Kinh nghiệm thu hút FDI của Việt Nam, Trung Quốc,

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh savannakhet nước CHDCND lào (Trang 28)

Champasack

1.4.1 Kinh nghiệm thu hút FDI của Việt Nam

Một bộ phận quan trọng không thể thiếu của nền kinh tế Việt Nam là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, trong hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi được đối xử bình đẳng khơng khác với các doanh nghiệp Việt Nam. Tạo điều kiện cho đầu tư nước ngoài tham gia nhiều hơn vào phát triển các ngành, các vùng lãnh thổ phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam. Để thu hút mạnh nguồn lực của các nhà đầu tư nước ngồi Việt Nam đã đa dạng hố hình thức đầu tư và cơ chế đầu tư thơng thống, tác động trực tiếp vào các ngành, các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, nhất là các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ nguồn, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội. Bảo đảm tính thống nhất, ổn định, minh bạch và ngày càng hấp dẫn trong chính sách đầu tư nước ngồi. Đổi mới phương thức quản lý nhà nước và cải tiến mạnh mẽ thủ tục đầu tư, thực hiện đúng theo các quy định của Luật Đầu tư và phù hợp với lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam.

Nhân tố thuận lợi nhất của Việt Nam đó là sự ổn định về chính trị.Sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam và sự đoàn kết của tồn dân. Thêm vào đó là việc bình thường hố quan hệ với Mỹ, tham gia vào các tổ chức liên kết kinh tế khu vực và quốc tế như AFTA, ASEAN, WTO... đã góp phần thu hút được lượng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam ngày càng tăng.

Mức độ tiềm năng phát triển kinh tế Việt Nam: Việt Nam nằm trong khu vực kinh tế phát triển năng động nhất khu vực Châu Á và thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Các nhà kinh tế dự báo trong tương lai Châu Á vẫn là địa điểm hấp dẫn đầu tư lớn nhất do các nước này ln tích cực khơi phục kinh tế phát triển sản xuất và thu hút đầu tư.

Việt Nam là nước có lực lượng lao động dồi dào về số lượng. Hơn nữa, người lao động Việt Nam nói chung đều thơng minh, sáng tạo, cần cù và có ý thức tuân thủ kỷ cương lao động. Đây là một trong các yếu tố hấp dẫn các nhà ĐTNN đầu tư vào Việt Nam.

Đặc biệt ngay từ những năm đầu của công cuộc đổi mới kinh tế, Việt Nam đã ban hành luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và sau đó được điều chỉnh, bổ sung nhiều lần bộ luật này được đánh giá là thơng thống và hấp dẫn so với các nước trong khu vực, đảm bảo sự công bằng giữa nhà đầu từ trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, FDI vào Việt Nam đã tăng nhanh đáng kể trong những năm qua, tốc độ tăng bình quân 50% năm. Xét về mặt tổng thể : FDI vào Việt Nam từ hai nguồn chủ yếu. từ cácnước ngoài ASEAN và từ các nước ASEAN.

Những khuyến khích và ưu đãi về đầu tư nước ngoài theo luật đầu tư của Việt Nam được ban hành để kích thíchtăng trưởng kinh tế thông qua

kênh đầu tư nhà nước Việt Nam dành các ưu đãi về thuế và thủ tục đối các lĩnh vực kinh doanh.

Tuy vậy về thu hút vốn FDI ở Việt Nam còn những hạn chế và khó khăn:

Theo các nhà đầu tư nước ngồi thì thủ tục hành chính của Việt Nam còn nhiều phiền hà, phức tạp làm ảnh hưởng đến các nhà đầu tư. Cán bộ quản lý thiếu thông hiểu về pháp luật, thiếu kinh nghiệm chuyên môn trong việc xử lý các tình huống phát sinh…Những điều này tác động rất lớn tới tâm lý các nhà đầu tư.Hệ thống pháp luật của Việt Nam chưa thống suốt, một số các qui định nói chung chưa đồng bộ, có khi mâu thuẫn với nhau khiến cho các đối tác nước ngồi gặp khơng ít khó khăn. Điều kiện cơ sở hạ tầng cịn nhiều bất cập, trình độ cơng nhân tay nghề cao cịn hạn chế để có thể tiếp xúc được với khoa học công nghệ hiện đại, tác phong lao động công nghiệp chưa cao. Mặc dù Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa nhưng vẫn còn thiếu kinh nghiệm trong việc tạo lập một thị trường đồng bộ như thị trường lao động, thị trường bất động sản, thị trường tài chính - tiền tệ mới đạt ở mức sơ khai… Sự hoạt động kém hiệu quả của các thị trường cũng là yếu tố ngăn cản quá trình thu hút FDI. Do đặc điểm của FDI là ảnh hưởng khơng lớn tới các ngành dịch vụ, ít ảnh hưởng tới các ngành công nghiệp chế biến, xây dựng, nông nghiệp nên Việt Nam sẽ gặp trở ngại lớn trong việc thu hút vốn FDI vào trong những ngành này.

1.4.2. Kinh nghiệm thu hút FDI của Trung Quốc

Có thể nói Trung Quốc là một nước đạt được những thành tựu to lớn trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi. Chính điều đó đã góp một phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế của Trung Quốc. Sau hơn 30

năm thực hiện chính sách cải cách mở cửa về ngoại thương và đầu tư nước ngoài, kinh tế Trung quốc đã đạt được những thành tựu to lớn, thu hút sự chú ý của cả thế giới một trong những chi phối mạnh mẽ sự phát triển kinh tế của Trung quốc trong hơn 30 năm qua là sự thành công trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi, nhờ có đầu tư trực tiếp nước ngồi mà đất nước Trung quốc đã trưởng thành và phát triển, nếu như trước khi mở cửa Trung Quốc được biết đến như một quốc gia điển hình về trì trệ, khơng phát triển thì sau hơn 30 năm mở cửa, một đất nước Trung Quốc lớn mạnh đang hình thành.

Để đạt được những thành tựu đó, Đảng Cộng Sản và Nhà nước Trung Quốc đã quyết định thực hiện đẩy nhanh tốc độ cải cách và mở cửa với những chủ trương, chính sách, biện pháp nhằm khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngồi vào Trung Quốc. Đó là:

Mở rộng địa bàn thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từng bước, nhiều tầng, ra mọi hướng.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc chủ trương mở cửa vùng ven biển là nơi có vị trí thuận lợi trong giao lưu bn bán quốc tế. Từ mở cửa ven biển sẽ dần dần mở sâu vào nội địa. Những bước đi như vậy đã dần hình thành kinh tế mở cửa nhiều tầng nấc, ra mọi hướng theo phương châm mở cửa từ điểm, đến tuyến. Với những bước đi thận trọng nhưng khẩn trương, Trung Quốc đã tiến hành mở cửa từng khu vực, bắt đầu từ việc thành lập 5 đặc khu kinh tế, sau đó là việc mở cửa 14 thành phố ven biển, 13 thành phố ven biên giới nhằm mở rộng thương mại và đầu tư vùng biên.

Về môi trường luật pháp, cho đến nay Trung Quốc đã ban hành trên 500 văn bản gồm các bộ luật và pháp quy liên quan đến thương mại và đầu

tư trực tiếp nước ngoài. Luật pháp được xây dựng trên ngun tắc: bình đẳng cùng có lợi, tơn trọng tập qn quốc tế.

Tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngồi.

Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện nhiều chính sách biện pháp trên nhiều lĩnh vực để tạo môi trường đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Các chủ trương, biện pháp được hướng vào cải tạo và xây dựng cơ sở hạ tầng, thực hiện các ưu đãi (như ưu đãi thuế với khu vực đầu tư, ưu đãi thuế theo kỳ hạn kinh doanh và ưu đãi thuế trong tái đầu tư), đa dạng hố các hình thức đầu tư và các chủ đầu tư, đặc biệt là giữa Hoa và Hoa Kiều, mở rộng các lĩnh vực đầu tư.

Từ thực tế tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc trong thời gian qua. Chúng ta có rút ra được một số bài học kinh nghiệm:

vực.

Mở cửa thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài dần từng bước theo khu

Thực hiện tư tưởng của Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc đã thực hiện mở cửa dần từng bước theo liệu pháp “dị đá qua sơng”, để trước khó sau, tiến dần từng bước, giảm bớt rủi ro nên đã tránh được những va chạm xã hội lớn và sự phân hoá hai cực quá nhanh như đã xảy ra ở Liên Xô cũ và các nước Đông Âu do thực hiện “liệu pháp xốc”.

Về phương pháp thu hút công nghệ tiên tiến của nước ngoài, phương châm “ dùng thị trường đổi lấy công nghệ” của Trung Quốc là một con dao hai lưỡi bởi lẽ với phương pháp này, trình độ kỹ thuật của Trung Quốc chỉ tăng một thời gian ngắn đã có những bước tiến đáng kể so với các nước đang

phát triển khác. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được, Trung Quốc cũng đã gặp phải những khó khăn hết sức to lớn. Điều đó địi hỏi phải có chính sách, bước đi phù hợp để phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Về quản lý hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi, phát triển mạnh cơng nghiệp quốc gia trên cơ sở vừa hợp tác, vừa cạnh tranh với các công ty xuyên quốc gia, làm tốt cơng tác kiểm tra, kiểm tốn trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi, phấn đấu từng tỷ lệ vốn góp của đối tác thuộc quốc gia tiếp nhận đầu tư để hạn chế các thua thiệt trong đầu tư nước ngoài.

Nâng cao hiệu lực và hiệu quả của quản lý Nhà nước đối với hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Để mở rộng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi, cần thiết phải có chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư nước ngoài, nhưng cần phải nghiên cứu để có chính sách ưu đãi thích hợp nhằm tạo ra sự bình đẳng trong cạnh tranh giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, tránh gây thua thiệt cho các doanh nghiệp trong nước.

Có chính khuyến khích và cung cấp các ưu đãi đặc biệt; Trung Quốc đã ban hành một loạt các chính sách nhằm tăng cường ưu đãi về thuế cho các doanh nghiệp có vốn nước ngồi, trong đó qui định rõ thời hạn miễn thuế XNK, thuế đất và đối xử ưu đãi trong các dịch vụ về kết cấu hạ tầng.

Trung Quốc thực hiện hàng loạt các chính sách ưu đãi nói trên, những chế độ ưu đãi đặc biệt thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà ĐTNN như:

+ Các doanh nghiệp có vốn ĐTNN trong các ngành sản xuất có thời hạn hoạt động trên 10 năm được miễn thuế 2 năm và giảm đến 50% thuế trong 3 năm tiếp theo.

+ Các dự án liên doanh trong lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng hoặc phát triển nông nghiệp tại các đặc khu kinh tế hai Nam và Phố Đông Thượng Hai với thời hạn hoạt động trên 15 năm được hưởng mức thuế ưu đãi cao nhất: miễn thuế 5 năm và giảm 50 % thuế trong 5 năm sau đó.

+ Các dự án trong lĩnh vực nông nghiệp, trồng rừng và chăn nuôi được giảm từ 15 % đến 30 % thuế thời hạn 10 năm tiếp theo sau thời gian miễn thuế.

+ Các doanh nghiệp vốn nước ngồi có định hướng xuất khẩu và sử dụng công nghệ tiên tiến được miễn thuế chuyển lợi nhuận và giảm phí sử dụng đất. Từ 01/01/2000 các doanh nghiệp hoạt động ở miền Tây Trung Quốc chỉ phải nộp 15% thuế thu nhập trong vòng 3 năm kể từ hết hạn được hưởng các chính sách ưu đãi thuế.

+ Trong nỗ lực khuyến khích tái đầu tư lợi nhuận, nhà nước Trung Qc sẽ hồn trả tới 40 % so với thuế thu nhập đã nộp nếu như lợi nhuận được tái đầu tư tại Trung Quốc trong thời gian ít nhất là 5 năm, nếu lợi nhuận được tái đầu tư vào các doanh nghiệp công nghệ cao hoặc định hướng xuất khẩu thì nhà ĐTNN sẽ có thể được hồn trả toàn bộ.

+ Miễn thuế nhập khẩu các máy máy móc thiết bị cho các dự án thuộc doanh mục dự án khuyến khích đầu tư và cam kết chuyển giao công nghệ.

+ Về cải cách thủ tục hành chính, Trung Quốc thực hiện chế độ phân cấp ra quyết định đầu tư cho các tỉnh, thành phố, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư về thời gian, chi phí trong việc làm các thủ tục xin đầu

tư. Mặt trái của sự phân cấp này là phát sinh mâu thuẫn giữa lợi ích địa phương và lợi ích quốc gia, tạo nên nạn quan liêu trì trệ, hối lộ tham nhũng trong hàng ngũ cán bộ làm cơng tác đầu tư. Vì vậy, cần nâng cao vai trị hiệu lực và hiệu quả của Nhà nước trong việc kiểm tra, kiểm soát, giám sát mọi hoạt động liên quan đến đầu tư nước ngoài.

+ Thành lập các quỹ đầu tư mở hổtrợ đầu tư nước ngồi

Ở Trung quốc, lĩnh vực tài chính - ngân hàng vẫn được đánh giá là một mảnh đất màu mỡ nhất đối với các nhà đầu tư nước ngồi. Hiện có khoảnh hớn 50 triệu nhà đầu tư tham gia vào thị trường chứng khoán (TTCK) Trung Quốc, với tổng lượng vốn lưu chuyển khoảng 500 tỉ USD, TTCK Trung Quốc là thị trường đứng thứ 3 trong khu vực sau Nhật Bản và Hồng Kông. Những điều khoản thỏa thuận hấp dẫn sau khi Trung Quốc gia nhập WTO như: các cơng ty nước ngồi chiếm giữ 33% trong quỹ đầu tư của Trung Quốc và 3 năm sau có thể tăng lên là 49%; các quỹ hỗ trợ ĐTNN có thể huy động các khoản tiết kiệm. Bên cạnh đó, các chính sách nới lỏng quy chế đầu tư đã góp phần làm số lượng các nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực tài chính - ngân hàng tăng lên đột ngột.

1.4.3. Kinh nghiệm của tỉnh Champasack

Champasack là một trong bốn tỉnh miền Nam của Lào là: Attapeu, Sekong, Saravane và Champasack. Champasack có địa hình phù hợp và thuận lợi với sự phát triển kinh tế-thương mại, công nghiệp, nông nghiệp với dân số 642.651 người, 645 bản làng và 107.092 hộ gia đình, đứng hàng thứ 3 trong cả nước. Champasack cũng là một tỉnh có nhiều tiềm năng: vị trí địa lý thuận lợi, đa dạng về thổ nhưỡng, đặc biệt được thiên nhiên ưu đãi về đất đỏ ba zan. Có nhiều di tích lịch sử và đặc sắc về văn hoá, phong phú và giàu trữ lượng về tài nguyên khống sản. Ngồi ra, Champasack có cơ sở hạ tầng

tương đối phát triển: có tuyến đường giao thơng huyết mạch của Lào nối liền từ Bắc xuống Nam là quốc lộ 13, có 2 cửa khẩu quốc tế thông thương sang Thái Lan và Campuchia và Champasack cũng là một trong ba tỉnh thuộc vùng tam giác kinh tế Ngọc Thạch (Việt Nam) - Mo-la-kốt (Cămpuchia) và Champasack. Đây cũng là một tỉnh nổi tiếng nhất của Lào về phát triển kinh tế, thương mại - du lịch, nơng nghiệp trồng trọt chăn ni và có lịch sử lâu đời đó là vùng cao ngun Pạc-xng - Bơ-ly-ven.

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi cùng với cơ chế, chính sách đúng đắn đã tạo ra nhiều ưu thế để Champasack thu hút các dự án ĐTNN cho phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Champasack đã và đang thực hiện nhiều biện pháp để thu hút và quản lý ĐTNN như:

+ Chính quyền tỉnh Champasack đã quy định Cơ chế một cửa liên thông (One stop service) số 095/CPS, ngày 30-01-2007 Về quản lý đầu tư trong và ngoài nước.

+ Nhằm mục tiêu thu hút nhiều hơn về vốn FDI, Champasack có chính sách ưu đãi, khuyến khích nhà đầu tư bằng các công thức 2+3 hoặc 1+4 căn cứ vào các quy định pháp quy và chính sách mà Chính phủ Lào đã đề ra. Ngoài Bộ luật Khuyến khích ĐTNN ban hành ngày 22-10-2004, Nghị định số 300/TT-CP ngày 12-10-2005 về tổ chức thực hiện Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, Chỉ thị số 331/UBKH-ĐT ngày 29-03-2006 và Bộ luật quản lý địa phương số 03/QH, ngày 21-10-2003. Ngoài ra, tỉnh đã cử nhiều đoàn

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh savannakhet nước CHDCND lào (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w