Đơn vị tính: Triệu USD
STT Tên các nước Số dự án Tổng vốn Vốn bổ sung năm 2013 Đăng ký Thực hiện Đăng ký Thực hiện
01 Trung Quốc 30 382,10 132,65 31,50 9,80
02 Thái Lan 26 295,43 111,24 9,44 8,04
03 Việt Nam 20 151,09 57,74 23,52 6,89
04 Malaysia 10 27,37 15,35
06 Hàn Quốc 5 52,70 36,90 07 Pháp 3 28,00 3,30 2,00 2,00 08 Australia 3 1,10 1,10 0,30 0,30 09 Đài Loan 2 4,50 3,70 1,50 0,70 10 Hà lan 2 1,50 1,00 11 Singapore 2 1,41 1,41 12 Ấn Độ 1 350,00 125,00 - 13 Anh 1 100,00 30,00 100,00 30,00 14 Thụy Sĩ 1 2,00 1,00 15 New Zealand 1 0,30 0,10 16 Thụy Điển 1 0,17 0,17 17 Myanmar 1 0,15 0,15 18 Mỹ 1 0,11 0,11 Tổng 116 1.417,58 535,97 183,47 71,33
Nguồn : Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Savannakhet
Nhìn vào bảng trên có thể thấy từ năm 2006 đến năm 2013 trên địa bàn tỉnh SVK có 116 dự án FDI phân theo đối tác đầu tư với tổng vốn đăng ký là 1.417,58 triệu USD, dự án trung bình là 12,22 triệu USD. Trong đó vốn thực hiện là 535,97 triệu USD, đồng thời năm 2013 bổ sung thêm 71,33 triệu USD. Có thể thấy có nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào tỉnh SVK làm cho tình hình FDI của SVK ngày càng sơi động. Trong số 18 quốc gia tham gia đầu tư vào SVK, quốc gia tiến hành đầu tư trực tiếp vào SVK nhiều nhất là Trung Quốc, đứng thứ hai là Thái Lan, đứng thứ ba là Việt Nam. Cụ thể, theo tỷ trọng trong tổng số dự án Trung Quốc có 30 dự án, chiếm 25,86% trong tổng số dự án được cấp giấy phép đầu tư tại SVK, Thái Lan, có 26 dự án chiếm 22,41% trong tổng số dự án, Việt Nam có 20
dự án chiếm 17,24% trong tổng số 116 dự án được cấp phép. Tính theo tổng vốn đăng ký, đứng thứ nhất là Trung Quốc với 382,10 triệu USD, trong đó vốn thực hiện là 132,65 triệu USD; Thái Lan đứng thứ hai với 295,43 triệu USD, trong đó vốn thực hiện là 111,24 triệu USD; Việt Nam đứng thứ ba với 151,09 triệu USD trong đó vốn thực hiện là 57,74 triệu USD. So sánh có thể thấy cơ cấu vốn đầu tư trên một dự án của mỗi quốc gia là rất khác nhau. Khơng phải cứ có nhiều dự án đầu tư là cơ cấu vốn phải lớn. Đó là trường hợp đầu tư của Ấn Độ và Anh. Tuy số dự án đầu tư vào tỉnh chỉ có một dự án nhưng số vốn đăng ký lại tương đối cao vào khoảng 350 triệu USD đối với Ấn Độ là 100 triệu USD đối với Anh. Ngoài ra, so sánh Pháp, và Australia, đều là hai quốc gia có 3 dự án đầu tư FDI vào SVK nhưng tổng vốn đăng ký của Pháp là 28 triệu USD, mỗi dự án có vốn đăng ký là khoảng 9,33 triệu USD, và của Australia là 1,1 triệu USD, mỗi dự án có vốn đăng ký khoảng 0,37 triệu USD. So sánh với Đài Loan, Hà Lan và Singapore, đều là ba quốc gia có 2 dự án đầu tư FDI vào SVK nhưng tổng vốn đăng ký hai dự án FDI của Đài Loan là 4 ,5 triệu USD, mỗi dự án có vốn đăng ký là 2,25 triệu USD; Hà Lan là 1 ,5 triệu USD, mỗi dự án có vốn đăng ký là 0,75 triệu USD. Trong khi 2 dự án FDI của Singapore có tổng vốn đăng ký là 1,46 triệu USD, mỗi dự án có vốn đăng ký là 0,73 triệu USD. Từ sự phân tích trên có thể thấy: các dự án FDI của Trung Quốc vẫn có số vốn đăng ký lớn nhất.
Có thể nói sự tham gia đầu tư ngày càng nhiều của các nhà đầu tư và các công ty từ các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã làm cho tình hình FDI của tỉnh SVK ngày một tiến triển tốt đẹp. Việc các nhà đầu tư Châu Á chiếm tỷ trọng cao trong đầu tư FDI ở tỉnh SVK là một minh chứng
Vốn đăng ký (triệu USD) 339.33 350.00 300.00 250.00 200.00 150.00 114.59 82.05 100.00 50.00 -
Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ
rõ ràng về quá trình hội nhập của Lào vào các nước trong khu vực nói chung và của tỉnh SVK nói riêng.
2.2.3 Về lĩnh vực đầu tư
Trong giai đoạn 2006- 8/2013 tổng tăng trưởng vốn thực hiện theo ngành tăng bình quân/năm là 11,01%. Trong đó bình qn của nông - lâm nghiệp tăng trưởng 7,29%/năm, công nghiệp tăng trưởng 16,33%, và dịch vụ tăng trưởng 13,57%.
Hình 2.1:Cơ cấu ngành trong thu hút đầu tư tại tỉnh Savannakhet giai đoạn từ năm 2006 – 8/2013
Nguồn : Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Savannakhet
Nhìn vào số liệu ở hình 2 . 1 ta có thể nhận thấy trong giai đoạn từ năm 2006 đến tháng 8 năm 2013 trên địa bàn tỉnh SVK có vốn đầu tư FDI phân theo ngành kinh tế như sau: ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn
nhất 63,31%, đứng thứ hai ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng là 21,38%, và đứng thứ ba ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng 15,31%.
Tóm lại có thể có một nhận xét chung về cơ cấu ngành của các dự án đầu tư FDI tại SVK đó là có sự chênh lệch rất lớn về số dự án FDI giữa ngành công nghiệp với các ngành khác trong tỉnh. Do vậy ban lãnh đạo tỉnh cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân của những yếu kém trong thu hút đầu tư của các ngành khác để khắc phục dần dần, tạo nên một cơ cấu đồng đều giữa các ngành về thu hút các dự án đầu tư FDI, từ đó làm cho nền kinh tế SVK phát triển một cách đồng đều và toàn diện hơn.
2.2.4 Kết quả đạt được trong GDP
Tổng sản phẩm nội địa của tỉnh Savannakhet liên tục tăng trong 8 năm (2006- 8/2013) với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 49,71%/năm. Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 là 897 USD, tăng gấp 2,02 lần so với năm 2005. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng, giảm tương đối tỷ trọng ngành nông nghiệp. Tổng lượng khách du lịch đến với tỉnh trong 8 năm (2006- 8/2013) tăng bình quân 26,14%/năm, tổng doanh thu tăng bình quân 11,01%/năm.
Những năm qua kinh tế Savannakhet có bước phát triển đáng kể; tăng trưởng GDP trong giai đoạn 2006 – 8/2013 tổng sản phẩm quốc nội của tỉnh tăng bình quân 11,01%/năm lớn hơn so với bình quân cả nước là 7,88%/năm. Năm 2006 đạt được 10%, năm 2010 đạt được 11%, năm 2011 đạt được 11,35%, năm 2012 đạt được 11,75%, và tới 8/2013 đã đạt được mức tăng trưởng 12,35%. Thu nhập bình quân đầu người tăng dần: năm 2006 đạt được 525 USD, năm 2010 đạt được 897 USD, năm 2011 đạt được 905 USD, năm 2012 đạt được 1.046 USD, và năm 2013 ước tính vào khoảng 1.231 USD.
1,200.00 1,000.00 800.00 600.00 400.00 200.00 - GDP FDI
Đơn vịnh: Triệu USD
Bảng 2.8: Tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh SVK từ năm 2006 đến tháng 8 năm 2013
Năm GDP (kíp) Người hối đốiTỷ giá USD/kíp Thu nhập bình qn (USD) Tốc độ tăng trưởng 2006 3.859.420.888.527 843.245 9.660 525 10,00% 2007 4.258.870.950.490 857.580 9.505 587 10,35% 2008 4.706.052.400.291 872.159 9.410 653 10,50% 2009 5.211.953.033.322 886.986 8.546 801 10,75% 2010 5.785.267.866.988 902.064 8.550 897 11,00% 2011 6.441.895.769.891 917.400 8.500 905 11,50% 2012 7.198.818.522.853 932.995 8.500 1.046 11,75% 2013 8.087.872.610.426 948.856 8.500 1.231 12,35%
Nguồn : Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Savannakhet
Trong thời gian này tổng sản phẩm nội địa (GDP) của tỉnh đạt được 6.009,37 triệu USD và số vốn đầu tư FDI được đăng ký 1.417,58 USD chiếm 19,09% so với tổng GDP
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
GDP 442.80 503.57 569.69 710.15 809.19 829.87 975.65 1,168.4 FDI 414.74 73.7 156.85 60.95 301.77 165.35 60.75 183.47
Hình 2.2: Số vốn GDP và FDI của tỉnh Savannakhet.
Nguồn : Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Savannakhet 61
Qua số liệu ở hình 2.2 có thể thấy giai đoạn 2006-2010 tổng GDP là 3.035,39 triệu USD trong đó FDI vốn đăng ký là 1.008,40 triệu USD chiếm 24,93% so với GDP. Trong đó, năm 2010 có số vốn đầu tư cao nhất là 301.77 chiếm một tỷ trọng khá lớn trong GDP. Năm 2011 GDP đạt được là 829,87 triệu USD, FDI đạt được là 165,35 triệu USD chiếm 16,61% so với năm 2011; năm 2012 GDP đạt được là 975,65 triệu USD, FDI đạt được là 60,75 triệu USD chiếm 5,86% so với năm 2012, và năm 2013 GDP đạt được là 1.168,46 triệu USD, FDI đạt được là 183,47 triệu USD chiếm 13,57% so với năm 2013.
2.2.5 Về lực lượng lao động
Tập trung xây dựng nâng cao trình độ, năng lực cho lực lượng lao động trong tỉnh cụ thể: nâng cao tay nghề cho lao động nông nghiệp được 287.351 người chiếm 77,55% so với tổng lao động, công nghiệp được 50.949 người chiếm 13,75%, và dịch vụ được 32.237 người chiếm 8,70%. Tỷ lệ người chưa có việc làm từ 7% năm 2011 đến năm 2013 giảm xuống cịn 5,3%.
2.3. Tồn tại của chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 2.3.1 Hạn chế về pháp luật
Qua các kết qủa khảo sát, Lào là nước mà các nhà đầu tư nước ngoài phải đối mặt với khá nhiều vấn đề trong kinh doanh so với các nước khác trong khu vực. Mơi trường đầu tư nước ngồi của Lào hầu như vài năm thay đổi một lần làm các nhà đầu tư khó xây dựng được một kế hoạch, chiến lược sản xuất kinh doanh lâu dài.
Nguyên nhân: Việc quản lý của Nhà nước nói chung và quản lý về KT- XH bằng pháp luật chưa nghiêm, hiện tượng vi phạm pháp luật còn phổ biến.
Việc phân trách nhiệm giữa tỉnh với các Huyện, các Cụm bản; giữa các Sở ban ngành chưa cụ thể, thiếu kiểm tra, hoặc khi kiểm tra thấy sai trái hoặc yếu kém nhưng việc xử lý còn chậm, kéo dài, thiếu dứt khoát và nghiêm túc.
Việc tổ chức thực hiện các chế độ quy định của nhà nước đề ra thiếu nghiêm túc, thiếu theo dõi, kiểm tra, kiểm soát; việc giải quyết các biểu hiện tiêu cực trong bộ máy tổ chức không nghiêm chỉnh, thiếu biện pháp giải quyết phù hợp, trình độ và năng lực của cán bộ nhân viên chưa cao, nhất là trong lĩnh vực đầu tư nước ngồi.
2.3.2. Tình trạng ơ nhiễm mơi trường
Ơ nhiễm mơi trường đã trở thành vấn đề bức bách. Cùng với quá trình gia tăng FDI vào tỉnh, kéo theo q trình đơ thị hóa nhanh đã gây nên sự quá tải ở tỉnh. Do dân số cơ học tăng nhanh, lượng rác sinh hoạt thải ra quá lớn so với khả năng xử lý, gây nên ô nhiễm môi trường và cùng với lượng khí thải độc hại, bụi, tiếng ồn. Hơn nữa q trình chuyển giao cơng nghệ từ các nước TBCN sang các nước đang phát triển cũng như nước Lào, cũng thường kèm theo việc chuyển dịch những công nghệ và thiết bị gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do luật bảo vệ môi trường ở các nước ngày càng tốt hơn, đòi hỏi ngặt nghèo về tiêu chuẩn an tồn và chi phí bảo vệ mơi trường cao thường chiếm tổng vốn đầu tư của mỗi dự án, khi đưa sang các nước đang phát triển thiết bị công nghệ bị lạc hậu khơng có giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường tương ứng. Hội nghị môi trường thế giới năm 1992 ở Riode Janeiro (Braxin) đã ra quyết định yêu cầu các nước phát triển phải có trách nhiệm dành 0,7% GNP hàng năm để giải quyết vấn đề môi trường, thực hiện chuyển giao công nghệ sạch, tiêu tốn ít năng lượng nguyên liệu cho các nước đang phát triển nhưng trên thực tế chỉ mới được 0,3% GNP trong khi
các nước phát triển chiếm 25% dân số, tiêu thụ 70% tổng năng lượng 80% số nguyên liệu và phát tán vào khơng khí tới 75% lượng điơxít cácbon thì chính các nước đang phát triển phải hứng chịu nạn ô nhiễm môi trường trên cả hai phương diện, song trước hết là trực tiếp hứng chịu hậu quả từ các công nghệ thải loại từ các nước tư bản phát triển.
Tuy vậy, đối tỉnh Savannakhet kinh tế lạc hậu, việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài là một việc mới mẻ, thiếu khoa học, thiếu kinh nghiệm quản lý, nghèo về vốn đối ứng, thiếu kinh nghiệm tiếp nhận. Nhưng việc thu hút FDI là một việc cấp thiết để khai thác được tài nguyên thiên nhiên trong nước và tạo được nhiều việc làm cho người lao động. Cho nên, cơng nghệ lạc hậu đã nhanh chóng gây nên ô nhiễm môi trường, làm kiệt quệ nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tác hại đến môi trường sinh thái càng tăng lên khi chủ đầu tư không tự giác áp dụng các biện pháp quản lý, kiểm sốt. Đối với tình hình thực tiễn còn rất nhiều vấn đề phức tạp của việc đầu tư nước ngồi ở tỉnh địi hỏi Chính phủ phải chú ý quan tâm và giải quyết để làm cho môi trường sống được trong sạch hơn. Ngồi ra cịn nhiều doanh nghiệp khơng quan tâm đến vấn đề xử lý chất thải trong q trình sản xuất của mình cũng góp phần làm cho môi trường ô nhiễm thêm nghiêm trọng nhưng chưa được xử lý. Chính phủ Lào nói chung và tỉnh SVK nói riêng phải chú ý quan tâm và giải quyết vấn đề bức bách này.
2.3.3. Bất cân đối trong lĩnh vực đầu tư
Qua hoạt động thu hút FDI vào tỉnh SVK giai đoạn từ năm 2006 đến tháng 8 năm 2013 cho thấy tổng số dự án là 116, vốn đăng ký đạt được là 1.417,85 triệu USD, số vốn dự án bình qn là 12,22 triệu USD. Trong đó, ngành nơng nghiệp thu hút đạt được 32 dự án (chiếm 27,59% tổng số dự án) với số vốn đăng ký là 959,78 triệu USD (chiếm 67,71% tổng số vốn đăng
ký), số vốn dự án bình quân là 29,99 triệu USD. Các ngành công nghiệp thu hút đạt được 48 dự án (chiếm 41,38% tổng số dự án) với số vốn đăng ký là 227,26 triệu USD (chiếm 16,03% tổng số vốn đăng ký), số vốn dự án bình quân là 4,73 triệu USD. Các ngành dịch vụ thu hút đạt được 36 dự án (chiếm 31,03% tổng số dự án) với số vốn đăng ký là 230,55 triệu USD (chiếm 16,26% tổng đăng ký), số vốn dự án bình quân là 6,40 triệu USD. Điều này cho thấy một sự bất cân đối trong các lĩnh vực đầu tư. Xuất phát từ một tỉnh có nền nơng nghiệp đóng vai trị chủ đạo cũng như những ưu đãi về điều kiện tự nhiên đã thu hút các nhà đầu tư đặc biệt là trong các dự án về trồng cây cao su, cà phê…