GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRÀ BẮC
5.1.2.1 Sơ đồ ma trận SWOT
SWOT
ĐIỂM MẠNH (Strengths- S)
1. Lãnh đạo có kinh nghiệm. 2. Người lao động có trình độ. 3. Chất lượng sản phẩm được đánh giá cao, có uy tín. 4. Linh động trong phương thức kinh doanh.
5. Có nguồn tài chính mạnh. 6. Cơ sở vật chất, máy móc tương đối hiện đại.
7. Có nhà máy than hoạt tính đầu tiên ở Việt Nam.
ĐIỂM YẾU (Weaknesses- W)
1. Cơng tác bảo quản, sắp xếp hàng hố chưa tốt.
2. Trình độ cơng nhân chưa đáp ứng kịp cho nhu cầu phát triển. 3. Biện pháp tiết giảm chi phí chưa hiệu quả.
4.Chưa làm tốt cơng tác thu mua và sơ chế nguyên liệu 5. Chưa có bộ phận marketing. 6. Xúc tiến thương mại chỉ dừng lại ở trong nước.
CƠ HỘI (Opportunities- O)
1. Thể chế chính trị ổn định. 2. Nền kinh tế đang phục hồi, tăng cường đẩy mạnh sản xuất. 3. Cơng ty nằm trong khu vực có nguồn dừa ngun liệu dồi dào. 4. Nhu cầu của khách hàng trong nước và quốc tế đang tăng cao. 5. Xu hướng tiêu dùng chuyển sang sản phẩm thân thiện môi trường và tốt cho sức khoẻ.
Chiến lƣợc S- O
S1,S2,S5,S6+O2,O3 => Chiến lược kết hợp về phía sau S1,S2,S3,S4,S6,S7+O2,O4,O5 => Thâm nhập thị trường mới và mở rộng thị trường hiện tại.
Chiến lƣợc W-O
W5,W6+O4,O5 => Thành lập bộ phận marketing và tăng cường xúc tiến thương mại
ĐE DOẠ (Threats- T)
1. Áp lực từ đối thủ cạnh tranh. 2. Nguy cơ gia nhập ngành cao. 3. Nguyên liệu đang trở nên khan hiếm và bị tranh mua.
4. Giá cả nguyên liệu và chi phí sản xuất tăng cao.
5. Ngành dừa chưa được Nhà nước quan tâm hỗ trợ.
Chiến lƣợc S- T
S3,S4,S7+T1,T2 => Chiến lược sản phẩm và chiến lược giá
S5,S6+T3,T4 => Chiến lược hội nhập về phía sau.
S5,S6+T1,T2,T5 => Chiến lược kết hợp theo chiều ngang.
Chiến lƣợc W- T
W1,W2,W3,W4+T4 =>
Đầu tư cơ sở hạ tầng và đào tạo nhân lực
Chiến lƣợc S-O
Chiến lược kết hợp về phía sau: Với vị trí địa lý của các kênh thu mua đều
nằm vùng ĐBSCL đã giúp công ty dễ dàng tiếp cận nguồn ngun liệu. Chiến lược này thích hợp để cơng ty tạo được ưu thế về nguyên liệu đầu vào.
Chiến lược thâm nhập thị trường mới và mở rộng thị trường hiện tại: sau
cuộc khủng hoảng, nền kinh tế bắt đầu vào giai đoạn phục hồi trở lại. Nhu cầu tiêu dùng và sản xuất ngày một tăng lên làm cho giá bán ngày một cao hơn. Bên cạnh đó, khuynh hướng tiêu dùng cũng đã dần thay đổi theo hướng có lợi cho cơng ty. Với cơ hội trên cơng ty nên vận dụng các điểm mạnh vốn có của mình để mở rộng hoạt động xuất khẩu ở các thị trường hiện tại và thâm nhập để tìm thêm khách hàng ở thị trường mới.
Chiến lƣợc W- O
Với nguồn vốn vững mạnh, công ty nên đầu tư nhiều hơn cho khâu marketing quốc tế và tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại sẽ giúp cho công ty quảng bá được hình ảnh của cơng ty, giúp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trong khi nhu cầu đang cao như hiện nay.
Chiến lƣợc S- T
Chiến lược sản phẩm: dù sản phẩm của công ty đã tạo được lòng tin của
người tiêu dùng như với áp lực cạnh tranh như hiện nay, công ty cần tận dụng mọi nguồn lực để nâng cao sản lượng cũng như chất lượng sản phẩm đối với sản phẩm hiện hữu và nghiên cứu phát triển các sản phẩm khác từ trái dừa để tránh khỏi áp lực cạnh tranh của đối thủ.
Chiến lược giá: trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì chiến
lược giá được xem là một chiến lược hữu hiệu, bên cạnh chiến lược sản phẩm. Do đó, cơng ty cần có chính sách giá cả linh hoạt sao cho vừa giữ chân được khách hàng hiện tại và thu hút thêm các khách hàng mới.
Chiến lược hội nhập về phía sau: trong tình trạng nguồn ngun liệu ngày
càng trở nên khan hiếm do nhiều yếu tố tác động và sự cạnh tranh trong thu mua ngày càng nhiều đã làm cho giá cả nguyên liệu tăng cao, ảnh hưởng đến giá thành đầu ra. Do đó với nguồn lực khá tốt như hiện nay của công ty thì chiến lược thật sự là giải pháp hữu hiệu để khắc phục những thử thách đang tồn tại.
Chiến lược kết hợp theo chiều ngang: đây là một giải pháp giúp cơng ty có
thể củng cố thêm vị thế của mình trong ngành về nguồn vốn và cả cơ sở vật chất. Từ đó, khơng những cơng ty có thể giảm bớt được áp lực cạnh tranh về các đối thủ hiện tại mà còn ngăn cản sự gia nhập ngành của các đối thủ tiềm ẩn. Đặc biệt trong điều kiện chưa nhận được nhiều sự quan tâm, hỗ trợ từ phía Nhà nước thì chiến lược này cũng là cách thức giúp các doanh nghiệp trong ngành tự vươn lên.
Chiến lƣợc W- T
Đầu tư hệ thống kho bãi: để tránh khỏi những vấn đề khiếu nại từ khách
hàng và tốn kém chi phí khắc phục, công ty nên củng cố, nâng cấp lại hệ thống kho bãi để phục vụ tốt hơn trong công tác bảo quản, sắp xếp hàng hố. Bên cạnh đó, cơng ty cần điều chỉnh và đưa ra biện pháp nhằm làm cho cơng việc tiết giảm chi phí trong sản xuất có hiệu quả trong điều kiện lạm phát như hiện nay.
Đào tạo nhân lực: song song với giải pháp trên, công ty cũng cần đào tạo,
bồi dưỡng và nâng cao trình độ làm việc cho người lao động để họ làm việc một cách hiệu quả nhất trong sản xuất mà cịn có thể tham gia vào việc nghiên cứu các cải tiến công nghệ theo hướng tiết kiệm nguồn nguyên liệu đầu vào.