III. đánh giá chung về công tác thẩm định tại văn phòng thẩm định bộ kh & cn
1. Các yếu tố tác động đến công tác thẩm định
1.1. Các yếu tố tích cực
Hoạt động đầu tư ở nước ta đã thực sự trở nên sôi động từ đầu những năm 90 của thế kỷ 20, nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, tương đối ổn định. Để góp phần thúc đẩy hoạt động đầu tư diễn ra theo hướng ngày càng mạnh mẽ, sơi động, Đảng, Nhà nước và Chính phủ ta đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách, kể từ năm 1995 trở lại đây hệ thống chính sách pháp luật đã không ngừng được hồn thiện thơng qua những lần sửa đổi, bổ sung, trong đó phải kể đến hai luật quan trọng liên quan đến đầu tư đó là: Luật khuyến khích đầu tư trong nước được Quốc hội thông qua năm 1994, ngày 12/11/1996 Quốc hội đã thông qua Luật đầu tư nước ngoài mới thay thế cho luật năm 1987. So với luật năm 1987 và các lần sưả đổi năm 1990 và 1992, Luật đầu tư nước ngoài năm 1996 được xem như là một bước tiến quan trọng trong quá trình hội nhập, kêu gọi đầu tư nước phát triển kinh tế đất nước. Bên cạnh việc ban hành các Luật để khuyến khích đầu tư thì các văn bản pháp luật hướng dẫn kiểm tra giám sát hoạt động đầu tư cũng được diễn ra thuận tiện, nhanh chóng hơn. Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật cũng như hướng dẫn việc thực hiện công tác thẩm đình DAĐT lần lượt được ra đời như: Nghị định 51/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi); Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ ban hành Quy chế Quản lý Đầu tư và Xây dựng; Nghị định 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Luật đầu tư nước ngoài (sửa đổi); Nghị định 12/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 của Chính phủ sửa đổi bổ sung Nghị định 52/1992/NĐ-CP.
Theo đó cơng tác thẩm định được hướng dẫn chi tiết từ khâu tiếp nhận, xử lý hồ sơ đến việc tổ chức thẩm định và ra quyết định đầu tư hoặc cấp giấy phép đầu tư. Chính phủ cũng khơng ngừng cố gắng tạo điều kiện, phân cấp cho cấp tỉnh và các ban quản lý KCN tiến hành thẩm định các dự án được phân cấp nhằm giúp cho các địa phương, Ban quản lý KCN có sự chủ động, sát sao trong việc thu hút, thẩm định DAĐT, đồng thời Chủ đầu tư sẽ được giải quyết vấn đề của mình một cách nhanh gọn chính xác, tiết kiệm thời gian, chi phí.
Văn phịng thẩm định là nơi được phân cấp thẩm định các dự án nhóm A trong nước và các dự án nước ngồi (kể cả các dự án ODA). Có thể nói đây là cơ quan đầu nghành về thẩm định trong cả nước, việc hồn thiện quy trình thẩm định, các văn bản pháp quy liên quan đến thẩm định hết sức quan trọng. Nó khơng chỉ có tác dụng tại chỗ đối với cơng việc tại văn phịng thẩm định mà cịn ảnh hưởng tới tồn bộ hệ thống thẩm định DAĐT trong cả nước.
Bên cạnh đó, nhận thức được vai trị to lớn của hoạt động đầu tư trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã có sự quan tâm hết sức kịp thời và được thể hiện bằng các biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy công tác huy động vốn đầu tư, triển khai vốn đầu tư. Tuy nhiên quan tâm lớn nhất của các cơ quan quản lý Nhà nước là làm thế nào để tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi và thơng thống. Để làm điều nạy, thì như đã nói ở trên, hàng loạt các các Luật, các Văn bản, Nghị định được ra đời và liên tục được sửa đổi bổ sung sao cho phù hợp với tình hình đất nước. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới cả nền kinh tế Mỹ đang chững lại và bắt đầu có dấu hiệu của sự suy giảm thì việc huy động các nguồn vốn từ nước ngồi càng trở nên khó khăn hơn. Nhưng điều đó cũng chưa phải là khó khăn lớn nhất mà quan trọng nhất đó là phải làm thế nào để vừa phát huy động lực vốn nhưng lại phải sử dụng vốn đó có hiệu quả theo như kế hoạch, mục tiêu mình đề ra. ý thức được điều đó, cơng tác thẩm định các DAĐT đã được quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo, tại Bộ KH & ĐT việc giao ban dự án theo định kỳ đã được tiến hành nhằm phát hiện ra những chỗ quá rườm rà, do vậy thời gian thẩm định và cấp Giấy phép ngaỳ càng được rút ngắn.
Trên đây là các yếu tố tích cực góp phần rút ngắn được thời gian thẩm định và nâng cao chất lượng công tác thẩm định tại Bộ KH & ĐT. Bên cạnh những yếu tố tích cực thì vẫn cịn tồn tại nhiều yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến công tác thẩm định và đang cần được quan tâm giải quyết.
1.2. Các yếu tố tiêu cực
a. Hệ thống chính sách pháp luật
Như chúng ta đã biết để thích ứng được với tình hình đất nước, hệ thống chính sách pháp luật được liên tục sửa đổi, bổ sung, thay thế theo hướng hoàn thiện hơn, một mặt góp phần cho hoạt động thẩm định DAĐT được thơng thống hơn, nhưng cũng chính sự thay đổi liên tục này cũng gây ra khơng ít khó
khăn cho cơ quan thẩm định trong việc thích ứng và triển khai các văn bản pháp quy này. ở cấp trung ương thì việc tiếp cận các thơng tin nhanh chóng hơn, có những lớp tập huấn kịp thời nên vấn đề cũng được giải quyết nhanh chóng. Ngược lại, ở địa phương việc nắm bắt làm sao nắm được và triển khai vào thực tế càng khó khăn hơn. Mặt khác, thơng thường khi một chủ trương chính sách mới của Nhà nước thường có những văn bản liên quan được ban hành kèm theo. Tuy nhiên, trong thực tế khi có một chính sách thay đổi các quy định liên quan lại không được thay đổi đồng thời nên đã gây ra tình trạng lệch pha, nên khi áp dụng cho từng dự án cụ thể đã gặp khơng ít khó khăn, chẳng hạn như: điều kiện ưu đãi của dự án, Luật doạn nghiệp... việc ban hành các văn bản dưới Luật còn chậm, chưa đồng bộ và liên tục gặp khơng ít khó khăn.
Khi một chíng sách ra đời nó mang cả tính chủ quan của nhà làm Luật cho nên chính sách cịn thiếu chặt chẽ, khó hiểu. Để có một chính sách, dự án Luật chặt chẽ, đơn giản và phù hợp với tình hình thực tế địi hỏi phải mất thời gian dài, tiến hành từng bước trên cơ sở các kinh nghiệm thực tế, cũng như tham gia nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm của các nước đi trước. Một tiêu cực nữa là các Văn bản Luật ban hành của các cơ quan đơn vị liên quan khơng có sự nhất qn, gắn kết với nhau, gây khó khăn cho việc thực hiện. Để giải quyết vấn đề này lại phải sửa đổi, kéo dài thời gian có thể áp dụng vào thực tế, đến khi áp dụng được một thời gian thì lại khơng phù hợp nữa địi hỏi văn bản mới ra đời. Cứ như vậy chu trình đưa một văn bản, chính sách pháp luật vào thực tế lặp đi lặp lại, gây ra sự trì trệ, kém hiệu quả.
Hiện nay, các văn bản, chính sách pháp luật liên quan đến đầu tư lên đến trên 100 loại. Có thể nói đây là một khối lượng văn bản không phải là nhỏ, đối với người Việt Nam để tìm hiểu hết được đống văn bản này không phải là đơn giản huống chi là người nước ngoài. Do vậy cần phải giảm thiểu số lượng văn bản pháp luật sao cho ít nhưng đầy đủ, dễ hiểu hạn chế chồng chéo để tạo ra được môi trường đầu tư thơng thống về pháp luật.
b. Quan điểm đánh giá và tiêu chuẩn đánh giá chưa thống nhất
Hiện nay, quan điểm nhận thức về đầu tư đã được xã hội hoá. Song vẫn còn nhiều sự khác nhau trong quan điểm như: hiệu quả đầu tư, hợp tác đầu tư, hình thức đầu tư, hình thức cấp ưu đãi. Khi xem xét, đánh giá DAĐT cần phải có sự thống nhất về mặt quan điểm, nhận thức tránh gây ra tình trạng đầu tư
khơng hiệu qủa như tình trạng đầu tư lắp ráp ơ tô ở nước ta hiện nay, nhu cầu về ơ tơ thì cịn thấp trong khi đó vẫn cấp phép đầu tư cho những dự án lắp ráp ô tô dẫn đến tình trạng làm ăn thua lỗ. Sở dĩ xảy ra điều này là do quan điểm của người quyết định đầu tư, xem xét trên một thời gian quá xa trong tương lai, và cho rằng tương lai Việt Nam sẽ sử dụng ô tô nhiều hơn.
Về tiêu chuẩn đánh giá: hệ thống tiêu chuẩn đánh giá DAĐT ở Việt Nam hiện vẫn chưa được xây dựng đầy đủ. Trên thực tế trong việc lập và thẩm định các DAĐT các nước thường xây dựng và áp dụng riêng một hệ thống tiêu chuẩn đánh giá cho mình, tuỳ theo từng ngành nghề, lĩnh vực và từng giai đoạn của nền kinh tế. Chẳng hạn trong khi đánh giá dự án của một số nước phương Tây thì tỷ lệ nợ tín dụng trên tổng tài sản chấp nhận ở Nhật là 81%, Anh là 56%, Mỹ là 45%, Đức là 61%, Pháp là 63%. Trong khi đó ở Việt Nam các chỉ tiêu chủ yếu áp dụng cho từng ngành, từng lĩnh vực như thế nào, thứ tự ưu tiên ra sao chưa được đề cập, gây nhiều khó khăn cho cán bộ thẩm định.
Một trong những vấn đề thuộc về đánh giá dự án đó là sử dụng phương pháp so sánh trong quá trình thẩm định DAĐT. Tuy nhiên để sử dụng phương này địi hỏi phải có một khối lượng dự án lớn đã được thẩm định và đưa vào thực thi từ trước để làm căn cứ. Song trong điều kiện nước ta hiện nay, hoạt động đầu tư mới chỉ thực sự sôi động trong mấy năm trở lại đây, do vậy số dự án được chọn dùng để làm tiêu chuẩn đánh giá khơng phải là nhiều. Hơn nữa Văn phịng thẩm định DAĐT chỉ tiến hành xem xét những dự án quan trọng, tức là chủ yếu là các dự án nhóm A, cho nên số dự án lại càng ít, đặc biệt là các DAĐT nước ngoài, bởi thời kỳ này các nhà đầu tư quốc tế mới chỉ đầu tư thăm dị mà thơi.
c. Khó khăn từ phía chủ đầu tư
Đối với Nhà đầu tư, do không nắm hết được các văn bản pháp luật nên vẫn còn nhiều bỡ ngỡ từ khâu chuẩn bị cho đến khâu duyệt hồ sơ thẩm định dự án. Khi đưa đến cơ quan thẩm định thì hồ sơ khơng đủ theo yêu cầu cho nên thời gian thẩm định bị kéo dài. Chẳng hạn trong năm 2001 có 146 dự án nhóm A trong nước được chuyển đến văn phòng thẩm định, đã giải quyết xong 114DAĐT còn lại 32 dự án chưa giải quyết xong bởi phần lớn số dự án tồn đọng này là do hồ sơ trình duyệt khơng đủ như: Dự án quy hoạch thủ đô Hà Nội ngày nhận được là 31.10.2001 mãi đến 4.1.2002 mới được tổ chức họp thẩm định, dự
án khu công nghiệp phố Nối ngành dệt may tỉnh Hưng Yên, nhận hồ sơ ngày 5.10.2001 hiện vẫn đang chờ hồ sơ bổ sung... thời gian thẩm định dự án bị kéo dài, không phải do lỗi của cơ quan thẩm định mà là do cơ chế nhưng thực tế lại khơng phải như vậy. Bên cạnh đó chất lượng lập dự án lại khơng cao cũng đã phần nào kéo dài thời gian xem xét dự án, thông thường chủ đầu tư tự lập dự án, mà không phải là thuê tư vấn, do vậy, dự án thường bị yếu kém chủ yếu ở khâu: xác định mục tiêu dự án, nội dung dự án không rõ ràng, thiếu đồng bộ, chưa căn cứ vào các chiến lược phát triển kinh tế quốc gia, quy hoạch ngành, kinh phí đầu tư tính tốn sai lệch nhiều, nguồn vốn huy động cho dự án xác định không rõ ràng. Chính sự sai lệch thiếu sót của dự án đơi khi đã dẫn đến tình trạng kết luận hoặc lựa chọn phải những dự án thiếu tính khả thi.
Hoạt động thẩm định DAĐT tại văn phòng thẩm định chịu sự tác động từ cả hai phía thuận lợi và khó khăn, do đó, trong cơng việc của mình văn phịng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, đồng thời cũng cịn nhiều hạn chế đang cần phải khắc phục.