Tranh chấp liên quan đến điều khoản vận đơn tàu chợ CÁC BÊN:

Một phần của tài liệu Đồ án môn học vận tải và bảo hiểm quốc tế (Trang 42 - 44)

VII. Một số ví dụ về tranh chấp liên quan đến điều khoản vận đơn.

1. Tranh chấp liên quan đến điều khoản vận đơn tàu chợ CÁC BÊN:

CÁC BÊN:

Nguyên đơn: Công ty A và Công ty B Bị đơn: Người vận chuyển

CÁC VẤN ĐỀ ĐƯỢC ĐỀ CẬP

Giao hàng không thu hồi vận đơn (B/L) gốc;

Người vận chuyển có thể biện minh cho việc giao hàng khơng xuất trình vận đơn bằng cách tham chiếu đến hợp đồng mua bán.

TÓM TẮT VỤ VIỆC

Bị đơn đã kí phát 3 bản B/L gốc cho Nguyên đơn về lô hàng linh kiện điện tử từ Hồng Kông đi Naples (Italia). B/L theo mẫu của FIATA và ghi rõ “Theo lệnh người gửi hàng” (To the order ò the shipper). Bên được thông báo (Nofity party) trên B/L là C (Công ty đặt mua lô hàng) điện tử này của Nguyên đơn). Lô hàng này được bán cho C theo điều kiện “chứng từ đổi thanh toán ngay” (Document against payment at sight), có nghĩa là B/L chỉ được giao cho C khi thanh tốn số tiền cịn nợ của mỗi chuyến giao hàng. Mặc dù đã nộp tiền đặt cọc, C gặp khó khăn trong việc thanh toan số tiền hàng còn lại. Do vậy, C đề nghị Nguyên đơn yêu cầu Bị đơn kí phát bộ B/L mới. Bộ B/L mới đã dược kí phát để tạo điều kiện cho C có thể vay thêm tiền của ngân hàng để trả tiền hàng. Giữa bộ B/L cũ và mới chỉ khác nhau về ngày kí phát B/L và ngày bốc hàng lên tàu (shipped on board) đã được gạch bỏ. Mặc dù bộ B/L đã được kí phát, C vẫn khơng được ngân hàng hỗ trợ về tài chính nên khơng thể thanh toán số tiền hàng cịn nợ. Trong tình hình đó, Ngun đơn yêu cầu Bị đơn chuyển hàng của họ trở lại Hồng Kông.

Tuy nhiên. Bị đơn đã giao hàng cho bên C mà khơng u cầu C xuất trình B/L cũ hoặc mới. Do vậy, nguyên đơn đã khởi kiện Bị đơn đòi bồi thường do việc giao

hàng sai (wrong delivery) 859.275 USD là giá bán lô hàng điện tử này cùng tiền lãi.

Bị đơn đưa ra một số lập luận để chối bỏ trách nhiệm, gồm những lập luận sau: Lô hàng điện tử này được bán theo điều kiện FOB, do vậy, quyền sở hữu đối với hàng hóa đã được chuyển từ khi giao hàng lên tàu. Cho nên, Bị đơn phải giao hàng cho C không cần phải yêu cầu C xuất trình B/L.

Bộ B/L đã được hủy và bộ B/L mới bị vô hiệu (do gian lận về ngày kí phát B/L), Bị đơn được phép giao hàng cho C mà khơng cần u cầu kí xuất trình B/L.

Khiếu nại của Nguyên đơn đã hết thời hiệu theo quy địnhtại điều 17 trong điều kiện kinh doanh chuẩn của B/L. điều này được quy định Nguyên đơn chỉ được khởi kiện: “…trong vòng 9 tháng kể từ khi giao hàng, hoặc từ ngày lẽ ra hàng hóa phải được giao…”

QUYẾT ĐỊNH CỦA TRỌNG TÀI -Về B/L: -Về B/L:

Cả B/L cũ và mới đều ghi rõ lô hàng điện tử này phải được giao theo lệnh của người gửi hàng, do vậy, Bị đơn phải biết rằng họ chỉ được phép giao hàng theo lệnh của Nguyên đơn. Nguyên đơn yêu cầu cấp bộ B/L mới không thể dẫn tới việc Bị đơn kết luận rằng họ được ủy quyền giao hàng cho C mà không cần yêu cầu xuất trình B/L. từ đó trọng tài quyết định:

“dù nếu cho rằng cả 2 bộ B/L cũ và mới hồn tồn bị vơ hiệu vì lý do khác, cũng khơng có nghĩa là Bị đơn được tự tiện giao hàng cho C.

…không hiểu biết về pháp luật…khơng có nghĩa là vi phạm điều khoản hợp đồng…”

-Về việc hết thời hiệu tố tụng:

Hội đồng Trọng tài cho rằng Điều 17 về thời hiệu tố tụng không được áp dụng cho trường hợp này vì:

+Nguyên đơn, vào thời điểm thực tế khi đó, khơng hay biết về việc giao hàng sai, và

+Việc giao hàng phải là giao hàng đúng (corect delivery) theo quy định của B/L. Thời hiệu chỉ được tính từ khi Nguyên đơn lệnh cho Bị đơn chuyển lệnh trả hàng lại cho Nguyên đơn

BÌNH LUẬN VÀ LƯU Ý:

Người / cơng ty có tên trong ơ “ Người được thông báo” ( Notify Party ) trên B/L khơng phải là một bên của B/L và khơng có quyền sở hữu về hàng hóa.

- Nguyên tắc chung là Người vận chuyển nào giao hàng mà không yêu cầu người nhận hàng xuất trình B/L hợp lệ thì Người vận chuyển đó tự gánh chịu rủi ro.

- Nếu người vận chuyển nào làm như điểm 2 trên là đã vi phạm hợp đồng và phải chịu trách nhiệm về vi phạm đó.

- Nếu người nhận muốn nhận hàng mà khơng xuất trình B/L và Người vận chuyển đồng ý cho nhận hàng , thì Người vận chuyển phải yêu cầu người nhận hàng làm thư bảo đảm chịu mọi hậu quả phát sinh từ việc nhận hàng đó. Mục đích của việc này là đặt mọi rủi ro lên người mua cuối cùng là người yêu cầu nhận hàng. Tuy nhiên, việc làm thư bảo đảm này chỉ có kết quả khi người làm bảo đảm có khả năng tài chính ổn định và giải quyết cho nhận hàng như trường hợp này, người vận chuyển sẽ không được hội P& I bảo vệ.

Một phần của tài liệu Đồ án môn học vận tải và bảo hiểm quốc tế (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)