N THÁG ĂM 2013
2.1 Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của
2.1.1 Vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên của Tỉnh Savannakhet
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Tỉnh Savannakhet là một trong 5 tỉnh miền trung của CHDCND Lào, nằm ở kinh tuyến 16°c 3,6” Nam - 17°c 0.7” Bắc và đường vĩ tuyến 104°c 3,6”
Tây - 106°c 7,2” Đơng. Diện tích khoảng 2.177.400 ha (21.774 km2), tỉnh Savannakhet có 15 huyện, với dân số 932.995 người, mật độ dân số vào khoảng 43 người/km2 chiếm 9,2% tổng diện tích của nước CHDCND Lào, có biên giới Phía Bắc giáp với tỉnh Kham muane, dài 314 km; Phía Nam giáp với tỉnh Saravane, dài 259 km; Phía Đơng giáp với nước Việt Nam, dài 122 km; Phía Tây giáp với nước Thái Lan, dài 152 km. Huyện Kaisone PHOMVIHAN là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế và văn hóa xã hội của tỉnh Savannakhet, là nơi đặt trụ sở Văn phòng tỉnh và các sở, ban, ngành của tỉnh.
Savannakhet là một tỉnh lớn thứ hai của nước Lào về diện tích và kinh tế, là trung tâm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của Miền Trung nước Lào. Savannakhet có vị trí chiến lược về kinh tế, là đầu mối giao thơng có đường quốc gia 3 nước: Việt Nam - Lào ( tại tỉnh Savannakhet) đến Thái Lan đường số 9 (theo đường Đơng-Tây). Trong đó, có hai khu vực kinh tế lớn là: Khu vực kinh tế đặc biệt SAVAN-SENO (Savan-Seno Special
Economic Zone), và khu vực thương mại biên giới (Special Trade Zone), cách thủ đô Viêng Chăn trên 469 km.
2.1.1.2 Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất đai tự nhiên của tỉnh là 2.177.400 ha (21.774 km2) lớn thứ hai và chiếm 9,2% so với diện tích của cả nước. Trong đó đất sản xuất là 651.385 ha, chiếm 29,92%. Hiện nay, diện tích đã được sử dụng cho sản xuất nơng nghiệp vào khoảng 321.400 ha chiếm 49,34% tổng diện tích.
Tỉnh Savannakhet chia thành hai vùng là: 45,1% diện tích là vùng Đồng bằng và còn lại là vùng Cao nguyên chiếm 54,9%. Vùng Đông bằng chia hai vùng như: vùng Đồng Bằng dọc sông Mê Kông và vùng Đồng Bằng trung tâm.
+ Vùng Đồng bằng dọc sơng Mê Kơng: có 4 huyện, diện tích khoảng 351.640 ha (3.516,40 km2) chiếm 16,15% tổng diện tích của tỉnh. Khí hậu ơn đới, ẩm, nhiệt độ bình quân 26,2°c; Lượng mưa trung bình 1.287 mm/năm; Độ ẩm khoảng 73% phù hợp với việc trồng lúa, hoa màu họ đậu và chăn ni
+ Vùng Đồng bằng trung tâm: có 6 huyện, có diện tích khoảng 630.290 ha (6.302,90 km2) chiếm 28,95% tổng diện tích của tỉnh. Khí hậu ơn đới, ẩm, nhiệt độ bình quân 27,8°c; Lượng mưa trung bình 1.436 mm/năm; Độ ẩm khoảng 80% phù hợp với việc trồng lúa, cây công nghiệp, hoa màu họ đậu và chăn ni.
Vùng cao ngun: có 5 huyện, có diện tích khoảng 1.195.470 ha (11.954,70 km2) chiếm 54,90% tổng diện tích của tỉnh. Khí hậu ơn đới, ẩm,
nhiệt độ bình quân 25,8°c; Lượng mưa trung bình 1.668 mm/năm; Độ ẩm khoảng 73% phù hợp với việc trồng cây công nghiệp và chăn ni.
Tài ngun rừng
Diện tích rừng của tỉnh vào khoảng 1.124.364 ha chiếm 51,64% diện tích tỉnh. Trong đó có ba loại : rừng phịng hộ, rừng sản phẩm và rừng bảo vệ nguồn nước.
- Rừng phòng hộ (NPA): Trong tồn tỉnh có 470.465 ha rừng phòng hộ. Trong đó có rừng phịng hộ Quốc gia, rừng phòng hộ của tỉnh, rừng phòng hộ của huyện và rừng phòng hộ của làng.
- Rừng phòng hộ Quốc gia: Gồm 3 khu vực có diện tích khoảng 351.900 ha: rừng phịng hộ Đơng Phou Viêng có diện tích 197.000 ha ở 3 huyện (huyện Nong, Sepone, Pin); Rừng phòng hộ Phou Xạng Hè có diện tích 109.900 ha thuộc 5 huyện ( huyện Pine, Seponh, Assapone, Viraboury, Phalanxay); Rừng phịng hộ Xê Bằng Nn có diện tích 45.000 ha, thuộc 2 huyện ( huyện Thaphangthong, Songkone).
Rừng phịng hộ của tỉnh: Gồm 3 khu vực có diện tích khoảng 101.975 ha bao gồm: Rừng phịng hộ Là Ving - Là Vân có diện tích 86.000 ha; Rừng phịng hộ Đơng Văng Sum có diện tích 9.270 ha; Rừng phịng hộ Đơng Na Tạn - Nơng Lồm có diện tích 6.700 ha.
ha.
Rừng phòng hộ của huyện: Gồm 8 khu vực có diện tích khoảng 419
Rừng phịng hộ của làng: Có diện tích khoảng 16.171 ha.
Đất đai trong cả Tỉnh đã được cơ quan chức năng phân tích, thí nghiệm và phân chia thành các loại theo độ dốc của đất để sử dụng vào sản xuất nông nghiệp, cụ thể được phân chia như sau:
Độ dốc từ 0-5% phù hợp với việc khai hoang làm ruộng và làm nông nghiệp khác.
Độ dốc từ 6-15% phù hợp với làm nông nghiệp và trồng các loại cây. Độ dốc từ 16-25% phù hợp với việc trồng cây công nghiệp.
Độ dốc từ 26-35% không phù hợp với việc trồng hoa màu và chăn ni, nhưng có thể trồng rừng.
Độ dốc từ 36-45% khuyến khích vào việc trồng rừng đầu nguồn, chống sạt lở đất, bảo tồn các loại động thực vật.
Tài nguyên nước
Tỉnh có nhiều sông suối, khả năng cung cấp đủ nước quanh năm như: suối Sê Bằn Pai, suối Sê Bằng Nghiêng, suối Sê Là Nong, suối Sê Khộng, suối Sê Chăm Phone, suối Sê Noy…
Tài nguyên khoáng sản
Tỉnh Savannakhet có ngành cơng nghiệp khá phát triển. Dẫn đầu về công nghiệp là ngành khai thác khoáng sản (vàng, đồng, thạch cao, đá mày, xi măng...). Riêng mỏ thạch cao đã xuất khẩu hơn triệu tấn/năm trong nhiều năm qua. Sau ngành khai thác mỏ là ngành chế biến nông, lâm sản với 2.360 nhà máy vừa và nhỏ, đó là các nhà máy: chế biến dầu mỡ từ đậu và hạt cây, nhà máy xay gạo, nhà máy may mặc, nhà máy mì và phở... Hàng năm, các nhà máy cơng nghiệp có doanh thu cao, góp phần quan trọng tạo việc làm, kinh tế của tỉnh phát triển, không ngừng tạo điều kiện thuận lợi cho năng suất nông nghiệp tỉnh tăng lên hàng năm.