Vấn đề chiến lược 2: Củng cố năng lực thiết kế

Một phần của tài liệu Chiến lược xuất khẩu ngành dệt may giai đoạn 2013 – 2017 (Trang 60 - 63)

5 Định hướng

5.1.2 Vấn đề chiến lược 2: Củng cố năng lực thiết kế

Năng lực thiết kế là một trong những điều kiện đầu tiên quan trọng nhất để một doanh nghiệp may mặc chuyển từ CMT sang FOB. Trừ một vài ngoại lệ, có thể nói năng lực thiết kế của doanh nghiệp may mặc Việt Nam yếu. Nguyên nhân có thể do:

Vietnam Textile and Apparel Association (Vitas) Garment Export Strategy 2006 - 2010 Second Daft - February 2006

Đa số nhà sản xuất hàng may mặc của Việt Nam tập trung vào CMT, địi hỏi tương đối ít năng lực thiết kế để sản xuất hàng mẫu. Do đó, các nhà thiết kế thiếu động lực để nâng cao năng lực thiết kế và những khả năng cần thiết như tiếng Anh và kĩ năng tìm kiếm trên internet nhằm bắt kịp xu hướng về thời trang. Nhìn chung, chất lượng nhà thiết kế của các doanh nghiệp sản xuất chưa đủ để thiết kế được hàng may mặc mang phong cách riêng để xuất khẩu.

Thị trường nội địa luôn là nền tảng cho ngành thời trang phát triển. Nhu cầu thời trang tại thị trường nội địa càng cao thì ngành thời trang càng phát triển. Một mặt, thị trường may mặc nội địa của Việt Nam khơng khó tính. Mặt khác, doanh nghiệp may mặc đã quá tập trung vào xuất khẩu mà bỏ ngỏ thị trường trong nước quá lâu.

Thực tế, phương thức sản xuất CMT với địi hỏi khơng cao về năng lực thiết kế đã dẫn tới sự phối hợp yếu kém giữa các viện nghiên cứu thời trang, các nhà thiết kế và doanh nghiệp may mặc. Bên cạnh đó, khả năng bắt kịp các xu hướng thời trang và thiết kế mẫu mã chất lượng cao cũng là điểm yếu của ngành may mặc Việt Nam.

Tuy nhiên, trái với tình trạng yếu kém về thiết kế của các doanh nghiệp may mặc, một số nhà thiết kế độc lập lại có kĩ năng thiết kế rất tốt. Những buổi trình diễn thời trang của họ tại những nước Châu Á khác đã được đánh giá cao

Khuyến nghị:

Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp may mặc về lượng gia tăng giá trị thu được nhờ đầu tư vào thiết kế là chìa khóa để cải thiện năng lực thiết kế cho doanh nghiệp may mặc Việt Nam. Hiểu rõ sự đóng góp thiết thực của thiết kế đối với việc tăng giá trị xuất khẩu sẽ khuyến khích doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn cho cơng tác thiết kế bằng cách tái đào tạo nhà thiết kế, tìm kiếm nguồn lực về thiết kế từ các nhà thiết kế độc lập hay

Vietnam Textile and Apparel Association (Vitas) Garment Export Strategy 2006 - 2010 Second Daft - February 2006

hợp tác với các viện thiết kế. Có thể xem xét lựa chọn các phương pháp sau:

 Phổ biến những bài học thực tế tốt nhất về những doanh nghiệp may mặc Việt Nam đã cải thiện được năng lực thiết kế một cách hiệu quả để gia tăng lợi nhuận;

 Dành ra một số giải thưởng trong các giải thưởng hàng năm của doanh nghiệp dệt may để trao cho doanh nghiệp nào có những thiết kế tốt nhất;

 Với kĩ năng thiết kế rất tốt của nhà thiết kế độc lập, với phong cách thời trang khác biệt, và những thiết kế độc đáo bằng lụa và hàng thêu, việc tổ chức tuần lễ thời trang Việt Nam tại các quốc gia mục tiêu như Anh, Đức, Mỹ có thể thu hút sự chú ý của công chúng, giới thời trang, cửa hàng bán lẻ các công ty phát triển thương hiệu. Điều này sẽ nâng cao hình ảnh của thời trang Việt Nam tại các thị trường xuất khẩu mục tiêu và tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp may mặc tiến tới xuất khẩu theo phương thức FOB;

 Phối hợp với các viện thiết kế trong hoặc ngoài nước tổ chức các khóa đạo tạo về thiết kế cho doanh nghiệp may mặc;

 Doanh nghiệp may mặc nên đầu tư nhiều hơn vào thiết kế và coi đây như một khoản đầu tư dài hạn. Họ có thể cử nhà thiết kế của mình tham gia các khố đào tạo chuyên sâu hơn ở trong nước hoặc nước ngồi, tuyển dụng mới hoặc tìm kiếm nguồn lực về thiết kế từ các tổ chức chuyên môn;

 Doanh nghiệp may mặc cần quan tâm hơn tới thị trường nội địa. Họ có thể phát triển những bộ sưu tập riêng; xây dựng thương hiệu riêng cho từng phân đoạn thị trường đặc biệt là thị trường hàng cao cấp. Dựa vào thị trường trong nước, doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng nước ngoài để trực tiếp bán các sản phẩm đã được phát triển.

Vietnam Textile and Apparel Association (Vitas) Garment Export Strategy 2006 - 2010 Second Daft - February 2006

Một phần của tài liệu Chiến lược xuất khẩu ngành dệt may giai đoạn 2013 – 2017 (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)