Kết quả kinh doanh của công ty VinaSil

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển của công tyTNHH ống silicon việt nam đến năm 2018tại thị trường việt nam luận văn thạc sĩ (Trang 39 - 48)

(đơn vị: tỉ đồng)

2010 2011 2012 2013 dự kiến

Doanh thu gia công

cho công ty mẹ 0.78 15.11 27.36 42.00

Doanh thu cho thị

trường Việt Nam 0 0 0.07 0.69

Lợi nhuận gia công

sau thuế - 1.86 -0.25 0.25 3.81

Lợi nhuận cho thị

trường Việt Nam - 0.2 - 0.2 -0.25 - 0.21

Lợi nhuận gia công/

tổng doanh thu (%) -238.46% -1.65% 0.91% 8.90% Lợi nhuận cho thị

trường VN/tổng

doanh thu (%) -25.64% -1.32% -0.91% -0.49%

Kết quả công ty bắt đầu có lãi từ những năm đầu tiên, khả năng tự lập về tài chính. Tuy nhiên, với hình thức kinh doanh quốc tế, tập đồn ln mong muốn lợi nhuận là cao nhất cho công ty mẹ và các công ty con chỉ vừa đủ chi trả chi phí và tự lập tài chính tại nước sở tại. Từ đây, tập đồn vẫn rất mong muốn các cơng ty con có khả năng phát triển thị trường nội địa tại nước sở tại để giúp cho nâng cao khả năng tự

lập tài chính, và nâng cao lợi nhuận và nâng cao các khoản ngân sách cho chế độ người lao động ngày một tốt hơn. Đây là một định hướng có lợi cho Vinasil và cũng là một định hướng theo sứ mạng của VinaSil tại thị trường Việt Nam.

2.1.5. Định hướng của công ty từ nay đến 2018

Do những năm đầu xây dựng và phát triển vào thị trường Việt Nam. VinaSil dựa vào đơn đặt hàng ổn định của công ty mẹ, và các điều kiện kinh tế, chế độ làm việc, tính cạnh tranh tại thị trường nội địa để đưa ra định hướng phát triển công ty đến năm 2018.

- Đáp ứng 100% các đơn hàng của công ty mẹ.

- Xây dựng và áp dụng thành công vào cuối năm 2013 hệ thống quản lý chất lượng tại nhà máy.

- Phát triển thị trường Việt Nam đạt doanh thu cho thị trường Việt Nam từ 1 tỉ đồng (2013) lên 20 tỉ đồng (2018).

- Đánh giá chất lượng và giá thành của 30% tổng nguồn nguyên phụ liệu của VinaSil là ở Việt Nam và các nước lân cận.

2.1.6. Đặc điểm thị trường ống mềm vi sinh tại Việt Nam

Điều kiện kinh tế Việt Nam đặc biệt là ngành thực phẩm và dược phẩm có nhiều khởi sắc sau khi Việt Nam gia nhập WTO (2006) [6] và tiến triển rõ rệt sau 1/1/2012 mở cữa hoàn toàn việc xuất nhập khẩu. Đây là mấu chốt cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư mạnh về nhà xưởng vi sinh, nhà xưởng đạt chuẩn GMP, FDA nhằm tạo ra các dòng sản phẩm phù hợp với thời đại trong ngành thực phẩm và dược phẩm để cung cấp trong nước và ngoài nước Việt Nam. Theo IMAP thị trường Việt Nam đầu tư trên 5 tỉ đô la cho phát triển công nghệ Thực phẩm và trên 2 tỉ đô la cho phát triển cơng nghệ dược phẩm.

Xương sống cho nhóm ngành này, hệ thống đường ống chiếm khối lượng lớn của dự án, và hệ thống đường ống mềm vi sinh là một phần khối lượng tương đối. Việc cung cấp vật liệu hỗ trợ này theo IMAP [28] là hơn 45 triệu đô la cho năm 2013.

Theo kết quả nghiên cứu thị trường của Venair [33], hầu hết các dự án Việt Nam cho ngành công nghiệp thực phẩm và dược phẩm đều có dùng ống mềm vi sinh. Các

vật liệu này khó kiếm nguồn hàng ở Việt Nam mà 63% là nhập khẩu trực tiếp của chủ đầu tư từ Châu Âu và Mỹ về, 22% nhập khẩu trực tiếp của nhà thầu từ Châu Âu và Mỹ, 15% cung cấp từ vài nhà thương mại nội địa.

Nguyên nhân của sự nhập khẩu loại nguyên liệu này được chia thành nhiều nhóm nguyên nhân:

- Quy cách kỹ thuật về đóng gói.

o Chọn đúng chủng loại ống vi sinh o Chọn đúng kích thước về đường kính o Cắt đúng kích thước về độ dài

o Chọn đúng loại đầu nối có thể liên kết được với hệ thống ống inox vi sinh

o Bấm đầu nối nhanh vào ống mềm. - Tiêu chuẩn chất lượng:

o Sản phẩm trơi nổi, khơng có tiêu chuẩn.

o Giấy chứng nhận chất lượng cho cả lô hàng nhập.

o Giấy chứng nhận chất lượng: được xuất ứng với từng đơn hàng. - Khả năng nhập khẩu của doanh nghiệp

o Doanh nghiệp lớn không muốn thực hiện khai nhập cho các đơn hàng nhỏ vì tuy lợi được chi phí mua hàng nhưng chưa lợi về phí quản lý và thời gian phải giao hàng.

o Hầu như nhiều doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm về nhập khẩu, nên thường chọn mua qua doanh nghiệp thương mại.

o Tính cơ động của nhu cầu khi làm dự án, thường từ thời điểm phát sinh nhu cầu đến thời điểm giao hàng rất cận, khơng thích hợp cho việc xuất nhập khẩu và lấy hàng từ Châu Âu.

2.2. Phân tích mơi trường bên trong VinaSil.

2.2.1. Phân tích nguồn lực.

Giám đốc sản phẩm Giám đốc điều hành

Trợ lý GD sản phẩm Quản lý chất lượng(*) Giám đốc điều hành Phó giám đốc điều hành

Phòng Mua hàng & xuất nhập khẩu Quản lý sản xuấtPhòng hành chánh & nhân sự Quản lý bán hàng Phịng kế tốn

Trưởng nhóm sản xuất (1,2,3,4,5,6)

Trợ lý sản xuất Trợ lý xuất hàng Thủ Kho Nhân viên bán hàng VinaSil thuê nhà xưởng trong KCX Tân Thuận, đầu tư nguồn tài sản cố định theo 2 giai đoạn: từ tháng 4/2010 đến 6/2011 đầu tư một nửa nhà xưởng với dây chuyền sản xuất ống mềm công nghiệp ô tô, và từ 7/2011 đến tháng 8/2012 đầu tư một nửa nhà xưởng còn lại với dây chuyền sản xuất ống mềm cho ngành thực phẩm và dược phẩm. Bên cạnh đó là hợp đồng thuê nhà xưởng lâu dài nên mang tính ổn định, và đã đầu tư máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất đạt chuẩn.

Tính đến cuối tháng 12/2011, Venair đã hồn thành gói đầu tư bằng thiết bị, và ngoài ra VinaSil có thể tự đầu tư bằng nguồn vốn sẵn có thêm các thiết bị nhằm cải tiến năng suất của dây chuyền sản xuất. Tài sản bằng máy móc thiết bị là 415,248 đơ la, tài sản bằng tiền mặt là 84,752 đô la. Tổng nguồn vốn đầu tư vào nguyên vật liệu, bán thành phẩm và hoạt động của tồn thể cơng ty là 1,100,000 đô la Mỹ. Hiện tại VinaSil rất có uy tín về việc đặt hàng và thanh tốn vì đủ khả năng tự lực về tài chính.

Nguồn lực nhân lực

Tuy ở giai đoạn đầu của sự thành lập và phát triển, nhưng VinaSil luôn cho rằng nguồn nhân lực là cốt lõi và đã có được một nguồn nhân lực tương đối ổn định và đủ khả năng phát triển.

Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức VinaSil

Giám đốc sản phẩm: người nước ngoài, phụ trách về sản phẩm phù hợp với thị trường thế giới và đạt các chứng chỉ chất lượng mà tập đoàn đang áp dụng.

Trợ lý Giám đốc sản phẩm: Người nước ngoài, theo điều động của Giám đốc sản phẩm và hỗ trợ trực tiếp cho Giám đốc điều hành và Quản lý sản xuất.

Quản lý chất lượng: Người nước ngoài, theo điều động của Giám đốc sản phẩm, chịu trách nhiệm để VinaSil áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng, hỗ trợ trực tiếp cho Giám đốc điều hành và Quản lý sản xuất.

Giám đốc điều hành: Người Việt Nam, chịu trách nhiệm điều hành công ty, đáp ứng các mục tiêu về nhân sự, tài chính, sản xuất và kinh doanh.

Phó giám đốc điều hành: Người Việt Nam, trợ lý cho Giám đốc điều hành và chịu trách nhiệm về kinh doanh vào thị trường Việt Nam.

Tổng số nhân viên giao động từ 80 đến 90 nhân viên phụ thuộc vào khối lượng cần sản xuất ra.

Phát triển công nghệ

Công nghệ sản xuất: Sau 2 giai đoạn đầu tư và phát triển cơng nghệ từ tập đồn vào VinaSil, nguồn nhân lực VinaSil có thể làm chủ được công nghệ cũng như kỷ thuật sản xuất qua sự trợ lý hiệu quả của trợ lý GD sản phẩm và trợ lý chất lượng. Hiện tại, các dòng sản phẩm được sản xuất tại VinaSil và không sản xuất ở các nhà máy còn lại. Các sản phẩm này được xuất về tổng kho, được chuyển đi đến các đơn vị kinh doanh trên tồn cầu.

Cơng nghệ quản lý: Có tới hàng ngàn nhu cầu từ khách hàng ứng với hàng ngàn loại sản phẩm phải sản xuất để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Để quản lý các loại hàng hóa được sản xuất và giao hàng đúng tiến độ, VinaSil được chuyển giao công nghệ quản lý từ tập đồn. Đó là cơng nghệ quản lý hoạt động theo phần mềm Navision. Nguyên tắc quản lý từ Khách hàng (Contact, Customer), nhu cầu đặt hàng (Sales order plan), đơn đặt hàng(Sales order), đơn sản xuất (Order Production Plan), tiêu thụ đơn sản xuất (OPL release), xuất hàng (Export), xuất hóa đơn (Invoice), lên tờ khai xuất hàng, theo dõi và xúc tiến các đơn hàng tồn.

Có thể cho thấy VinaSil tiếp nhận công nghệ sản xuất, công nghệ quản lý hiện đại và có tính phát triển bền vững.

Thu mua

VinaSil đã nội địa hóa được 95% khn mẫu dùng để sản xuất. Các khuôn này là các khn thép, có hình dạng khác biệt, có gần 900 loại khn khác nhau để sản xuất trên 2000 loại sản phẩm khác nhau.

Nguồn nguyên liệu đầu vào vẫn nhập từ công ty mẹ và nhà cung cấp chính từ châu Âu. Kế hoạch nhập nguyên liệu rất rõ và theo đó VinaSil sẽ có nguồn nguyên liệu ổn định để đảm bảo sản xuất. Các nguyên liệu phụ đang trong quá trình đánh giá về chất lượng, giá và khả năng cung ứng từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, và Việt Nam.

2.2.2. Phân tích chuỗi giá trị

Tổng hợp về vốn, tài chính, nhân sự, cơng nghệ và thu mua, cho cái nhìn tổng hợp. VinaSil có đủ khả năng tự lập về tài chính, nguồn nhân sự ổn định, làm chủ được công nghệ. Và từ đây bắt đầu cho việc duy trì và phát triển đó chính là việc nâng cao doanh thu và giảm thiểu chi phí để nâng cao lợi nhuận và chế độ tốt hơn cho người lao động.

Sản xuất

Với quyết tâm áp dụng theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2008 và TS 16949, VinaSil có đầy đủ hệ thống hồ sơ chứng từ giúp nhân viên vận hành cũng như quản lý có thể theo dõi và sản xuất tốt.

Hằng ngày bộ phận sản xuất đều theo dõi lượng nhu cầu đặt hàng và đơn đặt hàng từ phịng kinh doanh của tập đồn được cập nhật liên tục trên hệ thống Navision. Nếu các đơn đặt hàng chắc chắn ngày giao hàng, nó sẽ xuất yêu cầu sản xuất và gửi email về bộ phận sản xuất. Từ đây bộ phận sản xuất chấp nhận và xuất OPL từ hệ thống.

Mỗi đơn hàng đều có 1 OPL đại diện, trong mỗi OPL có đầy đủ các thơng tin để truy hồi nguồn gốc sản phẩm. OPL luôn ở bên người thao tác và được cập nhật liên tục, giúp cho người thao tác cho đến quản lý khi tra cứu đều biết được tiến độ sản xuất của đơn hàng.

Nguyên tắc quản lý các OPL từ khi tạo ra, lấy nguyên liệu, gia công từng công đoạn, kiểm tra chất lượng và đóng gói, tiêu thụ OPL trên phần mềm, xuất các chứng từ hóa đơn cho khách hàng. Ngồi ra cịn quản lý theo mức độ ưu tiên của OPL theo thứ bậc A, B, C, D (gấp, ưu tiên, cân nhắc nếu có thể, theo tiến độ sản xuất có thể).

Marketing và bán hàng

- Thị phần, doanh số, vị trí trên thị trường Việt Nam

o Venair là nhà sản xuất hầu hết các loại ống mềm vi sinh cho ngành thực phẩm và dược phẩm. Có rất nhiều doanh nghiệp từ thập niên 90 đã nhập dây chuyền sản xuất từ Châu Âu, và đã có dùng ống mềm vi sinh của Venair. Nhưng trong hoạt động tiêu hao và thay thế, chưa tìm được ở Việt Nam nên đã có thể thay thế bằng loại ống mềm tương tự của Pháp, Ý, Đức. Theo thông tin cung cấp từ tập đồn thì thị phần hiện tại khoảng 5%.

o Năm 2012, VinaSil chưa chính thức bán hàng, nhưng vẫn hỗ trợ các doanh nghiệp Việt nhập hàng từ công ty mẹ với doanh số xấp xỉ đạt 20,000 đô la Mỹ.

o Đầu năm 2013 VinaSil bắt đầu chính thức bán hàng vào thị trường Việt Nam. Vị trí Venair trên thế giới ở vị trí thứ 2 sau Saintgobain của Mỹ, tại Việt Nam, Venair có thể đang ở vị trí thứ 3 sau MTG của Ý và Blaudieck của Đức. Vị trí thứ 3 này chỉ gói gọn cho 15% các doanh nghiệp đang chọn hàng trong nước. Nhưng VinaSil là doanh nghiệp nước ngoài nhưng đặt tại KCX Tân Thuận và có kho tại đây. Do đó, VinaSil có thể đáp ứng được nhu cầu từ các doanh nghiệp chọn nhập hàng trực tiếp từ nước ngoài. Kỳ vọng trong thời gian tới, VinaSil sẽ là đơn vị dẫn đầu về cung cấp ống mềm vi sinh tại thị trường Việt Nam và bắt đầu đi vào thị trường Đơng Nam Á.

- Thương hiệu, chính sách về sản phẩm, chính sách về giá.

o Thương hiệu Venair là 1 trong 5 thương hiệu lớn nhất thế giới về kỹ thuật hệ thống đường ống mềm: (Saint-Gobain – Mỹ, GeCiTech – Pháp, MTG – Ý, Blaudieck – Đức, Venair – Tây Ban Nha). Venair ở

vai trò dẫn đầu về ống mềm cho xe và máy bay, đồng thời ở vị trí thứ hai về ống mềm vi sinh sau Saingobain của Mỹ.

o Thị trường Việt Nam chưa có mặt của Saint- Gobain nên đương nhiên Venair rất tự tin cho các hoạt động phát triển thị trường của mình. o Theo định hướng của nhà nước và cũng như tỷ lệ phát triển của 2

ngành Dược phẩm và Thực phẩm, Venair quyết định xúc tiến các dòng sản phẩm ống mềm vi sinh vào thị trường Việt Nam, còn mảng ống mềm cho cơng nghiệp sẽ là thế mạnh khi có các nhu cầu đặc biệt. o Hệ thống về giá: Chính sách về giá chưa rõ vào thị trường Việt Nam,

những khởi đầu tại Việt Nam đó là giá sẽ được báo đến khách hàng dựa theo loại sản phẩm phù hợp và khối lượng sản phẩm cần dùng. Nguyên tắc: giá thế giới tại Việt Nam và giá sẽ khác nhau theo phân khúc khách hàng. Nhưng nhìn chung, nếu khách hàng có thể mua hàng giá thế giới tại Việt Nam, thì đồng nghĩa với việc khách hàng giảm được các chi phí về xuất nhập khẩu, chi phí vận chuyển và chi phí thời gian nhận hàng, giảm thiểu được mối nguy hàng không đúng, số lượng không đúng hay chất lượng không đúng.

o Venair là nhà sản xuất, đại diện chính hãng ở Việt Nam, giúp cho lịng tin của khách hàng tăng cao do giảm được các mối nguy như trên. - Hệ thống phân phối.

o Hiện tại do đơn hàng cịn mang tính nhỏ lẻ nên chưa thiết lập hệ thống phân phối rõ ràng.

o Với các đơn hàng nước ngoài cũng như trong nước, hiện tại VinaSil bán hàng theo hình thức giao hàng tại kho cơng ty, nhờ đơn vị dịch vụ mở tờ khai và dịch vụ giao chuyển hàng của công ty này ra hải quan, ra cảng tàu và đến với khách hàng.

Dịch vụ khách hàng

- Dịch vụ bảo hành: theo chính sách bảo hành của tập đồn: thơng thường là 6 tháng ở thời điểm xuất hàng đến khách hàng.

- Theo định hướng của tập đoàn: Tư vấn chi tiết ứng với từng ứng dụng cụ thể để có thể cung ứng loại sản phẩm phù hợp. Đây là định hướng để hướng tới khách hàng cuối cùng, cũng như hỗ trợ đặc biệt đến với cấp đại lý để xúc tiến họ bán hàng hiệu quả hơn.

- VinaSil đã tồn kho hầu hết các loại bán thành phẩm và phụ liệu đường ống mềm vi sinh nhằm cung cấp đến các nhu cầu đặc biệt của khách hàng trong thời gian nhanh nhất.

Phân tích hoạt động hiện tại

Từ thời điểm thành lập đến nay, VinaSil chưa đưa ra chiến lược rõ ràng. Hoạt động hiện tại đơn thuần là đáp ứng các đơn hàng của công ty mẹ Venair. Về định hướng chiến lược phát triển cho VinaSil từ thời điểm có thể tự chủ tài chính vẫn chưa rõ, mà chỉ dừng lại ở mức tư duy chiến lược, ý đồ chiến lược và cũng chỉ trao đổi qua quản lý cấp cao tại công ty.

Tuy vậy, bộ phận bán hàng luôn đề ra các kế hoạch phát triển thị trường, xâm

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển của công tyTNHH ống silicon việt nam đến năm 2018tại thị trường việt nam luận văn thạc sĩ (Trang 39 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w