STT Yếu tố Biến quan sát Cronbach’s alpha
1 Ý đinh đi làm việc dài hạn ở nước ngoài 3 0.851
2 Chuẩn chủ quan 3 0.793
3 Sự kiểm sốt hành vi có nhận thức 3 0.819
4 Đặc điểm nước sở tại 2 0.863
5 Động cơ bên trong 5 0.930
6 Động cơ bên ngồi 4 0.912
7 Cơng ty hỗ trợ về vật chất 8 0.904
8 Công ty hỗ trợ về tinh thần 5 0.904
4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA
Một số tiêu chi khi phân tích nhân tố khám phá EFA:
- Hệ số KMO (Kaiser – Meyer – Olkin): trị số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố, giá trị KMO phải nằm giữa 0.5 và 1 (0.5 < KMO <1).
- Hệ số tải nhân tố (factor loading) > 0.5, nếu biến nào có hệ số tải nhân tố ≤ 0.5 thì sẽ bị loại bỏ, hệ số tải nhân tố lớn nhất ở cột nào thì thuộc vào nhân tố đó.
- Phương sai trích ≥ 50% và Eigenvalue có giá trị lớn hơn 1 thì thang đo được chấp nhận. - Đảm bảo ma trận tương quan không phải là ma trận đơn vị (giá trị sig. trong kiểm định
Barlles ≤ 0.5).
(Nguyễn Đình Thọ, 2011; Hồng Trọng và Chu Mộng Ngọc, 2008) Phân tích nhân tố khám phá EFA lần thứ 1:
Kết quả phân tích EFA ở bảng 4.11 cho thấy phương sai trích được là 77.311%. Hệ số KMO đạt yêu cầu (0.5<0.817<1). Kiểm định Barlett có Sig. = 0.000 < 5%, 30 biến tải về 7 nhân tố. Trong đó có 2 biến có hệ số tải >.5 cả 2 nhân tố là CS7 và PB3 (xem
phụ lục 4).
- PB3 (Tơi tự tin có đủ sức khỏe để đi làm việc dài hạn ở nước ngoài): PB3 tải đồng thời lên hai nhân tố 4 và 5 với hệ số gần bằng nhau (.596 và .611), như vậy biến này đo lường đồng thời khái niệm 4 (động cơ bên ngoài) và khái niệm 5 (kiểm sát hành vi có nhận thức). Xét về mặt nội dung, có thể do từ ngữ không rõ ràng, gây hiểu nhầm. Đây là biến mà nhóm thảo luận đề xuất thêm vào thang đo, tuy nhiên vấn đề sức khỏe có thể chưa phải là vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến nhận thức về việc đi làm việc dài hạn ở nước ngồi. Vì vậy, để đảm bảo giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo, tác giả loại biến này ra khỏi nghiên cứu. Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha sau khi loại biến PB3 cho thấy thang độ vẫn đạt hệ số tin cậy (0.734 >0.7).