I. Về phía Nhà nước
2. Tăng cường sự quản lý Nhà nước sau quyết định đầu tư hoặc cấp giấy phép đầu tư.
giấy phép đầu tư.
DAĐT ln bao hàm tính mơ phỏng và tính rủi ro, từ hồ sơ dự án cho đến lúc khai triển dự án là một khoảng cách tương đối dài. Bởi vậy cơ quan thẩm định có thể đảm bảo ý tưởng đầu tư được thực hiện trong dự án là tốt chứ không thể đảm bảo dự án đầu tư được triển khai ngoài thực tế. Khi DAĐT không đạt được hiệu quả như mong muốn thì mọi vấn đề lại đổ lên đầu cơ quan thẩm định và cho rằng cơ quan thẩm định đã đánh giá khơng chính xác về dự án. Do vậy,
trách nhiệm đặt lên vai cơ quan thẩm định là rất nặng nề, nhiều vấn đề đòi hỏi phải kết luận chính xác trước khi quyết định đầu tư trong khi đó dự án mới chỉ tồn tại trên giấy tờ...
Hiện nay quan niệm của nhiều người, trong đó có cả những cán bộ làm việc trong lĩnh vưc đầu tư cho rằng hoạt động đầu tư được bắt đầu từ khi bắt đầu ý tưởng đầu tư được hình thành và nó xẽ kết thúc khi dự án bắt đầu đi vào hoạt động. Trong khi đó các nhà đầu tư chuyên nghiệp người ta lại cho rằng công cuộc đầu tư được bắt đầu từ ý tưởng đầu tư được hình thành và nó chỉ kết thúc khi dự án chấm dứt hoạt động. Chính vì quan niệm khơng chính xác về đầu tư cho nên ở Việt Nam công tác quản lý của Nhà nước sau khi ra quyết định đầu tư vẫn cịn bị bng lỏng chưa được quan tâm đúng mức. Rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam đều có nhận xét: Phía Việt Nam kêu gọi đầu tư nước ngồi vào nước mình song khi nhà đầu tư tiến hành đầu tư thì phía Việt Nam chỉ tiến hành cấp giấy phép và xem đó đã hồn tất cơng việc của mình. Khi nhà đầu tư cầm giấy phép trong tay rồi bắt đầu triển khai dự án thì phía Việt Nam chẳng quan tâm gì nữa và lúc đó nhà đầu tư muốn triển khai thế nào là việc của nhà đầu tư. Vấn đề nổi cộm nhất trong việc thiếu trách nhiệm đối với nhà đầu tư nước ngoài đó là giải phóng mặt bằng, chủ đầu tư chẳng biết xoay sở thế nào để có thể yêu cầu người dân trao trả mặt bằng để tiếp tục triển khai các bước công việc tiếp theo.
Theo các nhà chun mơn thì chính phủ cần quan tâm hơn nữa đối với các nhà đầu tư đối với quyết định của mình. Chính phủ khơng phải cải cách môi trường pháp lý để kêu gọi đầu tư mà còn phải chú ý đến việc cải thiện chính sáh quản lý hoạt động đầu tư sau khi được cấp giấy phép đầu tư .
Khi thẩm định DAĐT, cơ quan thẩm định phải xác định khả năng huy động nguồn vốn để thực hiện dự án, đặc biệt là huy động vốn đối ứng để thực hiện các dự án ODA. Thật khó khăn cho cơ quan thẩm định có thể xác định được khả năng tài chính thực sự của chủ dự án bởi lẽ hiện nay chúng ta chưa có một cơ chế quản lý tài chính chặt chẽ, rõ ràng để có thể kiểm tra tình hình tài chính của doanh nghiệp, hoặc các tổ chức cung cấp tài trợ vốn cho các dự án. Việc xác định nguồn vốn trong nước đã khó như thế, việc xác định khả năng cung cấp của bên nước ngồi cịn khó khăn hơn rất nhiều. Nếu chỉ dựa vào cam kết của chủ đầu tư hay nhà tài trợ thì cơ quan thẩm định cũng khó xác định được
cam kết đó có được thực hiện hay không, hay nếu có thì khả năng cung cấp được bao nhiêu, tiến độ cung cấp vốn như thế nào. Có những trường hợp chủ đầu tư hay nhà tài trợ đã cam kết nhưng bất ngờ gặp những rủi ro tài chính (nền kinh tế bị khủng hoảng, hoạt động kinh doanh gặp trục trặc,...), nên phải ngừng hoặc hoãn việc thực hiện cam kết. Nếu dự án đã được phê duyệt và đi vào thực thi mà khả năng đi vào thực hiện cam kết cung cấp vốn khơng thực hiện được thì lúc đó kêu gọi tài trợ vốn để tiếp tục triển khai dự án là một điều hết sức khó khăn.
Hay là khi thẩm định thiết kế kỹ thuật và kiến trúc cơng trình cơ quan thẩm định và kiểm tra sự phù hợp và sự xác nhận của cơ quan chuyên môn. Nhưng khi tực hiện dự án đơn vị thi công không làm đúng theo thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt nên không đảm bảo yêu cầu về mặt chất lượng, phải phá đi làm lại dẫn đến lãng phí vốn đầu tư, thường xảy ra đối với các dự án có xây dựng cơ bản.
Những vấn đề trên không thể giải quyết chỉ bằng thẩm định mà cần phải tăng cường sự quản lý của Nhà nước sau khi ra quyết định đầu tư. Để giảm thiểu những phiền hà trong đầu tư, xu hướng hiện nay là giảm nhẹ khâu thẩm định và tăng cường quản lý của Nhà nước đối với việc thực hiện và vận hành dự án. Chẳng hạn ở Đồng Nai, ban quản lý các khu công nghiệp tiến hành thẩm định qua mạng Internet. Đối với những dự án bình thường thì cần tiến hành thẩm định trong một ngày là có thể cấp giấy phép, theo họ khi dự án được đưa đến đây để thẩm định đã phải qua bao nhiêu khâu, công đoạn, mỗi lần như thế đều được kiểm tra cho nên dự án được thẩm định rất nhanh. Tuy nhiên, ở nhiều nơi cịn q thận trọng nhưng đơi khi trở thành q máy móc, cứng nhắc, quyết định đầu tư chỉ cần ghi những vấn đề then chốt có tính ngun tắc, có những chi tiết thì cần chuyển sang khâu quản lý dự án.
Cần thiết lập hệ thống chỉ tiêu báo cáo của các đơn vị trực tiếp quản lý việc thực hiện đầu tư từ TW đến địa phương để phù hợp với tình hình thực tế để xác định những vấn đề còn vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai dự án và đề xuất biện pháp xử lý nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư diễn ra theo đúng kế hoạch đồng thơì cần triển khai thực hiện chặt chẽ các quy định về giám định đầu tư. Việc giám định đầu tư cần phải thực hiện thường xuyên, tổ chức khoa học và toàn diện.
Tăng cường quản lý sau quyết định đầu tư của Nhà nước là việc làm hết sức cần thiết. Làm tốt được điều này sẽ giúp cho công tác thẩm định rút ngắn thời gian mà vẫn đảm bảo chất lượng. Để quản lý đầu tư sau khi quyết định đầu tư được tốt cũng cần phải xây dựng được hệ thống chính sách pháp luật đủ mạnh, bãi bỏ những phiền hà không cần thiết. Như vậy sẽ khuyến khích đầu tư và đầu tư sẽ đạt được kết quả như mục tiêu đề ra.