2. 4.1.Công dụng.
Khi ôtô máy kéo làm việc tải trọng trên động cơ luôn thay đổi. Nếu thanh răng của bơm cao áp hoặc bướm tiết lưu giữ nguyên một chỗ thì khi tăng tải trọng, số vòng quay của động cơ sẽ giảm xuống, còn khi tải trọng giảm thì số vòng quay tăng lên. Điều đó dẫn đến trước tiên làm thay đổi tốc độ tiến của ôtô máy kéo, thứ hai là động cơ buộc phải làm việc ở những chế độ không có lợi.
Để giữ cho số vòng quay trục khuỷu động cơ không thay đổi khi chế độ tải trọng khác nhau thì đồng thời với sự tăng tải cần phải tăng lượng nhiên liệu cấp vào xilanh, còn khi giảm tải thì giảm lượng nhiên liệu cấp vào xilanh.
Khi luôn luôn có sự thay đổi tải trọng thì không thể dùng tay mà điều chỉnh lượng nhiên liệu cấp vào xilanh. Công việc ấy được thực hiện tự động nhờ một thiết bị đặc biệt trên bơm cao áp gọi là bộ điều tốc.
Bất kỳ bộ điều tốc loại nào cũng có nhiệm vụ sau: Điều chỉnh tốc độ cầm chừng.
- Bảo đảm cho tốc độ động cơ không giảm thấp hơn so với tốc độ cầm chừng đã được điều chỉnh .
- Vận tốc cực đại không tải.
-Khi tải giảm, tốc độ động cơ tăng lên và có thể vượt quá giới hạn cho phép. Giải quyết điều này bằng cách di chuyển van định hướng về hướng cúp dầu do đó động cơ nhận được ít nhiên liệu hơn .
- Điều khiển tốc độ trung gian. Ở bộ điều tốc nhiều chế độ, cũng có thể điều khiển tốc độ trung gian, tốc độ giữ cầm chừng và tốc độ cực đại. Ngoài ra bộ điều tốc còn có các chức năng điều khiển khác như:
+ Thay đổi lượng nhiên liệu cung cấp theo tốc độ động cơ.
+ Tăng hoặc giảm lượng nhiên liệu cần thiết cho quá trình khởi động. - Đáp ứng được mọi vận tốc theo yêu cầu của động cơ.
- Phải giới hạn được mức tải để tránh gây hư hỏng máy
- Điều hoà tốc độ động cơ dù có tải hay không tải (giữ vững một tốc độ hay trong phạm vi cho phép tuỳ theo loại ) có nghĩa là lúc có tải hay không tải đều phải giữ một tốc độ động cơ trong lúc cần ga đứng yên.
- Phải tự động cúp dầu để tắc máy khi số vòng quay vượt quá mức ấn định.
2. 4.2. Phân loại.
Khi phân loại các bộ điều tốc người ta căn cứ vào những đặc điểm sau: Theo tính chất truyền tác dụng.
Có hai loại.
- Bộ điều tốc tác dụng trực tiếp. - Bộ điều tốc tác dụng gián tiếp.
+ Theo vùng bao chế độ tốc độ. Có 3 loại.
- Loại một chế độ. - Loại hai chế độ. - Loại nhiều chế độ.
+ Theo công dụng của bộ điều tốc. Có2 loại.
- Loại di chuyển: Đặt trên động cơ của các máy di chuyển.
- Loại tĩnh tai: Đặt trên động cơ tĩnh tai, bảo đảm điều chỉnh tốc độ với đọ chính xáccao trong máy phát điện Diesel.
+ Theo nguyên tắc tác dụng của phân tử nhạy cảm. Có 4 loại.
- Loại cơ khí với phần tử nhạy cảmly tâm – Loại áp thấp.
- Loại thủy lực. - Loại cơ thủy lực.
2.2.3 Bộ điều tốc cơ khí.
Hiện nay có rất nhiều bộ điều tốc cơ khí như: loại một chế độ, loại hai chế độ, loại nhiều chế độ. Thông dụng nhất trên ôtô máy kéo hiện nay là bộ điều tốc cơ khí nhiều chế độ. Trong phần này chúng ta tìm hiểu kỹ về bộ điều tốc cơ khí nhiều chế độ.
Hình 2-17 bộ điều tốc cơ khí gắn trên bơm cao áp PE.
1 – Thanh răng 2, 3, 4, 7 –Các cần điều khiển 5 – Cốt gắn khâu trượt 6 – Quả tạ. Hầu hết các bộ điều tốc cơ khí đều có 4 bộ phận chính để có thể vận chuyển điều hoà với nhau.
• Bộ phận động lực: Cốt bơm truyền sức trực tiếp qua quả văng. Hai quả văng dang ra do lực ly tâm.
• Cần liên lạc: Là một hệ thống đòn bẩy tay đòn, thanh kéo, trục tay đòn...liên lạc với bộ phận đông lực và thanh răng điều khiển lưu lượng nhiên liệu.
• Thanh răng điều khiển đưa nhiên liệu vào ít hay nhiều đến kim phun để xịt vào xilanh tùy theo vị trí.
• Ngoài ra còn có lò xo tốc độ đặt đối chọi với lực ly tâm của hai quả tạ và đẩy thanh răng về chiều nhiên liệu khi động cơ chưa làm việc. Đồng thời có các vít điều chỉnh khâu trượt. Tất cả các bộ phận trên được bố trí trong vỏ điều tốc.
+ Nguyên lý làm việc. Phát hành động cơ.
Khi phát hành ta kéo ga theo chiều tăng. Qua trung gian lò xo tốc độ, tay đòn, cần liên hệ kéo thanh qua chiều tăng, động cơ phát hành dễ dàng. Khi động cơ đã nổ rồi cốt bơm quay, dưới tác dụng của lực ly tâm hai quả tạ bung ra đẩy khâu trượt tỳ lên tay đòn cân bằng với sức căn lò xo nên đẩy khâu trượt ra đẩy tay đòn, điều khiển thanh về chiều giảm dầu, tốc độ giảm xuống lực ly tâm cân bằng với lò xo, hai quả tạ ở vị trí thẳng đứng.
Bộ điều tốc làm việc khi thay đổi tải.
Động cơ đang làm việc ở chế độ ổn định. Ví dụ tải tăng như khi xe đang lên dốc hay máy cung cấp điện nhiều, vì tải tăng nên tốc độ động cơ giảm, nên lực ly tâm của hai quả tạ giảm theo, hai quả tạ xếp lại, lò xo điều tốc thắng lực ly tâm nên đẩy khâu trượt đi vào, qua trung gian tay đòn và cần điều khiển, kéo thanh răng về chiều tăng dầu, hai quả tạ lại bung ra cân bằng với lực lò xo. Nếu
ta giảm tải như xe xuống dốc hay máy cung cấp điện dùng ít, tốc độ động cơ có khuynh hướng tăng lên, lực ly tâm của hai quả tạ tăng theo, hai quả tạ dang ra thắng sức căng lò xo điều tốc, qua cần liên hệ kéo thanh răng về chiều giảm dầu để tốc độ giảm lại về vị trí ban đầu, đến khi ổn định hai quả tạ ở vị trí thẳng đứng cân bằng với sứa cân lò xo điều tốc. Như vậy cần ga ở một vị trí mà thanh răng tự động thêm hay bớt dầu khi tải tăng hay giảm. Ví dụ vì lý do nào đó tốc
độ động cơ vượt quá tốc độ giới hạn, lúc này lực ly tâm quả tạ lớn, hai quả tạ bung ra hết cỡ đẩy khâu trượt đi ra, qua tay đòn và cần liên hệ đẩy thanh răng về chiều cúp dầu, động cơ ngừng, không hại máy.
3. HƯ HỎNG, KIỂM TRA VÀ SỬA CHỮA BƠM CAO ÁP PE.3.1. Hư Hỏng Thường Gặp Ở Trên Hệ Thống Nhiên Liệu Bơm Cao ÁP 3.1. Hư Hỏng Thường Gặp Ở Trên Hệ Thống Nhiên Liệu Bơm Cao ÁP PE
Trong quá trình làm việc hệ thống nhiên liệu thường gặp những hư hỏng, những hư hỏng bộ phận này dẫn đén thừa hoặc thiếu nhiên liệu, tắc nhiên liệu cung cấp nhiên liệu không đều hoặc không cung cấp nhiên liệu.