Vấn đề chiến lược 3: Nâng cao hiệu quả hoạt động tham gia Hội chợ thương mại, xúc tiến liên hệ trực tiếp với khách hàng

Một phần của tài liệu Chiến lược xuất khẩu ngành dệt may giai đoạn 2013 – 2017 (Trang 63 - 64)

5 Định hướng

5.1.3 Vấn đề chiến lược 3: Nâng cao hiệu quả hoạt động tham gia Hội chợ thương mại, xúc tiến liên hệ trực tiếp với khách hàng

Hội chợ thương mại, xúc tiến liên hệ trực tiếp với khách hàng và quan hệ với công chúng.

Tham gia hội chợ thời trang là công cụ marketing truyền thống để tiếp cận khách hàng quốc tế. Tuy may mặc là một ngành chịu nhiều ảnh hưởng của khách hàng song các nhà cung cấp đã tính tốn số lượng khách hàng hơi cao so với thực tế. Lượng khách quốc tế tới tham quan hội chợ thương mại là thấp so lượng người bán. Do vậy, doanh nghiệp dệt may khó có thể thu hút sự chú ý của khách hàng quốc tế.

Mặc dù Vitas và các doanh nghiệp Việt Nam đã chủ động tham gia vào các hội chợ thương mại ở nước ngoài nhưng hiệu quả và kết quả vẫn cịn rất khiêm tốn. Ngồi lý do trên, doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa được trang bị và chuẩn bị chu đáo cho hoạt động tham gia hội chợ thương mại. Thông tin về đặc điểm, chủ đề và thành phần tham gia hội chợ khơng được thu thập, phân tích và phổ biến thích đáng. Báo cáo về kết quả và bài học thu được từ các hội chợ đã tham gia hoặc không được thực hiện hoặc chưa được chia xẻ lẫn nhau. Vì vậy, các doanh nghiệp đi sau vẫn có thể mắc những sai lầm mà các doanh nghiệp đi trước đã từng mắc phải.

Khuyến nghị:

Việc tham gia hội chợ cần được thực hiện một cách có chọn lọc và có thể kết hợp với các hoạt động khác như đi thăm và gặp gỡ khách hàng để nắm bắt xu hướng thời trang, những gu của của khách hàng và xây dựng quan hệ. Vitas nên tóm tắt và phổ biến các kết quả và kinh nghiệm từ những hội chợ thời trang mà Vitas và các doanh nghiệp may mặc Việt Nam đã tham gia. Từ các báo cáo này, doanh nghiệp dệt may có thể chọn được những hội chợ thích hợp nhất và tham khảo cách thức chuẩn bị tốt nhất để tham gia hội chợ đã chọn.

Tham gia hội chợ chỉ là một phương pháp để tiếp cận khách hàng quốc tế. Doanh nghiệp dệt may nên tiên phong chủ động liên hệ với khách

Vietnam Textile and Apparel Association (Vitas) Garment Export Strategy 2006 - 2010 Second Daft - February 2006

hàng quốc tế, các đại lý, và văn phịng đại diện thu mua chứ khơng nên bị động chờ đợi khách hàng tìm đến. Doanh nghiệp có thể chuẩn bị (i) hồ sơ điện tử của cơng ty trong đó nêu tóm tắt lịch sử, năng lực sản xuất, khách hàng cũ, các chứng nhận và dịch vụ khách hàng như dịch vụ trọn gói (ii) một ca-ta-lơ điện tử về sản phẩm may mặc của công ty (iii) danh thiếp của người liên hệ, để gửi cho các khách hàng tiềm năng. Các tài liệu trên cần được chuẩn bị bằng tiếng Anh với mẫu thiết kế chuyên nghiệp và sáng tạo. Doanh nghiệp dệt may cũng cần chun nghiệp hóa vấn đề thơng tin liên lạc. Người phụ trách liên lạc phải sử dụng tiếng Anh nói và viết một cách hiệu quả. Cần nhanh chóng và chuyên nghiệp khi trả lời thư điện tử của khách hàng và sử dụng tiếng Anh chính xác. Cũng nên tìm hiểu các phương pháp xúc tiến thương mại khác như lập đại diện thương mại và tổ chức trưng bày hoặc cử đoàn khảo sát tới các thị trường mục tiêu.

Phần lớn doanh nghiệp dệt may Việt Nam không quan tâm nhiều tới hoạt động marketing như công tác thương hiệu, quan hệ công chúng...Khuyến nghị đối với những doanh nghiệp này là chuyên nghiệp hóa hoạt động marketing. Cần tuyển dụng cán bộ marketing chuyên nghiệp. Doanh nghiệp cũng có thể sử dụng tư vấn trong nước hoặc quốc tế để tổ chức đi thăm văn phòng của khách hàng, thiết kế gian hàng, tổ chức hội thảo và tập huấn…

Một phần của tài liệu Chiến lược xuất khẩu ngành dệt may giai đoạn 2013 – 2017 (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)