Về hoạt động Marketing 1 Sản phẩm

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần trà bắc tỉnh trà vinh (Trang 93 - 95)

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRÀ BẮC

5.2.3 Về hoạt động Marketing 1 Sản phẩm

5.2.3.1 Sản phẩm

Hiện tại các mặt hàng của công ty vẫn chưa phong phú, chủ yếu là than hoạt tính và cơm dừa sấy khô. Đối với các sản phẩm chủ lực này, công ty cần tập trung đầu tư nâng cao chất lượng để tăng hiệu quả trong cạnh tranh, xây dựng thương hiệu cho một số mặt hàng tiêu biểu mà các nước tin dùng. Bên cạnh đó, cơng ty cũng nên thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm được chế biến từ trái dừa nhất là các mặt hàng tinh chế, có giá trị cao như dầu dừa, hương liệu, bột sữa dừa,…luôn nghiên cứu đổi mới để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Đối với mặt hàng than hoạt tính, để tăng doanh số bán công ty cần giữ vững giá trị xuất khẩu của mặt hàng này ở các thị trường, đảm bảo chất lượng sản phẩm ổn định và ngày càng nâng cao hình ảnh về mẫu mã để ngày càng chiếm được lòng tin ở người tiêu dùng.

Đối với sản phẩm cơm dừa sấy khô, đây là mặt hàng thực phẩm nên công ty cần đặc biệt chú ý đến việc thực hiện các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực

phẩm theo quy định, kiểm soát kỹ từ khâu nguyên liệu đầu vào đến khâu đóng gói sản phẩm. Có như thế sản phẩm mới có thể đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng và nâng cao uy tín cho cơng ty.

Ngồi ra, cơng ty nên triển khai nghiên cứu và đa dạng bao bì, nhãn hiệu, mẫu mã, kích cở sản phẩm để phù hợp với thị hiếu của từng thị trường khác nhau. Đặc biệt, ở các thị trường khó tính như Nhật Bản, Châu Âu thì cơng việc trên lại càng nên được chú trọng.

Hiện tại, các sản phẩm của công ty chỉ xuất khẩu nhiều sang thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, Châu Âu, trong khi đó cịn rất nhiều thị trường tiềm năng với nhu cầu rất lớn mà cơng ty chưa thể khai thác hết. Do đó, cơng ty cần nghiên cứu để giới thiệu các sản phẩm phù hợp cho nhu cầu của các thị trường mới, góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty trong thời gian sắp tới.

5.2.3.2 Giá cả

Trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì chiến lược giá là một biện pháp hữu hiệu giúp sản phẩm của doanh nghiệp tăng sức cạnh tranh với các sản phẩm của đối thủ. Để có một chính sách giá hợp lý cơng ty cần phải tính tốn thật chính xác chi phí sản xuất và có các biện pháp giảm chi phí xuống mức thấp nhất, tăng năng suất lao động, tổ chức tốt khâu sản xuất. Ngồi ra, cơng ty cịn phải phân tích kỹ mức giá và quan hệ cung cầu sản phẩm đó trên thị trường. Với một mức giá quá cao hay quá thấp đều không mang lại hiệu quả trong cạnh tranh. Mặt khác, công ty nên linh hoạt trong áp dụng chiến lược giá cho từng đối tượng khách hàng. Với khách hàng quen thuộc, khách hàng mua với khối lượng lớn và ổn định, nên áp dụng mức giá ưu đãi hoặc tăng mức chiết khấu,… để giữ chân khách hàng. Cịn với những khách hàng mới, có tiềm năng, cơng ty có thể sử dụng chính sách giá mềm mỏng, hấp dẫn để thu hút và tạo dựng mối quan hệ làm ăn lâu dài. Tóm lại, chiến lược giá là một chiến lược khá nhạy cảm, có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của cơng ty. Do đó, cơng ty cần cố gắng giữ cho chi phí sản xuất, chi phí vận chuyển nhỏ nhất để có giá bán hợp lý nhất.

5.2.3.3 Phân phối

Việc chọn nơi phân phối là một việc rất quan trọng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Do đó, cơng ty cần chọn những nơi phân phối chính đem lại hiệu quả cao, thông thường là ở các thành phố lớn, trung tâm thương mại. Ngoài

việc mở rộng các kênh phân phối hiện có thì cơng ty cịn nên thiết lập các cửa hàng đại diện, bán hàng qua mạng. Tại thị trường xuất khẩu, công ty nên liên hệ để thành lập văn phòng đại diện hoặc chi nhánh để qua đó vừa giới thiệu sản phẩm vừa bán hàng trực tiếp. Có như thế cơng ty sẽ nâng cao hiệu quả kinh doanh và khai thác được tiềm năng của các thị trường này. Đây cũng là cơ hội để quảng bá và xây dựng thương hiệu với người tiêu dùng.

Để có thể làm được như thế công ty cần thành lập một bộ phận chuyên đảm trách việc nghiên cứu, đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu các sản phẩm của cơng ty, cụ thể đó là bộ phận Marketing.

5.2.3.4 Chiêu thị

Trong thời gian qua, hoạt động chiêu thị của công ty vẫn chưa phát huy được hiệu quả trong lĩnh vực xuất khẩu vì các hoạt động này chỉ dừng lại ở phạm vi trong nước. Do vậy, để góp phần thuận lợi cho hoạt động mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng mới, cơng ty nên xây dựng một kế hoạch lâu dài sao cho phù hợp với khả năng tài chính và đặc điểm mặt hàng kinh doanh của công ty. Bên cạnh việc công ty đã xây dựng website riêng, công ty nên đầu tư vào thương mại điện tử. Đây là một cách thức bán hàng nhanh chóng, hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí. Ở từng đối tượng khách hàng cơng ty cần có những chính sách phù hợp với khách hàng là doanh nghiệp sản xuất thì nên thực hiện hình thức chiết khấu, khuyến mãi, thường xuyên gởi catalogoue giới thiệu các mặt hàng của công ty. Nếu khách hàng là người tiêu dùng, công ty giới thiệu về mình thơng qua quảng cáo, tham gia hội chợ hàng Việt Nam ở nước ngoài. Mặc dù các hoạt động chiêu thị ở nước ngồi địi hỏi rất cơng phu và tốn nhiều chi phí, song để thúc đẩy hơn nữa hoạt động xuất khẩu ra thị trường thế giới thì đây là cơng việc mà công ty không thể bỏ qua.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần trà bắc tỉnh trà vinh (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)