Thống kê mơ tả các biến trong nhóm mơ hình về tỷ suất sinh lợi

Một phần của tài liệu Tác động của vốn luân chuyển đến tỷ suất sinh lợi và rủi ro của các doanh nghiệp việt nam (Trang 44 - 52)

ROA ROE TOBINQ TCA/TA TCL/TA

Mean 0,074775 0,143310 1,366431 0,605439 0,379182 Median 0,065362 0,141556 1,055047 0,647252 0,370325 Maximum 0,500956 5,688244 14,00725 0,993435 0,912986 Minimum -0,830206 -10,14807 0,278608 0,018846 0,006972 Std. Dev. 0,086964 0,381413 1,013049 0,208760 0,198287 Skewness -0,958098 -14,14914 4,385052 -0,698231 0,175923 Kurtosis 19,77707 491,5694 35,99845 2,856838 2,026273 Jarque-Bera 13971,95 11735543 57124,81 96,55938 52,52503 Probability 0,000000 0,000000 0,000000 0,000000 0,000000 Sum 87,93544 168,5331 1606,922 711,9964 445,9178 Sum Sq. Dev. 8,886288 170,9344 1205,865 51,20715 46,19813 Observations 1176 1176 1176 1176 1176

(Nguồn:Tác giả tính tốn từ phần mềm Eview 6.0)

Nhận xét:

Từ bảng 4.2, ta nhận thấy rằng các giá trị mean, maximum, minimum của các biến là khá phù hợp. Cụ thể:

ROA trung bình trong tồn bộ mẫu là 7,5%, giá trị thấp nhất là -83%, giá trị cao nhất là 50,1% và độ lệch chuẩn là 8,7%.

ROE trung bình trong tồn bộ mẫu là 14,3%, giá trị thấp nhất là

Ở một khía cạnh nào đó, ta có thể xem xét tính phù hợp của giá trị ROE khi so sánh với lãi suất cho vay của các ngân hàng. Kết quả cho thấy rằng giá trị trung bình của ROE là 14,3% như trên cũng tương đối phù hợp nếu so với lãi suất cho vay của các ngân hàng trong giai đoạn này (trung bình từ 10% đến 20%).

Tobin’q trung bình trong tồn bộ mẫu là 136,6%. Chỉ số này lớn (>) hơn 1 có nghĩa là giá trị trường của doanh nghiệp được đánh giá cao hơn so với giá trị sổ sách.

Giá trị của độ lệch chuẩn khá cao là 101,3%. Điều này có thể được giải thích là thị trường chứng khoán giai đoạn 2006-2007 đã tăng trưởng mạnh mẽ dẫn đến giá chứng khoán tăng rất cao (chỉ số Tobin’q trung bình trong gia đoạn này trên 200%), tuy nhiên từ sau 2008 trở đi do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế tồn cầu nên thị trường chứng khốn đã sụt giảm rất nhiều, khiến giá chứng khoán giảm theo, chỉ số Tobin’q trung bình trong giai đoạn này chỉ cịn khoảng 100%. Chính vì vậy giá trị Tobin’q chênh lệch rất đáng kể trong giai đoạn 2006-2012.

TCA/TA trung bình trong toàn bộ mẫu là 60,5%, giá trị thấp nhất là 1,9%, giá trị cao nhất là 99,3% và độ lệch chuẩn không cao 20,9%. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp duy trì một lượng tài sản ngắn hạn chiếm hơn 60% trong tổng tài sản.

TCL/TA trung bình trong toàn bộ mẫu là 37,9%, giá trị thấp nhất là 0,7%, giá trị cao nhất là 91,3% và độ lệch chuẩn không cao 19,8%. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp Việt Nam thường sử dụng nợ ngắn hạn dưới 40% tổng tài sản (37,9%).

Xem xét mối quan hệ giữa TCA/TA với TCL/TA, căn cứ vào giá trị trung bình, ta thấy rằng, dường như các doanh nghiệp khơng có xu hướng sử dụng chính sách quản trị vốn luân chuyển mạo hiểm khi duy trì khả năng thanh tốn cao, lớn (>) hơn 1,5 lần (60,5%/37,9%).

4.1.2 Ma trận tương quan giữa các biến trong nhóm mơ hình về tỷ suất sinh lợi

Để xây dựng một mơ hình phù hợp và có ý nghĩa, trước tiên tác giả xem xét mối quan hệ tuyến tính giữa các biến với nhau. Điều này có thể thực hiện được thông qua ma trận tương quan như sau.

Bảng 4.3: Ma trận tương quan giữa các biến trong nhóm mơ hình về tỷ suất sinh lợi

Covariance Analysis: Ordinary Date: 10/12/13 Time: 12:42 Sample: 1 1176

Included observations: 1176 Correlation

Probability ROA ROE TOBINQ TCA/TA TCL/TA ROA 1,000000 ----- ROE 0,484756 1,000000 0,0000 ----- TOBINQ 0,412755 0,131871 1,000000 0,0000 0,0000 ----- TCA/TA 0,106219 0,029268 0,043753 1,000000 0,0003 0,3159 0,1337 ----- TCL/TA -0,299977 0,024103 -0,128871 0,413671 1,000000 0,0000 0,4089 0,0000 0,0000 -----

Hệ số tương quan dùng để lượng hoá mức độ chặt chẽ của mối quan hệ tuyến tính giữa các biến. Giá trị tuyệt đối của hệ số này càng tiến gần về 1 thì mức độ chặt chẽ càng cao và càng tiến gần về 0 thì mức độ chặt chẽ càng thấp. Và các hệ số tương quan này có ý nghĩa thống kê khi có Prob <5% hoặc <10%.

Bảng 4.3 trình bày ma trận tương quan của tất cả các biến được sử dụng trong mô hình. Nhìn chung kết quả cho thấy rằng các biến trong mơ hình có tương quan với nhau rất thấp.

Ma trận tương quan cho thấy ROA và Tobin’q có tương quan thuận với TCA/TA và có tương quan nghịch với TCL/TA, phù hợp với một số quan điểm cho rằng khi doanh nghiệp theo đuổi chính sách quản trị vốn luân chuyển càng mạo hiểm (TCA/TA càng thấp hoặc TCL/TA càng cao) thì tỷ suất sinh lợi càng giảm. Trong khi đó ROE có tương quan thuận với cả TCA/TA và TCL/TL. Cụ thể :

ROA có mối tương quan thuận chiều với TCA/TA (r = 0,106; prob = 0,0003) và tương quan nghịch chiều với TCL/TA (r = -0,3; prob = 0,000). Các tương quan này đều có ý nghĩa thống kê vì prob < 5%. Kết quả này có nghĩa là khi doanh nghiệp gia tăng việc nắm giữ tài sản ngắn hạn hoặc giảm sử dụng nguồn tài trợ từ nợ ngắn hạn sẽ giúp gia tăng ROA của doanh nghiệp.

ROE có mối tương quan thuận chiều với TCA/TA (r = 0,029; prob = 0,3159) và TCL/TA (r = 0,024; prob = 0,4089). Tuy nhiên, các mối tương quan này đều khơng có ý nghĩa thống kê vì prob >10%.

Tobin’q có mối tương quan thuận chiều, khơng có ý nghĩa thống kê, với TCA/TA (r = 0,044; prob = 0,1337) và tương quan nghịch chiều, có ý nghĩa thống kê, với TCL/TA (r = -0,129; prob = 0,000). Điều này thể hiện rằng khi doanh nghiệp tăng cường sử dụng vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn để tài trợ cho tài sản ngắn hạn sẽ làm tăng chỉ số thị trường Tobin’q của doanh nghiệp.

Về tương quan giữa các biến độc lập, mặc dù ta thấy rằng hai biến độc lập có tương quan với nhau mạnh nhất so với các biến khác trong mơ hình. Tuy nhiên, hệ số tương quan này cũng rất thấp (r=0,413671; prob =0,000) nên sẽ khó

xảy ra hiện tượng tự tương quan.

Tuy nhiên, ma trận tương quan chỉ cho biết mối quan hệ giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc và giữa các biến độc lập với nhau, không cho biết được mối quan hệ nhân quả giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc. Phép phân tích quan trọng nhất sẽ được suy ra từ mơ hình đa biến phù hợp được ước lượng bằng cách sử dụng các mơ hình hồi quy.

4.1.3 Tổng hợp các kết quả nghiên cứu quan hệ nhân quả giữa quản trị vốn luân chuyển và tỷ suất sinh lợi

Từ các dữ liệu thu thập được, xử lý bằng chương trình Eview 6.0 các kết quả hồi quy các mơ hình từ (1) đến (3) cho theo mơ hình hồi quy gốc Pooled, mơ hình tác động cố định FEM và mơ hình ảnh hưởng ngẫu nhiên REM cùng kiểm định Hausman ta thu được kết quả tổng hợp được trình bày trong bảng 4.4 dưới đây:

39

Bảng 4.4: Tóm tắt kết quả hồi quy mối quan hệ nhân quả giữa quản trị vốn luân chuyển và tỷ suất sinh lợi

ROA ROE Tobin’q

Pooled REM FEM Pooled REM FEM Pooled REM FEM

TCA/TA 0,116* 0,117* 0,124* 0,043 0,030 -0,077 0,568* 0,612* 0,900* TCL/TA -0,182* -0,151* -0,120* 0,028 0,040 0,142 -0,906* -0,673* 0,098 Constant 0,074* 0,062* 0,045* 0,107* 0,110* 0,136 1,366* 1,251* 0,784* R-square 0,154 0,088 0,543 0,001 0,001 0,188 0,028 0,014 0,305 F-test 106,747* 56,321* 7,063* 0,605 0,476 1,375* 16,879* 8,439* 2,618* Hausman test 0,026 0,336 0,000

* Mức ý nghĩa 5% (Nguồn : Tính tốn của tác giả từ chương trình Eview 6.0)

Từ bảng 4.4, ta thấy rằng nhìn chung ROA và Tobin’q có mối tương quan cùng chiều với TCA/TA và tương quan nghịch chiều với TCL/TA, các tương quan này đề có ý nghĩa thống kê, trong khi đó ROE khơng có tương quan có ý nghĩa thống kê với TCA/TA và TCL/TA. Tuy nhiên để có thể chọn lựa mơ hình hồi quy phù hợp nhất cần phải phân tích chi tiết hơn.

Từ kết quả của kiểm định Hausman, ta thấy rằng mơ hình hồi quy tác động cố định FEM của ROA và Tobin’q sẽ được lựa chọn vì Prob của 2 mơ hình lần lượt là 0,026 và 0,000, nhỏ hơn 5%. Trong khi đó, mơ hình ảnh hưởng ngẫu nhiên REM của ROE sẽ được lựa chọn vì prob = 0,336, lớn hơn 5%.

Theo các kết quả hồi quy của biến ROA, cho thấy TCA/TA tác động thuận chiều trong khi TCL/TA tác động nghịch chiều lên ROA và các tác động này đều có ý nghĩa thống kê ở mức 5% ở cả 3 mơ hình là mơ hình hồi quy gốc Pooled, mơ hình ảnh hưởng ngẫu nhiên REM và mơ hình các tác động cố định FEM. Vì vậy, ta có thể khẳng định có mối quan hệ thống kê mạnh thuận chiều của TCA/TA và nghịch chiều của TCL/TA đối với ROA hay giả thuyết H1 được chấp nhận. Kết quả này có nghĩa là khi gia tăng TCA/TA hoặc giảm TCL/TA sẽ làm gia tăng ROA. Và ngược lại, khi doanh nghiệp giảm TCA/TA hoặc tăng TCL/TA sẽ khiến ROA giảm đi. Kết quả hồi quy mơ hình (1) được viết lại theo mơ hình tác động cố định FEM như sau:

ROAit = 0,045 + 0,124(TCA/TA)it – 0,12 (TCL/TA)it (1)

Từ kết quả hồi quy mơ hình tác động cố định FEM ở Phụ lục 3, ta thấy trị số F = 7,063 và có prob = 0,000 <5% nên giả thuyết H0 bị bác bỏ, nghĩa có ít nhất một biến trong TCA/TA và TCL/TA giải thích được cho biến ROA, hay nói cách khác là mơ hình có tính khả dụng cao.

Bên cạnh đó, giá trị R-squared = 0,543 cũng chỉ ra rằng 54,3% sự biến động của ROA được giải thích bởi các biến TCA/TA và TCL/TA.

Trái lại, kết quả hồi quy theo cả 3 mơ hình là mơ hình hồi quy gốc Pooled, mơ hình ảnh hưởng ngẫu nhiên REM và mơ hình tác động cố định FEM để xác định ảnh hưởng của TCA/TA và TCL/TA đến ROE đều khơng có ý nghĩa thống kê. Do

đó, ta có thể xác nhận rằng TCA/TA và TCL/TA khơng có tác động đến ROE của doanh nghiệp hay giả thuyết H2 bị bác bỏ.

Kết quả của mơ hình tác động cố định FEM của biến Tobin’q cho thấy có mối tương quan thuận chiều, với mức ý nghĩa thống kê 5%, giữa TCA/TA với Tobin’q, hơn nữa cả mơ hình hồi quy gốc Pooled và mơ hình ảnh hưởng ngẫu nhiên REM cũng có kết quả tương tự. Như vậy, có thể khẳng định rằng TCA/TA có tương quan thuận chiều có ý nghĩa thống kê mạnh đến Tobin’q hay chấp nhận giả thuyết H3.1, nghĩa là khi TCA/TA tăng thì chỉ số giá trị thị trường Tobin’q cũng tăng và ngược lại khi TCA/TA giảm thì Tobin’q giảm tương ứng. Tuy nhiên, điều tương tự lại không xảy ra với biến TCL/TA, cụ thể theo mơ hình hồi quy gốc Pooled và mơ hình ảnh hưởng ngẫu nhiên REM thì TCL/TA có tương quan nghịch chiều, mức ý nghĩa thống kê 5%, với Tobin’q trong khi ở mơ hình REM thì lại có tương quan thuận chiều nhưng khơng có ý nghĩa thống kê do đó bác bỏ giả thuyết H3.2. Từ kết quả hồi quy mơ hình tác động cố định FEM ở Phụ lục 5, kết quả hồi quy mơ hình (3) được viết lại như sau:

Tobin’qit = 0,784 + 0,9(TCA/TA)it + 0,098(TCL/TA)it (3)

Hơn nữa, ta thấy trị số F = 2,618, prob = 0,000 <5% cho thấy mơ hình có tính khả dụng cao. Bên cạnh đó, giá trị R-squared = 0,305 cũng chỉ ra rằng 30,5% sự biến động của Tobin’q được giải thích bởi các biến TCA/TA và TCL/TA.

4.2 Kết quả nghiên cứu của nhóm các mơ hình nghiên cứu ảnh hưởng của chính sách quản trị vốn luân chuyển đến rủi ro của doanh nghiệp

Tương tự như phần trình bày kết quả nghiên cứu của nhóm các mơ hình nghiên cứu ảnh hưởng của chính sách quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất sinh lợi của doanh nghiệp, phần kết quả nghiên cứu này cũng trình bày các nội dung về thống kê mô tả, xây dựng ma trận tương quan và tổng hợp các kết quả.

4.2.1 Thống kê mô tả các biến trong nhóm mơ hình về rủi ro

Từ dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Eview 6.0, tác giả thu được kết quả như sau:

Một phần của tài liệu Tác động của vốn luân chuyển đến tỷ suất sinh lợi và rủi ro của các doanh nghiệp việt nam (Trang 44 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w