Phân tích định tính

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) sáng kitích hợp giáo dục phát triển bền vững vào trong dạy học phần sinh thái học nhằm nâng cao chất lượng bộ môn và thay đổi nhận thức thái độ, hành động của học sinh (Trang 87 - 89)

CHƯƠNG 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.4. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM

3.4.2. Phân tích định tính

Từ kết quả thu được khi tiến hành phân tích các bài kiểm tra của các HS thuộc 2 lớp ĐC và TN giữa và sau khi tiến hành thực nghiệm sư phạm, kết hợp với quá trình theo dõi, quan sát, đánh giá thái độ và tinh thần học tập của HS trong q trình thực nghiệm. Chúng tơi nhận thấy cùng một nội dung kiến thức Sinh học, khi được tích hợp nội dung GDPTBV phù hợp và có hình thức tổ chức dạy học tương ứng hợp lý thì HS ở lớp TN có thái độ tích cực, hợp tác với GV hơn so với lớp ĐC. Ở các lớp TN, một số kỹ năng học tập của HS như kỹ năng hợp tác, kỹ năng thu thập và xử lý thông tin…đặc biệt là kỹ năng khai thác kiến thức, vận dụng kiến thức Sinh học vào giải quyết các vấn đề gắn liền với thực tế liên tục được rèn luyện, có sự cải thiện rõ rệt khi so sánh trước, giữa và sau TN.; cịn ở lớp ĐC thì hầu như khơng có sự thay đổi. Từ kết quả phân tích định lượng số liệu thực nghiệm, chúng tơi có một số nhận định sau:

- Về chất lượng lĩnh hội tri thức môn học: Đối với các lớp TN, HS được chủ động sử dụng các kỹ năng học tập vào trong quá trình khai thác kiến thức thực tế, tìm những mối liên hệ giữa kiến thức môn học với thực tế xung quanh các em. Do đó, q trình tiếp cận, khai thác kiến thức mới của HS cũng diễn ra thuận lợi hơn, khả năng lĩnh hội tri thức và khai thác sâu kiến thức môn học tốt hơn so với HS lớp ĐC.

- Về thái độ, tinh thần học tập: Khi sử dụng các giáo án tích hợp GPTBV đã được thiết kế tỉ mỉ vào trong giờ học ở các lớp TN cho thấy: HS có sự thoải mái, hào hứng trước khi bắt đầu giờ học; trong q trình học tập các kiến thức mơn học và kiến thức thực tế HS có sự tập trung cao, thái độ thực hiện tích cực các yêu cầu GV giao, khơng khí lớp học sơi nổi; HS chú ý học tập trong suốt giờ học. Nguyên nhân là do HS có cơ hội được trải nghiệm kiến thức thực tế, được hoạt động trí óc liên tục, được trả lời và tranh luận các câu hỏi liên quan kiến thức thực tế, kiến thức môn học dưới sự hướng dẫn của GV.

- Về kỹ năng khai thác, vận dụng kiến thức môn học vào giải quyết các vấn đề thực tế: Qua kết quả các bài kiểm tra cho thấy HS ở lớp TN có kỹ năng khai thác kiến thức mới, khả năng nắm vững kiến thức môn học và vận dụng kiến thức môn học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn tốt hơn so với lớp ĐC. Khoảng cách chênh lệch này ngày một rộng ra theo tiến trình dạy học của GV ở 2 lớp TN và ĐC. Điều này thể hiện rõ ràng qua phần trả lời của các HS ở 2 lớp TN và ĐC trong các bài kiểm tra, HS thuộc lớp TN vừa nắm vững kiến thức, vừa vận dụng rất tốt các kiến thức môn học vào giải quyết vấn đề thực tế nổi bật hiện nay như: Biết đề ra các biện pháp bảo vệ mơi trường, có quan điểm và thái độ rõ ràng trước các hành vi gây hại lâu dài cho sức khỏe, đời sống kinh tế của con người.

Kết luận chương 3

Kết quả thực nghiệm cho thấy việc sử dụng các quy trình: Quy trình tích hợp GPTBV dành cho GV, quy trình nhận thức các nội dung GDPTBV dành cho HS, quy trình tổ chức hoạt động học tập GDPTBV trên lớp của GV và HS trong dạy học phần Sinh thái học – Sinh học 12 THPT mà Đề tài đề xuất là phù hợp, có hiệu quả với HS . HS tích cực học tập, thời gian lĩnh hội kiến thức mới nhanh hơn, độ bền kiến thức lâu hơn so với những HS khác khơng được tiếp cận với các quy trình trên; đồng thời HS có nhiều hiểu biết hơn về thực tiễn, biết cách tiếp cận các vấn đề thực tế, tìm ra nguyên nhân và giải pháp cho các vấn đề đó.

Như vậy, dựa trên các kết quả thực nghiệm sư phạm thu được cho thấy giả thuyết khoa học mà đề tài đặt ra là đúng đắn, hiệu quả và có tính khả thi.

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) sáng kitích hợp giáo dục phát triển bền vững vào trong dạy học phần sinh thái học nhằm nâng cao chất lượng bộ môn và thay đổi nhận thức thái độ, hành động của học sinh (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)