VII. Một số ví dụ về tranh chấp liên quan đến điều khoản vận đơn.
2. Tranh chấp liên quan đến điều khoản vận đơn theo hợp đồng thuê tàu chuyến
chuyến
Quy tắc cơ bản để phân biệt giới hạn hiệu lực của hợp đồng (C/P) và vận đơn (B/L) được rút gọn như sau: hợp đồng điều chỉnh mối quan hệ giữa chủ tàu (Shipowners) và người thuê tàu (Charterers), dù người thuê tàu là người nắm vận đơn. Vận đơn lại điều chỉnh những quan hệ của người vận chuyển (Carriers) và người nắm vận đơn không phải là người thuê tàu. Nếu trong hợp đồng có viện dẫn vận đơn và trong vận đơn có viện dẫn các điều kiện của hợp đồng thì một vài điều khoản của vận đơn sẽ được hợp nhất vào hợp đồng và ngược lại. Ý nghĩa của loại viện dẫn
này là ở chỗ có thể rút ra những điều kiện có thể chấp nhận được từ một tài liệu nhất định mà tránh việc lặp lại chúng trong tài liệu khác.
Thường thường trong hợp đồng có điều khoản về việc thuyền trưởng ký vận đơn kèm theo một số điều kiện nhất định. Điều khoản này được diễn đạt là: "thuyền trưởng phải ký vận đơn đúng như được đưa ra nhưng không phương hại đến hợp đồng này" (as presented without prejudice to this charter party) hoặc "theo mức cước được ghi trong vận đơn" (at such rate of freight as presented without prejudice to this charter party).
Với điều kiện "không phương hại đến hợp đồng này", chủ tàu nhằm bảo vệ những quyền lợi của mình, đảm bảo an toàn cho họ trong trường hợp có thể có những điều trái với những điều kiện CIF hoặc C&F, chủ tàu trở thành chủ thể của hai mối quan hệ pháp lý khác nhau. Một mặt ràng buộc chủ tàu với người thuê tàu; mặt khác, đối với người nắm vận đơn không phải là người thuê tàu, chủ tàu trở thành người chuyên chở nên bị ràng buộc bởi mối quan hệ giữa người phát hành vận đơn và người cầm giữ vận đơn. Quyền hạn và trách nhiệm của các chủ thể trong mối quan hệ pháp lý này được xác định bằng vận đơn. Khi có sự trái ngược giữa các điều kiện của hợp đồng và các điều kiện của vận đơn thì chủ tàu - người chuyên chở (owners- carriers) có thể phải gánh trách nhiệm nặng nề hơn là chủ tàu (owners) - chủ thể của những quan hệ theo hợp đồng. Điều khoản được nêu trên cho phép tránh được điều đó.
Về hiệu lực của điều khoản này, trong thực tiễn xét xử ở Anh đã đưa ra những quan điểm khác nhau. Trước hết điều khoản này được toà án Anh giải thích theo ý nghĩa là người thuê phải đưa cho thuyền trưởng ký vận đơn mà các điều kiện trong đó khơng được trái ngược với hợp đồng. Nếu trái với điều đó, thuyền trưởng có quyền từ chối ký vận đơn. Tuy nhiên, nếu thuyền trưởng vẫn ký vận đơn, ví dụ do sự nhầm lẫm, thì có ý nghĩa là người th tàu đã vi phạm các điều khoản của hợp đồng, người thuê tàu phải chịu trách nhiệm bồi thường cho chủ tàu những thiệt hại xảy ra cho việc ký vận đơn trên của thuyền trưởng. Ví dụ, trong vụ Kruger kiện Moel Tryvan Ship Co. (1977), hợp đồng có quy định về miễn trách cho chủ tàu do sự sơ suất (negligence) của thuyền trưởng. Thuyền trưởng ký vận đơn do người thuê tàu đưa ra đã nhầm lẫn tưởng rằng điều khoản đó trong hợp đồng đã có trong vận đơn. Hàng hố sau đó bị mất do sự thiếu cẩn thận này của thuyền trưởng. Sau
khi bồi thường thiệt hại cho người cầm vận đơn, chủ tàu đã phát đơn kiện người thuê tàu về số tiền đã phải bồi thường thiệt hại trên. Toà án đã chấp nhận đơn khiếu nại của chủ tàu vì người thuê tàu đã không chịu trách nhiệm của họ phải đưa cho thuyền trưởng ký vận đơn phù hợp với các điều kiện của hợp đồng.
Cách giải thích khác về điều khoản này được tóm tắt như sau: thuyền trưởng phải ký vận đơn mà các điều kiện trong đó khơng được trái với hợp đồng (việc từ chối ký vận đơn xảy ra khi và chỉ khi thuyền trưởng không biết rõ hàng hoá đã được xếp lên tàu hay chưa, khi vận đơn ghi ngày tháng khơng đúng hoặc có những ghi chú không đúng). Dù vận đơn không thống nhất với hợp đồng cũng không làm thay đổi các điều kiện của hợp đồng ràng buộc người thuê tàu và chủ tàu. Vì vậy, nếu do việc ký vận đơn mà chủ tàu phải gánh chịu trách nhiệm nặng hơn là đã thoả thuận trong hợp đồng thì người thuê tàu phải bồi thường thiệt hại cho chủ tàu. Tuy khác nhau trong cách giải thích điều khoản trên, nhưng hiệu lực của nó khơng thay đổi. Bản chất của điều khoản này là ở chỗ nó giành cho chủ tàu khả năng tránh khỏi trách nhiệm nặng hơn là đã được quy định trong hợp đồng, chuyển trách nhiệm đó sang phía người th tàu. Đối với điều kiện ký vận đơn không phương hại đến hợp đồng theo mức cước (rate of freight) ghi trong vận đơn được kèm theo một điều kiện là, nếu như tiền cước ghi trong vận đơn thấp hơn tiền cước đã được thoả thuận trong hợp đồng thì phần chênh lệch phải được chi trả cho thuyền trưởng (điều 9 của hợp đồng GENCON), hoặc là giá cước ghi trong vận đơn không được thấp hơn mức quy định trong hợp đồng ( Dòng 91- 92 của Carribbean Sugar Charter Party ). Việc đưa vào hợp đồng những điều khoản như vậy nhằm đảm bảo hơn cho chủ tàu không phải chịu những thiệt hại về sự chênh lệch giá cước của hợp đồng và vận đơn.
Ngoài ra trong hợp đồng thuê tàu thường gặp điều khoản quy định rằng số liệu về lượng hàng hoá ghi trên vận đơn được coi là đã được đưa vào hợp đồng và là bằng chứng không thể bác bỏ (conclusive evidence) như: "số lượng bao ghi trong vận đơn là bằng chứng quyết định chống lại chủ tàu khi xác định tổng số bao hàng đã được xếp lên tàu (Dòng 28-29 của Sugar Cuba C/P; Dòng 37-39 của Carribbean Sugar Charter party).
Ở Garbis năm 1982 xảy ra tranh chấp liên quan đến hợp đồng thuê tàu chuyến trong đó thuyền trưởng từ chối ký vận đơn theo mẫu đưa cho mình, kết quả tàu đã
phải đợi ở cảng xếp hàng cho đến khi việc bồi thường được quy định. Tranh chấp phát sinh là ai sẽ phải gánh chịu tổn thất về sự chậm trễ ở cảng xếp ?
Trong hợp đồng thuê tàu có điều khoản 6 như sau: “Người thuê tàu chấp nhận sự giảm sút nào đó về màu sắc của lơ hàng dầu mỏ sạch và người thuê tàu cũng chấp nhận rằng phần dầu mỏ sạch đã được bơm vào hai hầm sơn bưng keo chế tạo từ nhựa đường"
Hợp đồng thuê tàu cũng quy định đối với mẫu vận đơn sử dụng như sau: "Theo như yêu cầu, thuyền trưởng ký vận đơn với mẫu dưới đây đối với tất cả các hàng hoá được chuyên chở nhưng không gây thiệt hại cho quyền lợi của chủ tàu và người thuê tàu theo các điều khoản của hợp đồng này. Vận đơn được xuất trình phải hợp với mẫu được nêu ra trong hợp đông thuê tàu nhưng người thuê tàu không cho phép thuyền trưởng ghi thêm vào trong vận đơn ngày của hợp đồng thuê tàu và tên của các bên".
Thuyền trưởng cứ nhất định đưa vào trong vận đơn điều khoản mà đã có trong hợp đồng thuê tàu - đó là điều 6 ở trên. Dù thế nào thì người th tàu vẫn khơng chấp nhận đề nghị của thuyền trưởng vì điều khoản ghi vào đó sẽ ảnh hưởng đến tính chất có thể thanh tốn được của vận đơn. Quan toà đã quyết định là thuyền trưởng buộc phải ký vận đơn theo mẫu ở cuối hợp đồng thuê tàu nhưng không để khoảng trống . Cho nên thuyền trưởng từ chối ký vận đơn chưa đầy đủ là đúng, chừng nào các chi tiết đã được đưa vào. Mặt khác, quan toà cũng quyết định rằng việc thuyền trưởng khăng khăng đưa điều khoản số 6 vào vận đơn là sai. Quan tồ đã nói rằng các cách diễn đạt khái quát được đưa vào rộng rãi trong vận đơn phải đủ để bao hàm trong vận đơn các điều khoản, điều kiện của hợp đồng thuê tàu mà liên quan đến việc xếp hàng, vận chuyển hàng và dỡ hàng trong đó có cả điều khoản 6. Cho nên về việc này thuyền trưởngđòi đưa điều 6 của hợp đồng vào vận đơn là sai lẽ ra thuyền trưởng phải ký vận đơn "hoàn hảo”.
VIII. Kết luận.
Việc nắm bắt và hiểu rõ các điều khoản của vận đơn là vô cùng quan trọng trong việc thực hiện hợp đồng chuyên chở hàng hóa. Nó giúp cho hàng hóa được giao đúng địa điểm,đúng thời gian và đúng cách, đảm bảo sự nguyên vẹn của hàng hóa tốt nhất, tránh những thiệt hại khơng đáng có và có sự giải quyết ổn thỏa khi xảy ra
tổn thất. Việc nắm rõ các điều khoản của vận đơn còn giúp hạn chế những tranh chấp có thể xảy ra và là cơ sở giúp các trọng tài, các cơ quan có thẩm quyền tiến hành giải quyết khi có tranh chấp giữa các bên.
Trong giới hạn khả năng của mình, nhóm đã cố gắng giải quyết đầy đủ những vấn đề nêu ra trong đề tài. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế và thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến bổ sung từ thầy và các bạn.