 (20.8%) 543 (53.2%) 265 (26%) Tổ chức hoạt động nhóm 377 (37%) 643 (63%) 0 Lập bản đồ tư duy 113 (11%) 907 (89%) 0 Về thái độ

Từ số liệu trong bảng 2 cho thấy: Phần đông HS (64.41% HS) cho rằng việc đưa các vấn đề thực tiễn vào trong giờ học trên lớp là cần thiết (trong đó 27.35% HS đánh giá rất cần thiết, 37.06% HS đánh giá cần thiết khi đưa các vấn đề thực tiễn vào trong giờ học).

Về mức độ sử dụng các vấn đề thực tiễn vào trong giờ học của GV

Mức độ sử dụng các vấn đề thực tiễn vào trong giờ học của GV được thể hiện trong hình 3.1 bên dưới.

Từ số liệu trong bảng 2.1và hình 3.1 ta thấy:

Việc đưa các vấn đề thực tiễn vào trong giờ học của GV ở hầu hết các mơn học cịn khá thấp. Phần lớn HS nhận xét ở cả 3 mơn học Tốn, Anh, Tin hầu như GV không đưa GDPTBV vào trong giờ học (Tỷ lệ % HS nhận xét GV không đưa các vấn đề thực tiễn vào giờ học mơn Tốn là 75.2% HS, môn Anh là 13.82% HS và môn Tin là 79.61% HS).

Đa phần HS nhận xét môn GDCD và môn QPAN (Quốc phịng an ninh) là 2 mơn học thường được các thầy (cô) đưa các vấn đề thực tiễn vào làm ví dụ minh học cho bài giảng nhất (40.88% HS đánh giá thường xuyên được GV dạy QPAN đưa các vấn đề thực tiễn vào trong bài giảng, 55% HS cho rằng thường xuyên được GV dạy GDCD đưa các vấn đề thực tiễn vào trong bài giảng).

Hình 3.1. Đánh giá của HS về mức độ sử dụng các vấn đề thực tiễn của GV trong giờ học

Kết quả này khá phù hợp khi điều tra thực trạng dạy học GDPTBV của GV. Nó cũng cho thấy hiện nay việc đưa GDPTBV vào trong giờ học của GV còn khá thấp, GV chưa thấy được tầm quan trọng của việc đưa các nội dung GDPTBV vào trong mơn học của mình.

Về việc đưa các vấn đề thực tiễn của GV vào quá trình lên lớp và thái độ của HS sau giờ học

Từ bảng 2.2, bảng 2.3 và hình 3.2 phía trên ta thấy:

Tuy chưa có văn bản chính thức yêu cầu GV THPT phải đưa kiến thức GDPTBV vào trong dạy học và kiểm tra – đánh giá HS nhưng rất nhiều GV cũng đã tự mình tiến hành dạy học GDPTBV cho HS. Tuy nhiên, do chưa có hướng dẫn cụ thể nên việc tích hợp GDPTBV vào trong các khâu của q trình dạy học diễn ra không đồng đều. Đa phần GV thường xuyên sử dụng kiến thức GDPTBV như là VD để dẫn dắt vào bài mới (72.8% HS nhận xét), là bài tập để củng cố kiến thức vừa học (51.7% HS nhận xét) , là VD minh họa cho kiến thức vừa học (37.7% HS nhận xét). Việc coi GDPTBV như là một nội dung cần khai thác, cần kiểm tra - đánh giá vẫn chưa được GV sử dụng cho đúng với tầm quan trọng của nó.

Đa số HS có thái độ tích cực việc GV đưa GDPTBV vào trong dạy học, 78.5% HS cho rằng điều này làm cho kiến thức cần học gần gũi với thực tế, dễ hiểu

Hình 3.2. Đánh giá của HS về mức độ sử dụng vần đến thực tiễn của GV và giờ học

mỏi, 58.5% HS nhận xét bài học trở lên lôi cuốn, hào hứng và 39.9% HS đồng ý nhờ dạy học GDPTBV mà các em đã giải thích được nhiều vấn đề thực tế.

Về mức độ sử dụng một số PPDH và khả năng dạy học tích hợp GDPTBV của GV vào giờ học

Số liệu trong bảng 2.4 và hình 3.3 cho thấy: Tất cả HS được điều tra đều nhận định hầu hết các PPDH (cả truyền thống và tích cực) đều được GV sử dụng xen kẽ, thành thạo vào trong giờ học của mình nhằm cho hiệu quả học tập cao nhất đặc biệt phần đông GV rất chú ý đến những PPDH phát huy tính tích cực người học (37% HS nhận xét GV có tổ chức hoạt động nhóm trong lớp giúp HS rèn luyện rất tốt năng lực hợp tác, phân công công việc giữa các HS trong lớp, 42.5% HS cho rằng GV thường xuyên dạy học đặt và giải quyết vấn đề giúp HS rèn luyện rất tốt khả năng tư duy của mình…). Tuy nhiên với những PPDH như PPDH dự án, PPDH lập bản đồ tư duy vẫn chưa được GV chú ý đưa vào trong dạy học.

Kết luận Chương 1

UNESCO và cộng đồng quốc tế nói chung đều tin tưởng thông qua GDPTBV sẽ làm thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi, lối sống cần thiết cho một tương lai bền vững. Ngành giáo dục nước ta cũng đã khẳng định tầm quan trọng của việc đưa GDPTBV vào trong các chương trình giảng dạy ở các cấp học phổ thông. Tuy nhiên, trong những năm qua nội dung GDPTBV được đưa vào các trường phổ thông mới chủ yếu tập trung vào 2 nội dung: giáo dục dân số và giáo dục bảo vệ môi trường.

Tiến hành nghiên cứu các nội dung lý thuyết liên quan đến PTBV, GDPTBV, dạy học tích hợp, kết quả thu được là cơ sở để chúng tơi đề xuất quy trình tích hợp GDPTBV trong dạy học phần Sinh thái học – Sinh học 12 THPT nói riêng và Sinh học THPT nói chung.

Kết quả điều tra thực trạng dạy học tích hợp GDPTBV vào các mơn học ở trường THPT cho thấy đa số GV đều nhận thức được vai trò của việc đưa các nội dung GDPTBV vào trong dạy học môn học nhưng việc tổ chức dạy học GDPTBV vào trong mơn học cịn nhiều hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu là do GV vẫn cịn gặp khó khăn trong việc xác định nội dung GDPTBV sẽ đưa vào mỗi bài học và phương pháp để tổ chức học tập nội dung GDPTBV đó. Do đó, việc xây dựng địa chỉ tích hợp GDPTBV vào mơn học, xây dựng quy trình tích hợp GDPTBV vào mơn học là phù hợp với yêu cầu thực tiễn ở các trường phổ thơng hiện nay.

CHƯƠNG 2. TÍCH HỢP GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG DẠY HỌC PHẦN SINH THÁI HỌC – SINH HỌC 12 THPT

2.1. CÁC NGUYÊN TẮC TÍCH HỢP GDPTBV TRONG DẠY HỌC PHẦNSINH THÁI HỌC – SINH HỌC 12 THPT SINH THÁI HỌC – SINH HỌC 12 THPT

Khi tìm hiểu các ngun tắc tích hợp giáo dục mơi trường và biến đổi khí hậu trong dạy học các mơn học ở trường phổ thông của các tác giả Nguyễn Thị Giang [10], Phạm Thị Bích Hảo[12] và một số tác giả khác, chúng tơi nhận thấy có sự phù hợp khi sử dụng các nguyên tắc này vào trong q trình tích hợp GDPTBV vào các mơn học ở trường phổ thơng nói chung và mơn Sinh học THPT nói riêng. Cụ thể là 5 nguyên tắc sau:

2.1.1. Nguyên tắc chọn lọc tập trung

Đặc điểm của Chương trình SGK Sinh học THPT là vận dụng tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu Sinh học theo các cấp độ tổ chức sống: Phân tử (axit nucleic) → Tế bào/cơ thể đơn bào → Cơ thể đa bào → Quần thể (QT)/Loài → Quần xã/Hệ sinh thái (HST) → Sinh thái quyển. Trong đó, khơng phải bài học nào cũng có thể tích hợp GDPTBV, và ngược lại, có nhiều bài học lại có thể cùng tích hợp về một nội dung GDPTBV. Do đó, nguyên tắc này yêu cầu người GV cần phải nắm rõ nội dung chương trình học, nội dung GDPTBV; xác định những nội dung GDPTBV có thể tích hợp vào mơn học, mức độ phù hợp với nội dung mơn học để đưa ra hình thức, mức độ khai thác nhằm đạt kết quả tối ưu, đồng thời tránh trùng lặp.

2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đặc trưng của mơn học

Việc tích hợp nội dung GDPTBV cần phải phù hợp với mơn học, đảm bảo tính đặc trưng và hệ thống của môn học; tránh sự gượng ép mà làm giảm ở người học sự lĩnh hội nội dung kiến thức của mơn học, đồng thời mục đích đưa nội dung GDPTBV vào trong mơn học cũng trở nên vơ nghĩa. Nói cách khác, “Việc tích hợp

nội dung GDPTBV vào trong dạy học mơn học cần phải được cân nhắc, bố trí một cách chặt chẽ, hợp lý sao cho phải giữ nguyên được nội dung , đặc điểm của môn học nhưng vẫn phải đáp ứng được nội dung GDPTBV để thực hiện mục tiêu kép”;

2.1.3. Nguyên tắc không gây quá tải

Ngun tắc này địi hỏi khơng làm nặng nề thêm kiến thức mơn học sẵn có. Về cơ bản khơng phải đưa thêm một số nội dung GDPTBV vào bài học có một cách riêng biệt, khô cứng mà cần phải cấu trúc lại nội dung bài học để đưa các nội dung GDPTBV vào bài học một cách tự nhiên. GV cần phải chọn lọc các nội dung GDPTBV cho phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi HS đồng thời sử dụng những phương pháp GDPTBV hiệu quả để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho người học trong quá trình lĩnh hội tri thức nhằm đạt kết quả cao nhất.

2.1.4. Phát huy cao độ tính tích cực nhận thức của HS, tận dụng tối đa mọi khả

năng và vốn sống của HS.

Các nội dung GDPTBV có tính thực tiễn rất cao, ln gắn với những sự vật, hiện tượng hàng ngày mà HS được biết qua các phương tiện truyền thông (ti vi, báo, mạng internet…) hoặc trực tiếp quan sát được ở xung quanh. Do đó, người GV thay vì sa vào những phương pháp dạy học truyền thống, thuyết trình cho HS nghe – làm cho các em cảm thấy nhàm chán, dễ quên và không rèn luyện được các kỹ năng học tập cần thiết – thì cần phải tìm, lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp để khai thác tối đa kinh nghiệm thực tế của HS.

2.1.5. Nội dung GDPTBV phải chú trọng đến các vấn đề thực tiễn

Các kiến thức GDPTBV mà GV đưa vào phải phản ánh được hiện trạng những vấn đề nổi bật của nước ta hiện nay, nhất là ở địa phương, để HS cảm thấy gần gũi đối với bản thân, thấy vấn đề không ở đâu xa lạ mà ở ngay xung quanh các em. Trên cơ sở đó, HS hình thành các kỹ năng, quyết định các phương pháp hành động cụ thể để tham gia có hiệu quả vào các hoạt động GDPTBV được phát động ở địa phương, quốc gia phù hợp với độ tuổi của mình.

Ngồi ra, do đặc điểm nội dung kiến thức chương trình Sinh thái học nên có những bài học có thể tích hợp được nhiều nội dung GDPTBV khác nhau hoặc cùng một nội dung GDPTBV nhưng lại có thể tích hợp được vào nhiều bài học khác nhau, cũng như trong một giờ học không thể khai thác hết tất cả các khía cạnh khác nhau của cùng một nội dung GDPTBV do hạn chế về mặt thời gian, nội dung và yêu cầu bài học. Vì vậy, để xác định được chi tiết, mức độ tích hợp các nội dung

thác nội dung GDPTBV chung cho các mơn học được phân tích ở trên chúng tơi cịn tuân thủ 3 nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc 1. Với mỗi nội dung GDPTBV chỉ khai thác 3 khía cạnh: Hiện trạng (chủ yếu đi sâu vào những vấn nạn hiện nay), nguyên nhân, giải pháp khắc phục.

- Nguyên tắc 2. Với những nội dung GDPTBV có thể tích hợp được vào

nhiều bài học thì mỗi bài học dành chủ yếu nghiên cứu một mặt của nội dung GDPTBV đó có liên quan đến bài học nhất; cịn đối với những bài học có thể tích hợp được nhiều nội dung GDPTBV khác nhau thì chỉ lựa chọn, đưa vào 2 – 3 nội dung GDPTBV nhất định có mối liên hệ với bài học cao nhất nhằm đạt hiệu quả dạy học tối ưu.

- Nguyên tắc 3. Lựa chọn mức độ dạy học nội dung GDPTBV (tích hợp,

lồng ghép hay liên hệ) cho phù hợp với khối lượng kiến thức, thời gian giờ học để HS vừa có kiến thức về PTBV vừa đảm bảo yêu cầu nội dung mơn học.

2.2. QUY TRÌNH TÍCH HỢP GDPTBV TRONG DẠY HỌC PHẦN SINHTHÁI HỌC – SINH HỌC 12 THPT THÁI HỌC – SINH HỌC 12 THPT

Kết hợp kết quả nghiên cứu về quy trình, phương pháp dạy học tích hợp của các tác giả Dương Tiến Sỹ [16], Nguyễn Thị Giang [10] trên cơ sở phân tích đặc điểm về mục tiêu, cấu trúc, nội dung của phần Sinh thái học – Sinh học 12 THPT, chúng tôi đề xuất quy trình tích hợp GDPTBV gồm 4 bước sau:

Bước 1. Xác định mục tiêu chương trình, mục tiêu mỗi bài học

Phân tích cấu trúc, lơgic nội dung chương trình nhằm xác định mục tiêu chương trình, mục tiêu mỗi bài học cụ thể nhằm đảm bảo quá trình dạy học của GV đi đúng hướng, đạt những mục tiêu mà môn học đề ra, đồng thời cũng là căn cứ để GV bước đầu xác định một cách tổng quát những nội dung GDPTBV có thể đưa vào trong chương trình, vào từng phần, từng chương và mỗi bài học.

Bước 2. Xác định cụ thể nội dung GDPTBV và mức độ cần tích hợp vào trong mỗi bài học

Dựa trên sự nghiên cứu kỹ lưỡng các tài liệu về Sinh thái học và GDPTBV, GV cần phải xác định được những mối liên hệ giữa kiến thức môn học với 15 nội dung GDPTBV thuộc 3 lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường [25] để bước đầu xác

GV tuân theo 8 nguyên tắc tích hợp GDPTBV trong dạy học phần Sinh thái học – Sinh học 12 THPT đã được phân tích ở trên, lựa chọn chi tiết các nội dung GDPTBV nhỏ hơn, phù hợp với từng nội dung kiến thức vào trong mỗi bài học cụ thể.

 Xây dựng được địa chỉ tích hợp GDPTBV vào trong dạy học phần phần Sinh thái học – Sinh học 12 THPT.

Bước 3. Dự kiến các phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với từng nội dung GDPTBV cụ thể và hoàn thành giáo án.

Khi đã xác định được những nội dung GDPTBV được tích hợp vào trong bài học, GV cần phải xác định được những gì sẽ diễn ra và nó diễn ra như thế nào trong q trình HS lĩnh hội những tri thức GDPTBV đó. Khi đã xác định được q trình HS nhận thức các nội dung GDPTBV đó, GV sẽ căn cứ vào đó để dự kiến các PHDH và hình thức tổ chức dạy học phù hợp để thiết kế giáo án và tổ chức dạy học trên lớp.

Việc sử dụng các PPDH và hình thức tổ chức dạy học đối với mỗi một nội dung GDPTBV cụ thể của GV chủ yếu căn cứ vào 3 yếu tố: Quy trình nhận thức các nội dung GDPTBV, trình độ HS và điều kiện cơ sở vật chất. Không có một PPDH, hình thức tổ chức dạy học chung nào cho tất cả các nội dung GDPTBV mà phụ thuộc nhiều vào sự lựa chọn của mỗi GV. Tuy nhiên, GV cần phải đảm bảo sử dụng các PPDH, hình thức tổ chức dạy học hợp lý để quá trình học tập của HS đạt hiệu quả cao cả về nội dung GDPTBV lẫn nội dung môn học, ở đây trước hết phải ưu tiên vận dụng các PPDH tích cực vào trong dạy học mơn học.

Bước 4 . Tổ chức các hoạt động học tập nhằm đạt được mục tiêu đề ra

GV tiến hành tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp theo giáo án đã thiết kế nhằm đạt được mục tiêu dạy học, đồng thời hình thành, phát triển các kỹ năng, thái độ và hành vi về PTBV cho HS.

2.3. PHÂN TÍCH CẤU TRÚC, NỘI DUNG PHẦN SINH THÁI HỌC – SINHHỌC 12 THPT NHẰM XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH, MỤC HỌC 12 THPT NHẰM XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH, MỤC TIÊU MỖI BÀI HỌC CỤ THỂ

2.3.1. Cấu trúc, nội dung phần Sinh thái học – Sinh học 12 THPT

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) sáng kitích hợp giáo dục phát triển bền vững vào trong dạy học phần sinh thái học nhằm nâng cao chất lượng bộ môn và thay đổi nhận thức thái độ, hành động của học sinh (Trang 33 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)