Phần IV Kết luận và khuyến nghị

Một phần của tài liệu Chiến lược xuất khẩu ngành dệt may giai đoạn 2013 – 2017 (Trang 55 - 60)

Xuất khẩu dệt may Việt Nam đã đóng góp một phần đáng kể vào sự phát triển của Việt Nam trong nhiều thập kỷ gần đây. Sự đóng góp này khơng chỉ được tính bằng ngoại tệ mà ngành mang lại mà cịn ở khía cạnh giải quyết cơng ăn việc làm và giảm nghèo. Tuy nhiên, việc tháo bỏ TCA từ đầu năm 2005 đã làm cho sự cạnh tranh mạnh hơn trong xuất khẩu dệt may, đặc biệt là từ các nước Trung Quốc và Ấn độ; tỉ lệ tăng trưởng xuất khẩu của dệt may trong năm 2005 đã giảm xuống còn 9,5% so với 20% năm 2004. Theo ước tính thì nếu Trung Quốc và Ấn Độ không bị áp lại hạn ngạch ở các thị trường EU và Hoa Kỳ vào giữa năm 2005, tỉ lệ xuất khẩu dệt may của Việt Nam còn thấp hơn nữa. Hạn ngạch cho hai nước này sẽ được tháo bỏ vào năm 2008 và Việt Nam có hai năm để chuẩn bị. Để đạt được Mục tiêu vào năm 2010 rằng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sẽ đạt được từ 8-9 tỉ đơla Mỹ và xếp vị trí thứ 9 trong số những nhà xuất khẩu dệt may lớn nhất, những động thái mang tính chiến lược sau đây cần phải được thực hiện.

4.1 Tập trung hơn vào thị trường EU đồng thời tiếp tục quan tâm đầy đủ đối với các thị trường Hoa Kỳ và Nhật Bản. đầy đủ đối với các thị trường Hoa Kỳ và Nhật Bản.

Như đã phân tích trong Phần 2.2.1, EU là thị trường tiềm năng nhất đối với xuất khẩu sản phẩm dệt may của Việt Nam. Một phần lớn sự tăng trưởng xuất khẩu trong tương lai có khả năng lớn bắt nguồn từ thị trường này. Đồng thời, các chương trình xúc tiến thương mại sâu hơn vào thị trường Hoa Kỳ và Nhật Bản nên được tiến hành khi hai thị trường này hiện chiếm 67,5% tổng số xuất khẩu sản phẩm dệt may.

4.2 Chính phủ quan tâm hơn đối với ngành dệt may.

Như đã phân tích ở Phần 2.5, Việt Nam chỉ cịn gần 03 năm để chuẩn bị cho tình hình khi Trung Quốc được dỡ bỏ hạn ngạch vào thị trường EU và Hoa Kỳ. Do đó, chính phủ nên chú trọng hơn nữa vào ngành dệt may

Vietnam Textile and Apparel Association (Vitas) Garment Export Strategy 2006 - 2010 Second Daft - February 2006

để hỗ trợ cho ngành đối phó với tình hình này. Các chính sách trong Quyết định số 55 và Thông tư 106 cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc.Quan trọng nhất là chính sách sử dụng kinh phí hạn ngạch để xúc tiến xuất khẩu. Do tầm quan trọng hiện nay của ngành dệt may đối với nền kinh tế đất nước, những thách thức mà ngành đang phải đối mặt trong hệ thống phi hạn ngạch, và đặc biệt là mối đe doạ trước mắt từ Trung Quốc khi hạn ngạch vào thị trường EU và Hoa Kỳ được dỡ bỏ, chính phủ có nên cân nhắc để thiết lập một uỷ ban quốc gia về điều phối và giám sát các hoạt động của ngành.

4.3 Chuyển trọng tâm từ CMT sang FOB

Như đã phân tích, chuyển từ CMT sang FOB là một bước chuyển đối hợp lý và cần thiết cho ngành dệt may của Việt Nam. Việc chuyển đổi này khơng những làm tăng kim ngạch xuất khẩu, khuyến khích sản xuất nguyên liệu trong nước mà còn làm cho nhu cầu của khách hàng tăng lên. Ví dụ như, khách hàng EU đang ngày càng yêu cầu doanh nghiệp Việt Nam chịu trách nhiệm về việc tìm nguồn nguyên liệu và hiện thời khoảng 60% xuất khẩu vào thị trường EU dưới dạng FOB Loại hình II.

4.4 Cải thiện hệ thống nghiên cứu và đào tạo cho ngành dệt may.

Như đã phân tích trong Phần 2.7, với một ngành lớn như ngành dệt may của Việt Nam, hệ thống đào tạo và nghiên cứu để hỗ trợ cho ngành vẫn chưa có sự phát triển tương xứng. Hệ thống này có khả năng mang lại cho một ngành cơ sở vững chắc để phát triển ổn định, đối phó được những thay đổi và cải thiện được tình hình. Hệ thống này cũng cho phép một sự chuyển đổi thành công từ CMT sang FOB. Cải thiện hệ thống nghiên cứu và đào tạo hiện hành là yếu tố quan trọng trong các chính sách của chính phủ nhằm thúc đẩy xuất khẩu của ngành.

Vietnam Textile and Apparel Association (Vitas) Garment Export Strategy 2006 - 2010 Second Daft - February 2006

4.5 Giảm chi phí sản xuất

Giá cả vẫn là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định của khách hàng về việc nước nào/nhà máy nào sẽ được lựa chọn là nguồn cung cấp sản phẩm. Hệ thống phi hạn ngạch đã thúc đẩy xu hướng giảm giá trong tất cả các loại sản phẩm. Để có thể phát triển một thời đại không hạn ngạch, Việt Nam nên giảm chi phí sản xuất. Việc này có thể thực hiện thơng qua:

 Giảm chi phí cho nguyên liệu bằng cách tăng khả năng sẵn có về nguồn nguyên liệu trong nước bao gồm cả nguyên liệu sản xuất trong nước và nguyên liệu nhập khẩu.

 Nâng cao năng suất lao động; và

 Giảm chi phí cho cơ sở hạ tầng gồm có vận chuyển, thơng tin liên lạc, internet và điện.

4.6 Giảm thời gian sản xuất

Thời gian sản xuất kéo dài là một trong những bất lợi lớn của xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong khi thời gian sản xuất đang ngày càng trở thành một nhân tố rất quan trọng. Bên cạnh những bất lợi về địa lý, là một bất lợi không thể khắc phục được, ngành dệt may Việt Nam có thể giảm bớt thời gian sản xuất thông qua một số biện pháp sau:

 Tăng khả năng về sự sẵn có của nguyên liệu ở trong nước, điều này có thể thực hiện được thơng qua thiết lập những trung tâm về nguồn nguyên liệu và thúc đẩy việc sản xuất nguyên liệu ở Việt Nam.

 Giảm thời gian làm thủ tục hải quan;

 Tăng cường sự phối hợp giữa doanh nghiệp dệt may để chia xẻ những hợp đồng lớn; và

Vietnam Textile and Apparel Association (Vitas) Garment Export Strategy 2006 - 2010 Second Daft - February 2006

 Nâng cao năng suất.

4.7 Nâng cao ý thức tuân thủ các tiêu chuẩn lao động.

Việc khai thác nguồn lao động rẻ trong ngành dệt may ở các nước đang phát triển hiện đang là một vấn đề gây tranh cãi giữa các nhà tài trợ quốc tế, các tổ chức phi chính phủ và những người phản đối những tác động bất lợi của q trình tồn cầu hố. Trong một nỗ lực nhằm nâng cao hình ảnh, các nhà bán lẻ quốc tế và những công ty phát triển thương hiệu đã coi những quy phạm lao động là một nhân tố quan trọng khi quyết định lựa chọn nhà cung cấp sản phẩm. Kinh nghiệm từ các nước xuất khẩu dệt may khác như Campuchia cho thấy rằng tuân thủ chặt chẽ các tiêu chuẩn lao động không chỉ khuyến khích khách hàng quốc tế tìm đến mà cịn có khả năng tăng năng suất và giảm đi hoạt động thay thế công nhân. Chẳng hạn như, dự án “Cải thiện cho các nhà máy ở Campuchia” (Better Factories Cambodia) do ILO thực hiện nhằm nâng cấp điều kiện làm việc trong các nhà máy dệt may của Campuchia đã cải thiện được trên thực tế những vấn đề về lao động, hình ảnh và năng suất lao động. Điều kiện làm việc tốt ở Campuchia, theo như khách hàng quốc tế, thì đó là một nhân tố có tính chất quyết định quan trọng trong việc tìm nguồn hàng từ Campuchia9

.

Tuân thủ quy phạm lao động trong ngành dệt may của Việt Nam vẫn cần phải được cải thiện hơn nữa do chưa tạo dựng được hình ảnh thực thụ đối với khách hàng quốc tế như đề cập trong bảng 15. Trong lần kiểm tra nhà máy đầu tiên10, khoảng 70% các doanh nghiệp dệt may không đáp ứng được các yêu cầu về quy phạm lao động của khách hàng quốc tế. Một nghiên cứu do Trường Đại học Y Hà Nội thực hiện năm 2005 về các bệnh gây ra do điều kiện làm việc trong nhiều nhà sản xuất dệt may ở Hà Nội đã chỉ ra rằng điều kiện làm việc kém (ca kéo dài và các hoạt động nặng nhọc và lặp đi lặp lại, nghỉ giải lao ngắn, nhà xưởng nóng

Vietnam Textile and Apparel Association (Vitas) Garment Export Strategy 2006 - 2010 Second Daft - February 2006

bức) đã gây ra hậu quả là gần 65% công nhân bị stress, rối loạn giấc ngủ và những bệnh liên quan đến nghề nghiệp, dẫn tới năng suất lao động thấp, tuổi nghề ngắn.

Bảng 19: Điểm chuẩn tuân thủ về mặt xã hội.

1= xuất sắc; 2=tốt; 3= trung bình; 4= dưới mức trung bình; 5=

yếu hoặc kém Camp uchia Băng- la-đét Tru ng Quố c Ấn Độ In-đô- nê-xia Pa- kis- tăng Sri Lank a Việt Nam Tuân thủ về mặt xã hội 2 2 đến 3 3 3 2 đến 3 2 đến 3 2 4

Nguồn: Gherzi Textile Organization

Để cải thiện về vấn đề quy phạm lao động, cần phải có một đánh giá thực trạng hiện nay về lao động trong các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam cũng như đề xuất những sự can thiệp có thể thực hiện. Dựa vào kết quả của hoạt động đánh giá, ngành có thể thực hiện nhiều dự án nhằm nâng cao hơn nữa việc áp dụng các quy phạm lao động với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ chính phủ hoặc các nhà tài trợ quốc tế.

10

Vietnam Textile and Apparel Association (Vitas) Garment Export Strategy 2006 - 2010 Second Daft - February 2006

Một phần của tài liệu Chiến lược xuất khẩu ngành dệt may giai đoạn 2013 – 2017 (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)