Giả thuyết sau khi điều chỉnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định đi làm việc dài hạn ở nước ngoài của nhân viên tập đoàn viettel (Trang 51 - 54)

Giả

thuyết Phát biểu

H1.1 Có sự khác biệt về ý định đi làm việc dài hạn ở nước ngồi giữa các nhóm tuổi. H1.2 Có sự khác biệt về ý định đi làm việc dài hạn ở nước ngoài giữa nam và nữ

H1.3 Có sự khác biệt về ý định đi làm việc dài hạn ở nước ngồi giữa các nhóm có bằng cấp khác nhau

H1.4 Có sự khác biệt về ý định đi làm việc dài hạn ở nước ngoài giữa người độc thân và người đã kết hơn.

H1.5 Có sự khác biệt về ý định đi làm việc dài hạn ở nước ngồi giữa người đã có con và người chưa chưa có con.

H1.6 Có sự khác biệt về ý định đi làm việc dài hạn ở nước ngoài giữa người chưa từng đi nước ngoài và người đã từng đi nước ngoài.

H2.1 Động cơ bên trong tác động dương (+) lên ý định đi làm việc dài hạn ở nước ngoài H2.2 Động cơ bên ngoài tác động dương (+) lên ý định đi làm việc dài hạn ở nước ngoài H3 Chuẩn chủ quan tác động dương (+) lên ý định đi làm việc dài hạn ở nước ngồi H4 Sự kiểm sốt hành vi có nhận thức tác động dương (+) lên ý định đi làm việc dài

hạn ở nước ngoài

H5 Sự quan tâm nhiều về đặc điểm nước sở tại có mối quan hệ âm (-) lên ý định đi làm việc dài hạn ở nước ngồi.

H6 Cơng ty hỗ trợ về vật chất có tác động dương (+) lên ý định đi làm việc dài hạn ở nước ngồi

H7 Cơng ty hỗ trợ về tinh thần có tác động dương (+) lên ý định đi làm việc dài hạn ở nước ngồi

3.4 Nghiên cứu chính thức.

Nghiên cứu chính thức với phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua bảng câu hỏi khảo sát (xem phụ lục 2). Thơng tin thu thập được dùng để kiểm định mơ hình và kiểm định các giả thuyết.

3.4.1 Thiết kế mẫu

Mẫu được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện, là một trong các hình thức chọn mẫu phi xác suất. Theo Hair & và cộng sự (2006) trích trong (Nguyễn Đình Thọ, 2011) thì 1 biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát. Do đó, tối thiểu cần 165 mẫu.

3.4.2 Thu thập dữ liệu

Việc thu thập dữ liệu được thực hiện thông qua kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi được in sẵn đối với đối tượng khảo sát ở TP HCM và bảng câu hỏi trực tuyến thông qua internet đối với đối tượng khảo sát ở các nơi khác.

Đối tượng khảo sát: nhân viên tập đoàn Viettel đang làm việc ở trong nước không phải là quân nhân.

Địa điểm nghiên cứu: TP HCM, Đà Nẵng, Huế, Hà Nội,... Thời gian nghiên cứu: Từ 01/07/2013 đến 30/08/2013.

3.4.3 Phân tích dữ liệu

Sau khi thu thập đủ số lượng mẫu kỳ vọng (lớn hơn kích thước mẫu tối thiểu), tác giả tiến hành làm sạch thông tin bằng cách loại bỏ các bảng câu hỏi không đạt yêu cầu, mã hóa các thơng tin cần thiết trong bảng trả lời, nhập liệu vào phần mềm SPSS:

• Mơ tả mẫu khảo sát sử dụng công cụ thống kê mô tả của phầ mềm SPSS

• Đánh giá các thang đo sử dụng phần mềm SPSS bao gồm: đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha, đánh giá các giá trị hội tụ, giá trị phân biệt, tính đơn hướng của thang đo thơng qua phân tích nhân tố EFA.

• Tiếp theo, tác giả phân tích tương quan, kiểm định các giả định hồi quy và phân tích hồi quy. Sử dụng kết quả phân tiacsh hồi quy để kiểm định các giả thuyết hồi quy.

• Sử dụng kết hợp các phép kiểm t-test, ANOVA để kiểm định các giả thuyết H1.1 đến H1.6.

3.5 Tóm tắt chương 2

Chương 2 trình bày chi tiết phương pháp thực hiện nghiên cứu. Quá trình nghiên cứu được thực hiện qua hai bước chính bao gồm nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Thang đo do tác giả đề xuất dựa trên các nghiên cứu trước, được điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn nghiên cứu thơng qua thảo luận nhóm ở nghiên cứu sơ bộ. Sau khi kiểm định thang đo, tác giả thực hiện nghiên cứu chính thức, kết quả nghiên cứu chính thức sẽ được trình bày trong chương tiếp theo.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Chương 3 sẽ trình bày về kết quả thực hiện nghiên cứu chính thức, bao gồm mơ tả dữ liệu thu thập được, đánh giá thang đo lần nữa, kiểm định sự phù hợp của mơ hình nghiên cứu, kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.

4.1 Mô tả mẫu khảo sát

Tổng cộng có 186 bảng câu hỏi hợp lệ trong 217 bảng câu hỏi thu về. Đạt yêu cầu về số mẫu tối thiểu (165 mẫu). Trong đó, số lượng bảng câu hỏi in sẵn phát ra là 300, thu về 155 bản, đạt tỉ lệ 51.7%. Ngoài ra, số mẫu trả lời trực tuyến thu về là 62. Số bảng câu hỏi khơng hợp lệ do:

2 bảng câu hỏi có đối tượng khảo sát khơng phải là nhân viên tập đoàn Viettel. 3 bảng câu hỏi có đối tượng khảo sát là quân nhân (bộ đội).

7 bảng câu hỏi có đối tượng khảo sát là nhân viên Viettel đang làm việc ở nước ngồi.

12 bảng câu hỏi có lựa chọn khả năng cơng ty cử đi làm việc dài hạn ở nước ngoài là “rất ít khả năng” hoặc “ít khả năng”.

4 bảng câu hỏi chưa hoàn thành hết các câu trả lời. 3 bảng câu hỏi có cùng mức điểm ở các câu hỏi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định đi làm việc dài hạn ở nước ngoài của nhân viên tập đoàn viettel (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w