CHƯƠNG V : KẾT LUẬN
5.2 Hạn chế và gợi ý trong tương lai
Do số lượng mẫu nghiên cứu nhỏ và chỉ tập trung khảo sát những doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam, chưa có tính khái qt cho tồn bộ các doanh nghiệp tại Việt Nam, nên kết quả nghiên cứu chỉ mang tính khái qt cho các cơng ty khác có đặc tính giống với các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu. Các
nghiên cứu trong tương lai sẽ hướng đến phạm vi nghiên cứu rộng lớn hơn, để có cái nhìn tồn diện và chính xác hơn về mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và tỷ suất sinh lợi cũng như rủi ro của doanh nghiệp.
Thời gian nghiên cứu là bảy (07) năm từ năm 2006 đến năm 2012, chưa đủ dài để gia tăng mẫu quan sát.
Bài nghiên cứu cịn có hạn chế là tác giả chưa đưa ra được chính sách quản trị vốn luân chuyển tối ưu nhằm tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, bài nghiên cứu cũng chưa nghiên cứu về tác động của vốn luân chuyển đến lợi nhuận và rủi ro của các cơng ty tài chính cũng như tác động của vốn luân chuyển đến một số biến vể lợi nhuận và rủi ro (ROC, ROI, SDROC, SDROI) do hạn chế về mặt dữ liệu thu thập.
Trong thực tế, đối với mỗi ngành nghề, do yếu tố thời vụ, sẽ áp dụng chính sách quản trị vốn luân chuyển khác nhau. Tuy nhiên bài nghiên cứu cũng chưa tìm hiểu được tác động của chính sách quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất sinh lợi và rủi ro của các ngành nghề khác nhau.
Ngoài ra, trong phạm vi của bài nghiên cứu cũng chưa tìm hiểu mối liên hệ giữa chính sách đầu tư vốn luân chuyển với chính sách tài trợ tài trợ vốn luân chuyển vì trong một số nghiên cứu trước đây đã cho thấy rằng khi doanh nghiệp áp dụng chính sách đầu tư vốn luân chuyển mạo hiểm thì cũng sẽ áp dụng chính sách tài trợ mạo hiểm để cân bằng rủi ro (Weinraub và Visscher 1998).
5.2.2 Gợi ý trong tương lai
Xuất phát từ các kết quả phân tích hồi quy trong Chương IV, ta thấy rằng các doanh nghiệp Việt Nam nếu muốn gia tăng tỷ suất sinh lợi ROA và giá trị thị trường Tobin’q và thì nên áp dụng chính sách quản trị vốn luân chuyển thận trọng trong hoạt động quản trị tài chính của mình, tuy nhiên doanh nghiệp cũng phải chấp nhận gia tăng rủi ro qua sự biến thiên của chỉ số giá thị trường Tobin’q (SDq). Các
doanh nghiệp có thể thực hiện được điều này thơng qua việc quản lý các thành phần của chính sách quản trị vốn luân chuyển thận trọng, bao gồm chính sách đầu tư thận trọng và chính sách tài trợ thận trọng. Cụ thể doanh nghiệp cần tăng cường đầu tư vào tài sản lưu động, nâng cao tỷ lệ đầu tư vào tài sản lưu động trên tổng tài sản và hạn chế sử dụng quá nhiều nợ ngắn hạn để tài trợ cho hoạt động của mình. Ngồi ra, khi duy trì một chính sách quản trị vốn ln chuyển thận trọng ở một mức độ phù hợp cũng sẽ giúp doanh nghiệp tránh được một rủi ro rất quan trọng, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, đó là rủi ro thanh khoản.
Bên cạnh đó, những hạn chế của đề tài này cũng là gợi ý cho những nghiên cứu tiếp theo.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Trần Ngọc Thơ, (2007), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, Đại Học Kinh Tế
TP.HCM, NXB Thống Kê
2. Trần Thị Bích Vân (2012), Nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và tỷ suất sinh lợi của các công ty ngành thực phẩm trên TTCK Việt Nam , Luận văn Thạc sỹ ĐH Kinh Tế TP HCM.
TÀI LIỆU TIẾNG ANH
3. Deloof, M.(2003) “Does working capital management affects profitability of
Belgian Firms?”, Journal of Business Finance & Accounting, 30(3-4), 573-588.
4. Faris Nasif Alshubiri (2011),"The effect of working capital practices on risk
management: evidence from Jordan", Global journal of business research,
volume 5, number 1, 2011.
5. Hall C (2002). “Total” Working Capital Management”. AFP Exchange 22(6):
26-32.
6. Howorth C and P Westhead (2003), “The Focus of Working Capital Management in UK Small Firms”. Management Accounting Research 14(2):
94-111.
7. J.U.J Onwumere, Imo G.Ibe và O.C Ugban (2012),“The impact of working
capital management on profitability of Nigerian firms: A preliminary Investigation” European Journal of Business and Management, ISS222-1905 (Paper) ISSN 2222-2839 (online), Vol 4, No.15, 2012.
8. Lamberson M (1995), “Changes in Working Capital of Small Firms in Relation
to Changes in Economic Activity”. Mid-American Journal of Business 10(2): 45-
9. Nguyen Thi Hong Loan (2012),“Impact of capital structure on firm’s
performance evidence from Vietnamese listed companies”, Master of Business Administration, Code 60.34.01.02
10.Palani và Peer Mohideen (2012), “Impact of aggressive working capital management policy on firm’s profitability”, Volume No.3, Issue No.3 (March),
ISSN 0976-2183
11.Smith K (1980), Profitability versus Liquidity Tradeoff in Working Capital Management, in Readings on the Management of Working Capital. New York: St. Paul, West Publishing Company.
12.T. Afza and MS Nazir (2007), “ Is it better to be agreesive or conservative in managing working capital”. Paper presented at Singapore Economic Review
Conference (SERC) on August 02-04, Singapore.
13.T. Afza and MS Nazir (2008) “Working capital approach and Firm’s Return in
Pakistan”, Pakistan Journal of Commerce and Social Scients Vol.1 2008.
14.Van-Horne JC and JM Wachowicz (2004), “Fundamentals of Financial Management (12th Edition)”. New York: Prentice Hall Publishers