Biến độc lập Biến phụ thuộc Dấu dự báo của tác giả
Dấu của những nghiên cứu trước
TCA/TA ROA + +/-/NA ROE + +/NA Tobin’q + +/-/NA SDSales NA -/NA SDROA NA -/NA SDROE NA -/NA SDq NA +/NA TCL/TA ROA - +/-/NA ROE - +/-/NA Tobin’q - +/-NA SDSales NA NA SDROA NA +/-/NA SDROE NA +/NA SDq NA -/NA
Nhận xét : dấu của những nghiên cứu trước đây thật sự chưa có sự đồng
nhất nào về mặt kết quả thống kê. Điều này có thể do các nghiên cứu này được thực hiện ở những quốc gia, môi trường khác nhau và hơn nữa những mơ hình trước đây thực hiện hồi quy theo từng năm dẫn đến các kết quả thống kê chưa thực sự có nhiều ý nghĩa (T.Afza và M.S.Nair 2007) và số lượng quan sát thấp như Faris Nasif Alshubiri (2011) với tổng cộng 365 quan sát (bao gồm 295 quan sát cho doanh nghiệp và 70 quan sát cho ngân hàng), Onwumere, Imo G.Ibe và O.C Ugban (2012) với 140 quan sát. Vì vậy, rất khó để có thể đưa ra dấu dự báo phù hợp và so sánh được kết quả thống kê của bài nghiên cứu này so với các bài nghiên cứu trước đây.
3.3 Mơ hình nghiên cứu
Bài luận văn áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng dựa trên phương pháp hồi quy đa biến. Bộ dữ liệu nghiên cứu sẽ được xử lý bằng phần mềm Eview 6.1 để chạy ra mơ hình hồi quy ước lượng mối quan hệ giữa quản trị vốn luân
chuyển và tỷ suất sinh lợi cũng như rủi ro của doanh nghiệp được kế thừa từ mơ hình nghiên cứu của các tác giả T.Afza và M.S.Nair (2007) và Faris Nasif Alshubiri (2011).
Các mơ hình được sử dụng để đo lường tác động của chính sách quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất sinh lợi doanh nghiệp bao gồm:
Mô
h ì nh 1:
ROAit = α + ß1 (TCA/TA)it + ß2 (TCL/TA)it + ε (1) Mơ
h ì nh 2:
ROEit = α + ß1 (TCA/TA)it + ß2 (TCL/TA)it + ε (2) Mơ
h ì nh 3:
Tobin’s qit = α + ß1 (TCA/TA)it + ß2 (TCL/TA)it + ε (3)
Trong đó:
ROA it = Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản của doanh nghiệp i cho giai đoạn t
ROE it = Lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp i cho giai đoạn t
Tobin’s q it = Giá trị thị trường của doanh nghiệp i cho giai đoạn t TCA/TA it = Tổng tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản của doanh
nghiệp i cho giai đoạn t
TCL/TA it = Tổng nợ ngắn hạn trên tổng tài sản của doanh nghiệp i cho giai đoạn t
α = Hệ số chặn
ε = Sai số của mơ hình
Các mơ hình được sử dụng để đo lường tác động của chính sách quản trị vốn luân chuyển đến rủi ro của doanh nghiệp bao gồm:
Mô
h ì nh 4:
SDSalei = α + ß1 (TCA/TA)it + ß2 (TCL/TA)it + ε (4) Mô
h ì nh 5:
SDROAi = α + ß1 (TCA/TA)it + ß2 (TCL/TA)it + ε (5) Mơ
h ì nh 6:
SDROEi = α + ß1 (TCA/TA)it + ß2 (TCL/TA)it + ε (6) Mơ
h ì nh 7:
SDqi = α + ß1 (TCA/TA)it + ß2 (TCL/TA)it + ε (7)
Trong đó:
SDi = Độ lệch chuẩn của doanh nghiệp i
TCA/TAi = Bình quân tổng tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản của doanh nghiệp i cho giai đoạn 2006-2012
TCL/TAi = Bình quân tổng nợ ngắn hạn trên tổng tài sản của doanh nghiệp i cho giai đoạn 2006-2012
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Các mơ hình đo lường tác động của chính sách quản trị vốn luân chuyểnđến tỷ suất sinh lợi của doanh nghiệp đến tỷ suất sinh lợi của doanh nghiệp
Dữ liệu thu thập được ở các mơ hình này là dữ liệu bảng (panel data) nên phương pháp hồi quy dữ liệu bảng sẽ tốt hơn vì dữ liệu bảng chứa nhiều thơng tin hữu ích hơn, tính biến thiên ít hơn, ít hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến hơn, nhiều bậc tự do hơn và hiệu quả cao hơn. Theo đó, để đánh giá tác động của chính sách quản trị vốn luân chuyển lên tỷ suất sinh lợi của doanh nghiệp, ta cần phải kiểm tra ba (03) mơ hình sau:
Mơ hình hồi quy gốc (Pooled regression model): hồi quy theo phương pháp OLS thông thường, không quan tâm đến sự khác biệt của dữ liệu theo không gian, thời gian.
Mơ hình tác động cố định (Fixed effect model, FEM): với giả định các hệ số độ dốc (βi) theo các doanh nghiệp là hằng số nhưng tung độ gốc (αi) thay đổi theo từng doanh nghiệp.
Mơ hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (Randome effects model, REM): ý tưởng về cơ bản giống mơ hình FEM nhưng với giả định rằng hệ số αi là một biến ngẫu nhiên.
Sau đó, ta sẽ sử dụng kiểm định Hausman để để xác định xem nên sử dụng mơ hình hồi quy nào giữa mơ hình tác động cố định FEM và mơ hình ảnh hưởng ngẫu nhiên REM (Greene, 2008). Vì những mơ hình này có thể phát hiện và đo lường tốt hơn các tác động so với mơ hình hồi quy gốc Pooled. Trong kiểm định Hausman, giả thuyết “không” làm cơ sở cho kiểm định này là các toán tử ước lượng FEM và ECM không khác nhau đáng kể. Nếu giả thuyết “không” bị bác bỏ (Prob <5%), thì kết luận là ECM khơng thích hợp và sử dụng FEM chúng ta sẽ được thuận lợi hơn.
Sau khi xây dựng mơ hình là ta phải xem xét độ phù hợp của mơ hình đối với tập dữ liệu qua giá trị R2. Để kiểm định độ phù hợp của mơ hình hồi quy tổng
thể, ta cần kiểm định giả thuyết H0: R2 = 0. Đại lượng F được sử dụng trong kiểm định này. Nếu xác suất F nhỏ thì giả thuyết H0 bị bác bỏ (prob <5%), nghĩa là có ít nhất 1 biến độc lập đưa vào mơ hình là có giải thích cho biến phụ thuộc.
3.4.2 Các mơ hình đo lường tác động của chính sách quản trị vốn luân chuyểnđến rủi ro của doanh nghiệp đến rủi ro của doanh nghiệp
Các mơ hình hồi quy đo lường tác động của chính sách quản trị vốn luân chuyển đến rủi ro, từ mơ hình (4) đến mơ hình (7) như đã nêu ở mục 3.3, của doanh nghiệp được thực hiện theo phương pháp OLS thông thường. Theo đó, các biến SDSales, SDROA, SDROE và SDq sẽ được hồi quy cùng với giá trị trung bình của TCA/TA và giá trị trung bình TCL/TA qua bảy (07) năm của giai đoạn 2006-2012.
Cũng tương tự như phương pháp nghiên cứu các mơ hình đo lường tác động của chính sách quản trị vốn luân chuyển đến lợi nhuận của doanh nghiệp, vấn đề quan tâm đầu tiên sau khi xây dựng mơ hình là ta phải xem xét độ phù hợp của mơ hình đối với tập dữ liệu qua giá trị R2 thông qua kiểm định F.
Sau khi kiểm định sự phù hợp của mơ hình, bước tiếp theo ta phải kiểm định xem trong mơ hình, hiện tượng tự tương quan có xảy ra hay không. Khi có hiện tượng tự tương quan, tuy các ước lượng OLS vẫn là các ước lượng không chệch nhưng chúng không phải là ước lượng hiệu quả nữa. Nói cách khác, ước lượng OLS không phải là ước lượng không chệch tốt nhất. Phương pháp kiểm định có ý nghĩa nhất để phát hiện có tự tương quan xảy ra trong mơ hình hồi quy hay không là kiểm định d của Durbin – Watson. Cụ thể nh sau:
Khi 1,8<d<2,2 thì kết luận mơ hình khơng có tự tương quan.
Khi 0<d<1,8 thì kết luận mơ hình có tự tương quan dương.
Khi 2,2 <d<4 thì kết luận mơ hình có tự tương quan âm.
Sau cùng, ta cần thực hiện kiểm định hiện tượng phương sai của sai số thay đổi. Khi có hiện tượng phương sai của sai số thay đổi, các kết quả dự báo cũng
khơng cịn hiệu quả nữa. Nghĩa là nếu sử dụng các hệ số ước lượng tìm được bằng phương pháp khác mà chúng khơng chệch và có phương sai nhỏ hơn các ước lượng OLS thì kết quả dự báo sẽ tốt hơn. Phương pháp kiểm định có ý nghĩa nhất để phát hiện phương sai của sai số thay đổi là kiểm định White. Để kiểm định độ phù hợp của mơ hình hồi quy tổng thể, ta cần kiểm định giả thuyết H0: α2 = α3= 0. Đại lượng Obs*R-squared được sử dụng trong kiểm định này. Nếu xác suất Obs*R- squared nhỏ thì giả thuyết H0 bị bác bỏ (prob <5%), nghĩa là có ít nhất 1 α ở trên khác 0 (có phương sai của sai số thay đổi).
Như vậy, tóm lại bài nghiên cứu dùng phương pháp nghiên cứu định lượng với mẫu gồm 168 doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2006- 2012. Tỷ lệ tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản – TCA/TA và tỷ lệ nợ phải trả ngắn hạn trên tổng tài sản – TCL/TA là các biến độc lập được sử dụng để đánh giá hiệu quả của quản trị vốn luân chuyển và rủi ro của doanh nghiệp. Biến phụ thuộc ROA, ROE và Tobin’s q được sử dụng để đo lường tỷ suất sinh lợi của doanh nghiệp. Các biến phụ thuộc độ lệch chuẩn của doanh thu – SDSales, độ lệch chuẩn của ROA – SDROA, độ lệch chuẩn của ROE – SDROE, độ lệch chuẩn của chỉ số Tobin’s q – SDq được sử dụng để đo lường rủi ro của doanh nghiệp.
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong chương này, tác giả thực hiện phân tích kết quả nghiên cứu lần lượt cho hai nhóm mơ hình bao gồm:
4.1. Kết quả nghiên cứu của nhóm các mơ hình nghiên cứu ảnh hưởngcủa chính sách quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất sinh lợi của doanh nghiệp của chính sách quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất sinh lợi của doanh nghiệp
4.2. Kết quả nghiên cứu của nhóm các mơ hình nghiên cứu ảnh hưởngcủa chính sách quản trị vốn luân chuyển đến rủi ro của doanh nghiệp của chính sách quản trị vốn luân chuyển đến rủi ro của doanh nghiệp
4.1 Kết quả nghiên cứu của nhóm các mơ hình nghiên cứu ảnh hưởng của chính sách quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất sinh lợi của doanh nghiệp
Trong phần này, đầu tiên tác giả thực hiện thống kê mô tả các biến trong mơ hình. Tiếp theo là kiểm tra mối tương quan của từng cặp biến. Cuối cùng là phân tích hồi quy để tìm ra mối quan hệ nhân quả giữa quản trị vốn luân chuyển và tỷ suất sinh lợi của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2006-2012.
4.1.1 Thống kê mơ tả các biến trong nhóm mơ hình về tỷ suất sinh lợi
Thực hiện xử lý dữ liệu từ các số liệu thu thập được, bài nghiên cứu thu được kết quả về giá trị trung bình của các biến qua các năm và biểu đồ như sau: