PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) sáng kitích hợp giáo dục phát triển bền vững vào trong dạy học phần sinh thái học nhằm nâng cao chất lượng bộ môn và thay đổi nhận thức thái độ, hành động của học sinh (Trang 75 - 76)

CHƯƠNG 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.3. PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM

3.3.1. Chọn trường, học sinh và giáo viên tham gia thực nghiệm

- Trường tham gia TN: Trường THPT Kim Động - huyện Kim Động – tỉnh Hưng Yên, chọn TN 6 lớp

- HS tham gia TN: Tổng số 301 HS, trong đó khối lớp TN là 152 HS và lớp ĐC là 149 HS. Số lượng và trình độ học tập giữa các lớp TN và ĐC là tương đương nhau.

- GV dạy lớp TN cũng là GV dạy lớp ĐC.

3.3.2. Bố trí thực nghiệm

- Tiến hành dạy học song song giữa các lớp TN và ĐC nhằm đánh giá hiệu quả sư phạm của quy trình tổ chức tích hợp GDPTBV trong dạy học Sinh thái học – Sinh học 12, THPT. .

- Trong mỗi bài học, lớp ĐC dạy theo giáo án thường dùng của GV còn lớp TN dạy học theo giáo án mới có tích hợp nội dung GDPTBV.

- Chúng tôi tiến hành 3 bài kiểm tra 45 phút (khi dạy xong mỗi bài sẽ kiểm tra một lần) trên cả 6 lớp để đánh giá hiệu quả tích hợp GDPTBV vào trong mỗi bài

học. Sau TN 2 tuần kiểm tra tiếp 1 bài 45 phút trên 3 lớp TN để đo độ bền nhận thức, thái độ HS.

Trong đó, 3 bài kiểm tra đầu sử dụng các câu hỏi tự luận về các vấn đề thực tiễn nổi bật hiện nay nhằm đánh giá hiệu quả học tập bộ môn, khả năng vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn của HS cũng như thái độ của HS đối với các vấn đề đó. Bài kiểm tra số 4 bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra độ bền kiến thức HS.

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) sáng kitích hợp giáo dục phát triển bền vững vào trong dạy học phần sinh thái học nhằm nâng cao chất lượng bộ môn và thay đổi nhận thức thái độ, hành động của học sinh (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)