Phân Tích SWOT (Mạnh-Yếu-Cơ hội-Thách thức) 1 Điểm mạnh

Một phần của tài liệu Chiến lược xuất khẩu ngành dệt may giai đoạn 2013 – 2017 (Trang 43 - 48)

2.5.1 Điểm mạnh

Chi phí nhân cơng rẻ: Đây là một lợi thế quan trọng nhất của ngành

may mặc Việt Nam và cũng là nhân tố có tính chất quyết định cho phép xuất khẩu sản phẩm này của Việt Nam tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây. Tỉ lệ lương của Việt Nam trong ngành may mặc là một trong những tỉ lệ thấp nhất trên thế giới, xấp xỉ hai phần ba tỉ lệ lương của Ấn Độ và bằng một nửa của Trung Quốc.

Thợ may lành nghề: Thợ may Việt Nam được coi là có tay nghề và

có thể học hỏi những kỹ năng mới một cách nhanh chóng. Một mặt, điều này cho phép các nhà sản xuất của Việt Nam tuyển dụng và đào tạo công nhân một cách nhanh chóng với chi phí đào tạo thấp. Mặt khác, công nhân lành nghề và tiếp thu nhanh đã mang lại cho ngành dệt may của Việt Nam một hình ảnh về một nhà cung cấp sản phẩm dệt may tốt, có chất lượng và ổn định.

Hỗ trợ từ Chính phủ: Ngành dệt may đã nhận được sự hỗ trợ lâu dài

từ chính phủ. Chính phủ đã dành hơn 8.000 tỉ đồng để đầu tư vào thượng nguồn trong năm năm gần đây. Các hình thức về khuyến khích thuế, hỗ trợ tài chính và tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận thị trường đã được thực hiện để hỗ trợ cho sự phát triển của ngành và tăng kim ngạch xuất khẩu.Chính sách quan trọng nhất để hỗ trợ cho

ngành là Quyết định 55-QĐ/TTg, sẽ phân tích chi tiết hơn trong Phần 2.5 dưới đây.

Điều kiện kinh tế chính trị ổn định: Việt Nam đã tạo dựng một hình ảnh tiêu biểu trên thế giới về một nền kinh tế ổn định và tình hình chính chị khơng phức tạp. Điều này đóng vai trị quan trọng trong quyết định của các nhà đầu tư nước ngoài vào ngành dệt may.

2.5.2 Điểm yếu

Chi phí sản xuất cao: Mặc dù chi phí dành cho lương thấp, nhưng chi phí sản xuất của Việt Nam lại khá cao so với Trung Quốc, Ấn Độ và Pa-kis-tăng do năng suất lao động thấp, chi phí cho sản xuất cao (điện, internet, điện thoại và vận chuyển) và phải nhập khẩu nguyên liệu đầu vào. Những yếu tố trên làm cho Việt Nam không thể cạnh tranh với sản phẩm dệt may cấp thấp so với Trung Quốc, Ấn Độ và Pa-kis-tăng.

Thời gian sản xuất kéo dài: Khoảng cách lớn giữa Việt Nam và

những thị trường chính (thị trường Hoa Kỳ và EU), nhập khẩu nguyên liệu, thủ tục hải quan mất nhiều thời gian là những lý do chính kéo dài quá trình sản xuất của xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam. Khi khách hàng quốc tế ngày càng yêu cầu các nhà cung cấp sản phẩm chuyển giao hàng hố với thời gian ngắn hơn thì vấn đề này đã làm giảm đáng kể sức cạnh tranh của ngành may mặc của Việt Nam.

Không đủ năng lực cung cấp dịch vụ trọn gói: Do Hiệp định về hàng Dệt May (TCA) đã dỡ bỏ hạn ngạch vào ngày 01 tháng 01 năm 2005, khách hàng quốc tế ngày càng có xu hướng khơng thơng qua các đại lý mua hàng mà trực tiếp tìm nguồn hàng từ các nhà sản xuất có khả năng cung ứng dịch vụ trọn gói. Có rất ít doanh nghiệp sản

xuất hàng dệt may của Việt Nam có khả năng cung cấp dịch vụ trọn gói do khơng đủ năng lực về thiết kế, tìm nguồn nguyên liệu và thực hiện các hoạt động hậu cần.

Khan hiếm nguồn lao động, đặc biệt là ở các khu vực thành thị:

Các doanh nghiệp ở các khu vực cơng nghiệp và thành thị cảm thấy khó khăn trong việc tuyển dụng đủ công nhân may. Hơn thế, các nhà sản xuất hàng dệt may thường có một tỉ lệ thay thế công nhân khá cao, đặc biệt sau dịp Tết nguyên đán.

Phát triển các nguồn nhân lực chưa tương thích: Ngành dệt may

thiếu nguồn lao động có kỹ năng cao như kỹ thuật viên, cán bộ marketing, các nhà quản lý và thiết kế bậc trung. Trong thời gian khá dài, hầu hết các nhà sản xuất hàng dệt may của Việt Nam chỉ tập trung vào thực hiện CMT và thụ động trong việc tiếp cận với khách hàng; do đó, các kỹ năng về marketing, quản lý và thiết kế khơng có vai trị quan trọng trong thời gian trước đây.

Các ngành công nghiệp phụ trợ không tương xứng: Các ngành sản

xuất phụ kiện và vải dệt trong nước đã không đáp ứng được yêu cầu của các nhà sản xuất hàng may mặc về cả số lượng và chất lượng. Ngành dệt may của Việt Nam đang nhập khẩu 70-80% nguyên liệu và đang tăng lên về chi phí cho q trình sản xuất, thời gian sản xuất và những rủi ro liên quan đến vận chuyển, hải quan và sự chậm trễ.

2.5.3 Cơ hội

Thị trường nội địa tiềm năng: Năm 2005, khách hàng nội địa chi

tiêu cho sản phẩm dệt may là 1,5 tỉ đôla Mỹ và dự kiến mức chi sẽ là 3,5 tỉ vào năm 2010. Do đó các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm dệt may của Việt Nam đang hướng sự chú ý vào thị trường nội địa, tạo ra sự cạnh tranh hơn trên thị trường gữa các sản phẩm có thương hiệu cả

trong nước và nước ngoài. Sự cạnh tranh đã buộc các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm dệt may phát triển các kỹ năng về marketing và thiết kế. Những kỹ năng này giúp cho các doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh hơn trên thị trường xuất khẩu.

Xoá bỏ hạn ngạch vào thị trường EU: Việc xoá bỏ hạn ngạch về hàng dệt may vào thị trường EU đối với Việt Nam vào ngày 01 tháng 01 năm 2005 mở ra một cơ hội mới cho ngành dệt may Việt Nam để có thể tăng lên đáng kể kim ngạch xuất khẩu. Như đã phân tích ở Phần 2.2.1, thị trường EU có sức cuốn hút hơn so với thị trường Hoa Kỳ về quy mô và tỉ lệ tăng trưởng.

Hạn ngạch đối với Trung Quốc: Đầu năm 2005, để giới hạn sự lan

tràn qúa mức của xuất khẩu hàng dệt may Trung Quốc sang thị trường của mình, các nước Hoa Kỳ và EU đã áp mức hạn ngạch đối với hàng dệt may nhập khẩu từ Trung Quốc theo hình thức khơng cho phép tỉ lệ gia tăng nhập khẩu hàng dệt may của mình cao hơn 10%/năm. Hạn ngạch đã làm giảm đáng kể sức cạnh tranh của xuất khẩu dệt may Trung Quốc và mang lại nhiều cơ hội cho Việt Nam.

Gia nhập WTO: Hi vọng Việt Nam sẽ trở thành thành viên của WTO trong hai năm tới. Khi Việt Nam gia nhập WTO, hạn ngạch hiện nay đang áp đối với xuất khẩu dệt may của Việt Nam chắc chắn sẽ được dỡ bỏ, đặc biệt là hạn ngạch đối với thị trường Hoa Kỳ. Điều này sẽ làm tăng tỉ lệ nhập khẩu sản phẩm dệt may của Hoa Kỳ từ Việt Nam vì hạn ngạch là một trong những rào cản lớn nhất của Việt Nam ở thị trường này.

Hiệp định Tự do Thương mại ASEAN: Thoả thuận về miễn thuế giữa các thành viên ASEAN đã mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội: (i) In-đơ-nê-xia và Thái Lan có thể là nguồn dồi dào về các loại vải, (ii) xây dựng các nhà máy ở các nước ASEAN khác như Campuchia

có thể phần nào giải quyết được vấn đề về hạn ngạch của Việt Nam đối với thị trường Hoa Kỳ, và quan trọng nhất (iii), Việt Nam và các nước ASEAN khác cùng trong một khối liên minh thương mại có thể tiến hành thương lượng với các thị trường Nhật Bản, EU và Hoa Kỳ về việc dành cho ASEAN thuế ưu đãi đối với hàng dệt may nhập khẩu từ ASEAN và/hoặc chấp nhận những quy định liên quan đến xuất xứ đối với sản phẩm dệt may.

Tiềm năng về nâng cao khả năng cạnh tranh: Ngành dệt may Việt

Nam có tiềm năng lớn để nâng cao khả năng cạnh tranh một cách toàn diện. Tăng cường khả năng cung ứng nguyên liệu trong nước sẽ giúp cho các nhà sản xuất sản phẩm dệt may của Việt Nam giảm bớt chi phí sản xuất cũng như rút ngắn thời gian của quá trình sản xuất. Những sáng kiến trong lĩnh vực hải quan như điện tử hoá các thủ tục hải quan (e-customs clearance), thẻ ưu tiên về thủ tục hải quan (ưu tiên về thủ tục cho các doanh nghiệp luôn tuân thủ các quy định về hải quan) đã được triển khai. Việc kiểm tra hải quan (có chọn lựa) hy vọng sẽ được thực hiện dựa trên luật hải quan mới sẽ được thông qua vào đầu năm 2006 có thể rút ngắn hơn thời gian sản xuất đối với họat động xuất khẩu dệt may của Việt Nam, đó chính là kết quả của việc rút ngắn thời gian đối với nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu thành phẩm.

 Mặc dù không dễ dàng có thể mở rộng thêm trang thiết bị cho sản xuất hàng dệt may ở khu vực thành thị do thiếu lao động, chi phí mặt bằng cao, … cũng có những cơ hội cho các doanh nghiệp dệt may đầu tư và xây dựng các nhà máy ở khu vực nông thôn, đặc biệt trong các khu công nghiệp để tận dụng nguồn lao động rồi rào và rẻ cùng với chính sách đầu tư ưu đãi của các cấp có thẩm quyền ở địa phương.

Một phần của tài liệu Chiến lược xuất khẩu ngành dệt may giai đoạn 2013 – 2017 (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)