Về phía văn phịng thẩm định.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp một số giải pháp nhằm nâng cao công tác thẩm định dự án đầu tư tại văn phòng thẩm định bộ kế hoạch đầu tư (Trang 87 - 92)

1. Nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ thẩm định.

Trong mọi hoạt động con người luôn là trung tâm và quyết định đến hiệu quả cảu hoạt động. Công tác thẩm định cũng khơng nằm ngồi quy luật này, chất lượng thẩm định tuỳ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm của người cán bộ thẩm định. Vì vậy, phát triển và nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ thẩm định là giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng thẩm định dự án. Cán bộ thẩm định cần có kiến thức cơ bản về mơi trường kinh tế trong nước, khu vực và thế giới, có khả năng tập hợp, đánh giá thơng tin, có khả năng sử dụng thành thạo vi tính, ứng dụng tối đa các phần mềm, hỗ trợ cho công tác thẩm định, có trình độ ngoại ngữ để tham khảo các tài liệu thẩm định của nước ngoài. Ngoài ra cán bộ thẩm định cịn phải có kinh nghiệm thực tế, kiến thức chuyên sâu đối với các lĩnh vực mà mình phụ trách.

Một yếu tố khơng thể thiếu được đối với cán bộ thẩm định là phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, có tinh thần trách nhiệm, kỷ luật nghề nghiệp cao. Với đội ngũ cán bộ thẩm định hiện nay cảu văn phòng thẩm định, việc nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ là rất cần thiết. Để làm được điều này trong thời gian tới công tác đào tạo cán bộ cần phải chú ý.

Thứ nhất, tăng cường đào tạo bồi dưỡng nghiệm vụ chuyên mơn để nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ trong từng cơ quan. Văn phịng thẩm định có thể mời chun gia trong và ngồi nước tới đào tạo tập huấn thẩm định dự án cho cán bộ dưới hình thức đào tạo ngắn ngày theo kiểu tập trung hoặc đào tạo ngay tại cơ sở làm việc đối với nghiệp vụ chuyên môn đặc thù. Đào tạo nghiệp vụ kỹ năng chuyên sâu theo ngành nghề và lĩnh vực dựa vào thế mạnh và đặc điểm phát triển kinh tế của từng địa phương.

Thứ hai, về lâu dài phải xây dựng đội ngũ ngay từ đầu. Văn phịng phải có kiến nghị với Bộ KH&DT nên có kế hoạch giúp đỡ các trường đại học về giáo

trình kinh nghiệm và kinh phí để đào tạo trong nhà trường. Khi có được lực lượng nhân lực được đào tạo về kiến thức rồi thì tiến hành lựa chọn và thu hút nhân tài vào làm việc cho mình. Việc tuyển dụng cán bộ nói chung, tuyển dụng nhân viên thẩm định nói riêng nên tuân thủ đúng theo chế độ thi tuyển công chức. Sau khi được tuyển dụng, cơ quan cũng cần thường xuyên tổ chức đào tạo bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho họ. Cần có biện pháp khuyến khích bằng hình thức cụ thể, thiết thực để mỗi chuyên viên tự bổ xung và tích luỹ thêm kiến thức của mình bằng việc tiếp tục học tập để nâng cao nghiệp vụ về thẩm định dự án như tham gia các lớp đào tạo ngắn hạn, trung hạn, dài hạn về quản lý trong đầu tư trong đó có thẩm định dự án, các lớp đào tạo tin học ứng dụng trong đầu tư cho cán bộ thẩm định.

2. Nâng cao khả năng nắm bắt và xử lý thông tin.

Trong hoạt động thẩm định, chất lượng thẩm định phụ thuộc nhiều vào thơng tin của dự án. Nó có ý nghĩa quan trọng quyết định tới hiệu quả của công tác thẩm định bởi trong tình hình hiện nay khi mà nền kiểm tra đang phải đối mặt với sự suy thoái của nền kiểm tra thế giới, các nguồn vốn đầu tư quốc tế đã giảm xuống rõ rệt do đó vốn đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam cũng giảm xuống. Trong khi đó ta vẫn để lãng phí do các quyết định đầu tư sai lầm do thiếu những thơng tin cần thiết. Trong thẩm định thơng tin có thể khai thác từ nhiều nguồn như thông tin từ doanh nghiệp, thông tin từ dự án, thông tin của cơ quan tài trợ vốn và các thông tin từ các nguồn khác có liên quan đến dự án. Nhu cầu thơng tin của thẩm định dự án xuất phát từ những nội dung cần đánh giá của dự án, từ phương pháp thẩm định được sử dụng.

Việc thu thập xử lý thơng tin để đạt được tính pháp lý và độ chính xác cao trong thẩm định là một điều hết sức phức tạp và khó khăn. Do đó, văn phịng thẩm định cần củng cố và phát triển hệ thống cung cấp thông tin cho công tác thẩm định một cách tồn diện, tránh tình trạng sử dụng thơng tin một chiều từ dự án. Cán bộ thẩm định cần thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để đánh giá dự án một cách khách quan hơn và đưa ra kết luận thẩm định chính xác và chặt chẽ, có độ tin cậy cao. Để làm được điều này cần:

- Tổ chức hệ thống thu thập xử lý, lưu trữ và quản lý thông tin nhằm trao đổi và cung cấp kịp thời, phục vụ công tác thẩm định và chuẩn bị những thông tin sẽ cần thiết.

- Xây dựng một hệ thống cung cấp thông tin, báo cáo nội bộ đảm bảo thông tin được thông suốt trong tồn bộ hệ thống các phịng ban, các cơ quan liên quan. Những thơng tin liên quan có thể truy cập nhanh nhất khi cần thiết.

- Văn phòng thẩm định cần xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu riêng cho hoạt động thẩm định. Trong đó phải tập hợp lưu trữ những thông tin cần thiết về những lĩnh vực, tình hình kiểm tra các khu vực khác nhau trong cả nước, phát triển theo hướng lấy thông tin theo nghành dọc từ các cơ sở đến các bộ nghành và sắp xếp vào mạng thông tin nội bộ.

Thực hiện phân tích tổ hợp các thước đo, các chỉ tiêu kiểm tra kỹ thuật, xuất vốn đầu tư đối với một số nghành, sản phẩm hay loại hình dự án đầu tư, lĩnh vực quan trọng. Tăng cường hệ thống công nghệ thông tin, tập hợp các thông tin cần thiết liên quan đến từng nghành, từng lĩnh vực trong phạm vi cả nước.

Ngày nay, cách mạng khoa học kỹ thuật đã đạt được những thành tựu rực rỡ trong lĩnh vực công nghệ thơng tin cùng với các thế hệ máy tính đang mở ra chiều hướng tự động hoá xử lý các yêu cầu của con người trên mọi lĩnh vực của đời sống, CNH-HĐH, công nghệ thông tin đã được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là trong các hoạt động kinh tế xã hội và quản lý đất nước. Để đáp ứng ngày một tốt hơn các nhu cầu thông tin phục vụ hoạt động thẩm định văn phòng cần kiến nghị với Bộ KH$ĐT nghiên cứu ứng dụng và phát triển mạng thông tin nội bộ và phối hợp với tất cả các đơn vị liên quan thực hiện trao đổi thông tin trên diện rộng.

3. ứng dụng phần mền tin học vào trong công tác thẩm định.

Một trong những nguyên nhân khiến cho công tác thẩm định dự án tại văn phòng thẩm định chưa đạt hiệu quả như mong muốn là do thiếu phương tiện máy móc giúp cán bộ thẩm định phân tích đánh giá dự án. Do vậy, để nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án và tạo điều kiện cho cán bộ thẩm định phát huy được trình độ chuyên môn, cần thiết phải trang bị cho họ những công cụ và kỹ năng sử dụng các chương trình phần mềm ứng dụng trong công việc. Mặc dù đa số các cán bộ tại văn phòng thẩm định đều đã được trang bị máy tính để phục vụ cho công việc xong phần lớn máy tính đã cũ và khơng có phần mềm ứng dụng riêng cho công tác thẩm định cũng như không được nối mạng Internet để

có thể tìm kiếm và khai thác thông tin. Do đó, trong thời gian tới văn phòng cũng cần chú ý và tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật ứng dụng trong thẩm định.

Trong chương trình nghiên cứu cấp Nhà nước “điện tử- tin học- viễn thông” KC-01 các chuyên gia tin học đã thành lập một bộ khung lưu trữ và suy diễn của hệ chuyên gia, có khả năng áp dụng cho các lĩnh vực chuyên nghành khác nhau, trong đó có lĩnh vực đầu tư. Cấu trúc này đã được thực hiện bằng ngơn ngữ lập trình Pascal, đầu tiên áp dụng cho hệ chuyên gia thử nghiệm “Inves” dùng trong lĩnh vực thẩm định DAĐT . Việc phổ cập hố chương trình này trong cơ quan thẩm định sẽ phục vụ đắc lực cho công tác thẩm định và nó sẽ đạt hiệu quả cao hơn nhiều nếu như máy tính được nối mạng Internet để kịp thời truy cập các thông tin cần thiết cho thẩm định và tiến hành phân tích trực tiếp ngay trên máy tính. Việc này tiết kiệm được thời gian, chi phí và mang lại hiệu quả cao trong cơng việc.

Ngồi việc giúp đỡ kỹ năng tính tốn, lập bảng biểu phân tích, việc tin học hóa trong cơng tác thẩm định còn mở ra cho cơ quan thẩm định cơ hội tiếp cận với nguồn thông tin hết sức đa dạng, phong phú từ xa lộ thông tin và các ngân hàng dữ liệu.

III. kiến nghị

Quan tâm đến việc xác định đánh giá kinh tế và các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế-xã hội.

Việc thẩm định cách đánh giá kinh tế để tính tốn các dịng thu- dòng chi của dự án phụ thuộc nhiều vào kỹ năng của người phân tích. Do vậy nếu cán bộ thẩm định khơng xác định được chính xác các giá kinh tế của dự án thì các kết quả trong phân tích kinh tế của dự án sẽ khơng được chính xác dẫn đến các kết luận sai về dự án. Khi tiến hành định giá chi phí cho các dịng chi- thu của dự án, ngồi phương pháp giá thị trường điều chỉnh cần kết hợp với các kỹ thuật phân tích dự báo trong thống kê để phân tích. Các giá kinh tế thường đựoc xác định dựa trên những giả định về mơi trường kinh tế vĩ mơ. Vì vậy, chỉ có thể áp dụng kỹ thuật phân tích và dự báo trong thống kê để đánh giá các dòng thu- chi của dự án thì mới chính xác. Ngồi ra khi tính tốn hiệu quả kinh tế xã hội của dự án, cần chú ý việc lựa chọn tỷ xuất triết khấu để tính chuyển các phịng thu – chi của dự án. Tỷ suất này phụ thuộc vào mức lãi xuất thực tế cho vay của nhà tài trợ và chính sách phát triển kinh tế-xã hội của quốc gia trong từng thời kỳ.

Bên cạnh đó cần phải xem xét đến các yếu tố lạm phát, trượt giá khi xác định tỷ xuất triết khấu xã hội. Tỷ suất triết khấu xã hội cần ổn định và áp dụng cho mọi dự án trong nước, nhưng trong mỗi thời kỳ, tỷ suất triết khấu cũng cần được xem xét điều chỉnh lại cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội trong và ngồi nước (tỷ lệ tăng trưởng, lạm phát, mức lãi xuất, các chính sách kinh tế, ...) cơ quan thẩm định có trách nhiệm kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên về việc xem xét lại các tỷ suất triết khấu xã hội cho phù hợp với tình hình mới. Khi vận dụng các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế-xã hội vào quá trình thẩm định DAĐT cần phải căn cứ vào từng loại dự án khác nhau mà có cách tiếp cận thích hợp. Mỗi chỉ tiêu từ hệ thống chỉ tiêu thẩm định cần được xem xét trong dự án sẽ được so sánh với các chỉ tiêu chấp thuận dự án nhất định. Tuỳ theo từng chỉ tiêu, có thể là một tiêu chuẩn do nội tại chỉ tiêu mang lại như NVA hoặc một chỉ tiêu qua so sánh chỉ tiêu khác( EIRR), có thể là các tiêu chuẩn được rút ra từ các dự án thẩm định trước đó hay tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên khơng thể áp dụng một cách q máy móc các chỉ tiêu khi thẩm định mà cần vận dụng linh hoạt theo từng dự án, từng thời kỳ. Kết luận cuối cùng về dự án đầu tư phải là một kết luận mang tính tổng hợp, khái qt và có thể ưu tiên một khía cạnh nào đó trong q trình quyết định đầu tư.

Kết luận

Quản lý sử dụng vốn đầu tư một cách hiệu quả nhất là yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với nhiều quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam. Dể làm tốt được điều này, một trong những khâu quan trọng là hoạt động thẩm định dư án. Để khuyến khích đầu tư phát triển kinh tế xã hội, xu hướng chung của các quốc gia hiện nay là giảm thiểu đến mức tối đa thủ tục đầu tư trong đó có việc đơn giản hố thủ tục thẩm định dự án nhằm đảm bảo yêu cầu về mặt tiến độ trong quá trình xét duyệt dự án, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

ở Việt Nam thời gian qua, cong tác thẩm định đã khơng ngừng được hồn thiện theo hướng giảm thủ tục xét duyệt, rút ngắn thời gian thẩm định, tiến hành xem xét phân tích đánh giá dự án theo những tiêu thức cụ thể và đi vào trọng tâm của vấn đề tuỳ theo tính chất đặc điểm của từng dự án hạn chế mức tối đa việc xem xét lan tràn, vơ ích các giải pháp được nêu ra trong chuyên đề này đều nhằm mục tiêu là không ngừng nâng cao hiệu quả công tác thẩm địng dự án đầu tư góp phần dưa hoạt động đầu tư đạt hiệu quả cao nhất, thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp một số giải pháp nhằm nâng cao công tác thẩm định dự án đầu tư tại văn phòng thẩm định bộ kế hoạch đầu tư (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)