ĐVT: Triệu đồng (NPV) IRR Dự án 10,96% Nợ vay 11,16% Chủ đầu tƣ 10,92% NPV Dự án -54.156 Chủ đầu tƣ -71.441 DSCR tối thiểu 0,99 DSCR bình quân 1,96
Nguồn: Tính tốn của tác giả.
Tuy nhiên, trên thực tế, giá mua điện của EVN trên thị trƣờng không giống nhƣ kỳ vọng của CĐT. Hầu hết các thủy điện nhỏ nhƣ TĐVS4, vào mùa mƣa, thƣờng phải chịu giá bán là 0 đồng cho EVN. Vì vậy, giá bán điện cho EVN vào mùa mƣa sẽ chỉ bằng 95% giá trị hợp đồng theo Công văn số 6150/BCT-ĐTĐL (Bộ Công Thƣơng, 2012). Căn cứ Thông tƣ 41/2010/TT-BCT (Bộ Công Thƣơng, 2010) và Quyết định số 66/QĐ-ĐTĐL (Cục Điều Tiết Điện Lực, 2010), giá điện trung bình hàng năm của dự án chỉ là khoảng 4 cents/kWh. Đây cũng là mức giá trung bình mà EVN ký với các thủy điện vừa và nhỏ trên thị trƣờng.
Kết quả tính tốn lại đƣợc tóm tắt trong Bảng 4.4 cho thấy, dự án khơng khả thi tài chính. Điều này cho thấy, CĐT mong muốn đƣợc thực hiện dự án trong thời điểm hiện tại là bởi vì họ đang kỳ vọng giá điện tăng cao, và họ chắc chắn sẽ ký đƣợc giá điện theo mong muốn với EVN. Tuy nhiên, thực tế thì khơng phải nhƣ vậy. Vì vậy, các phân tích tiếp theo sẽ lấy giá điện 4 cents/kWh để tính tốn. Theo đó, dự án cần phải tính tốn lại việc sử dụng địn bẩy tài chính cho hợp lý.
4.5Điều chỉnh để huy động đƣợc vốn từ ngân hàng
Để vay đƣợc vốn từ ngân hàng, CĐT có thể cần bảo đảm hệ số an toàn lãi vay tối thiểu là 1,2 ở tất cả các năm. Có 3 cách để thực hiện điều này: CĐT góp thêm vốn để lập quỹ an tồn nợ vay, CĐT giảm vốn vay tăng tỷ lệ góp vốn, hoặc phải đàm phán lại các điều khoản trong hợp đồng vay nợ với ngân hàng. Cụ thể:
4.5.1 Lập quỹ an tồn nợ vay
Kết quả từ mơ hình cơ sở cho thấy, thuế giá trị gia tăng đƣợc hoàn vào năm đầu tiên khi nhà máy đi vào hoạt động là khá lớn nên đã làm cho hệ số DSCR trong năm này đạt đến 1,35. Theo tính tốn, CĐT chỉ cần góp thêm 8.304 triệu đồng cùng với số tiền dƣ ra 10.596 triệu đồng để lập quỹ tiết kiệm gửi vào ngân hàng vào cuối năm 2015, thì đã có thể bảo đảm an toàn nợ vay. Điều này làm NPVCĐT và IRRCĐT giảm một chút so với mơ hình cơ sở, cụ thể là âm 71.565 triệu đồng và 10,91%. Kết quả tính tốn đƣợc thể hiện tóm tắt trong Phụ lục 17.
4.5.2Giảm vốn vay tăng tỷ lệ góp vốn
Chi phí vay vốn NHTM cao hơn NHPT nên để hạn chế tác động xấu đến dòng ngân lƣu, luận văn tiến hành tính tốn giảm vốn vay NHTM và mức giảm đƣợc xem xét ở lần giải ngân thứ 2 (vào năm 2014). Kết quả tính tốn (Phụ lục 18) cho thấy, để thỏa mãn yêu cầu của ngân hàng, mức độ giảm vốn vay phải là 55.407 triệu đồng. Tuy nhiên, hiệu quả đạt đƣợc hồn tồn thấp hơn so với tình huống CĐT lập quỹ an tồn trả nợ.
4.5.3Đàm phán lại hợp đồng vay nợ với ngân hàng
Tiếp cận vốn vay tại thời điểm này là khơng dễ, cộng với rủi ro tài chính của dự án cao nên việc đàm phán để giảm lãi suất là không khả thi. Hiện tại, CĐT chỉ có thể thƣơng lƣợng giãn
thời gian ân hạn nợ. Kết quả tính tốn cho thấy, có 3 tình huống ân hạn nợ đối với dự án để bảo đảm DSCR 1,2. Thứ nhất, cùng trả nợ gốc hai món vay từ năm thứ 16 (tức là năm
thứ 13 sau khi nhà máy đi vào hoạt động). Thứ hai, trả nợ gốc NHTM trƣớc và trả nợ gốc NHPT sau. Trong đó, nợ gốc NHPT đƣợc ân hạn 6 năm. Thứ ba, trả nợ gốc NHPT trƣớc và trả nợ gốc NHTM sau. Trong đó, nợ gốc NHTM đƣợc ân hạn 6 năm. Kết quả so sánh tính khả thi tài chính của dự án cùng mơ hình cơ sở đƣợc thể hiện trong Bảng 4.5.
Tình huống 1 cải thiện tốt nhất hiệu quả của dự án. Tuy nhiên, việc đàm phán ân hạn nợ lên đến 12 năm là không thực tế. So sánh tình huống 2 với tình huống 3, và tình huống CĐT lập quỹ an tồn nợ vay vào năm 2015 thì tình huống 2 có tính khả thi hơn. Vì vậy, nếu dự án đƣợc cấp phép xây dựng, CĐT cần đàm phán gia hạn nợ đối với khoản vay NHPT để gia tăng hiệu quả tài chính.