Tóm tắt các biến được sử dụng trong mơ hình

Một phần của tài liệu Tác động của vốn luân chuyển đến tỷ suất sinh lợi và rủi ro của các doanh nghiệp việt nam (Trang 31 - 35)

STT Ký hiệu Tên biến Cơng thức tính

Biến phụ thuộc sử dụng để đo lường tỷ suất sinh lợi

1 ROA (%) Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (Return on total Assets)

ROA = Lợi nhuận ròng/ Tổng tài sản

2 ROE (%) Tỷ suất sinh lời trên tổng Vốn chủ sở hữu (Return on Equity)

ROE = Lợi nhuận ròng/ Vốn chủ sở hữu

3 Tobin’s q (%)

Chỉ số Tobin’s q Tobin’s q = (Nợ phải trả + giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu)/ Tổng tài sản

Biến phụ thuộc sử dụng để đo lường rủi ro

4 SDSale Độ lệch chuẩn của doanh thu SDSales =

5 SDROA Độ lệch chuẩn của ROA SDROA =

6 SDROE Độ lệch chuẩn của ROE SDROE =

STT Ký hiệu Tên biến Cơng thức tính

Biến độc lập sử dụng để đo lường chính sách quản trị vốn luân chuyển

8 TCA/TA (%) Tỷ lệ tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản TCA/TA = Tài sản ngắn hạn/ Tổng tài sản 9 TCL/TA (%) Tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản TCL/TA = Nợ ngắn hạn/ Tổng tài sản

3.2.3 Giả thuyết nghiên cứu

Hiện nay, trong nhiều nghiên cứu vẫn còn tồn tại cuộc tranh luận kéo dài về mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận giữa các chính sách quản trị vốn luân chuyển khác nhau (Pinches (1991), Brigham và Ehrhardt (2004), Moyer và cộng sự (2005), Gitman (2005)). Theo một số tác giả thì chính sách vốn lưu động càng mạo hiểm càng tạo ra nhiều lợi nhuận và nhiều rủi ro hơn trong khi các chính sách vốn lưu động càng thận trọng càng tạo ra lợi nhuận và rủi ro thấp hơn (Gardner et al. (1986), Weinraub và Visscher (1998)). Tuy nhiên, cũng có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng chính sách quản trị vốn luân chuyển càng mạo hiểm thì lợi nhuận càng giảm trong khi khơng ảnh hưởng đáng kể đến rủi ro của doanh nghiệp (Carpenter & Johson (1983), T.Afza và M.S.Nair (2007), Faris Nasif Alshubiri (2011)). Và thậm chí, ngay trong chính kết quả của cùng một bài bài nghiên cứu cũng cho thấy có những kết quả tác động rất khác nhau giữa chính sách quản trị vốn luân chuyển lên lợi nhuận và rủi ro của doanh nghiệp như T.Afza và M.S.Nair (2007), Faris Nasif Alshubiri (2011). Chính vì vậy, rất khó để có thể đưa ra giả thuyết phù hợp về các mối quan hệ này.

Tuy nhiên dựa trên kết quả của các tác giả T.Afza và M.S.Nair (2007), Faris Nasif Alshubiri (2011), bài nghiên cứu này đưa ra các nhóm giả thuyết rằng chính sách quản trị vốn luân chuyển mạo hiểm có mối quan hệ thống kê nghịch chiều lên tỷ suất sinh lợi và khơng có mối quan hệ đối với rủi ro của doanh nghiệp.

Đầu tiên là nhóm các giả thuyết nghiên cứu về mối quan hệ giữa chính sách quản trị vốn luân chuyển đối với tỷ suất sinh lợi của doanh nghiệp, bao gồm các giả thuyết sau:

H1: Có mối quan hệ thống kê nghịch chiều giữa chính sách quản trị vốn luân chuyển mạo hiểm đến ROA của doanh nghiệp, nghĩa là chính sách quản trị vốn luân chuyển càng mạo hiểm thì ROA càng thấp.

Gồm các giả thuyết chi tiết sau:

o H1.1: Có mối quan hệ thống kê cùng chiều giữa TCA/TA đến ROA của doanh nghiệp, nghĩa là TCA/TA càng thấp – chính sách quản trị vốn luân chuyển càng mạo hiểm – thì ROA càng thấp.

o H1.2: Có mối quan hệ thống kê nghịch chiều giữa TCL/TA đến ROA của doanh nghiệp, nghĩa là TCL càng cao – chính sách quản trị vốn luân chuyển càng mạo hiểm – thì ROA càng thấp.

H2: Có mối quan hệ thống kê nghịch chiều giữa chính sách quản trị vốn luân chuyển mạo hiểm đến ROE của doanh nghiệp, nghĩa là chính sách quản trị vốn luân chuyển càng mạo hiểm thì ROE càng thấp.

Gồm các giả thuyết chi tiết sau:

o H2.1: Có mối quan hệ thống kê cùng chiều giữa TCA/TA đến ROE của doanh nghiệp, nghĩa là TCA/TA càng thấp – chính sách quản trị vốn luân chuyển càng mạo hiểm – thì ROE càng thấp.

o H2.2: Có mối quan hệ thống kê nghịch chiều giữa TCL/TA đến ROE của doanh nghiệp, nghĩa là TCL/TA càng cao – chính sách quản trị vốn luân chuyển càng mạo hiểm – thì ROE càng thấp.

H3: Có mối quan hệ thống kê nghịch chiều giữa chính sách quản trị vốn luân chuyển mạo hiểm đến Tobin’q của doanh nghiệp, nghĩa là chính sách quản trị vốn luân chuyển càng mạo hiểm thì Tobin’q càng thấp.

Gồm các giả thuyết chi tiết sau:

o H3.1: Có mối quan hệ thống kê cùng chiều giữa TCA/TA đến Tobin’q của doanh nghiệp, nghĩa là TCA/TA càng thấp – chính sách quản trị vốn luân chuyển càng mạo hiểm – thì Tobin’q càng thấp.

o H3.2: Có mối quan hệ thống kê nghịch chiều giữa TCL/TA đến Tobin’q của doanh nghiệp, nghĩa là TCL/TA càng cao – chính sách quản trị vốn luân chuyển càng mạo hiểm – thì Tobin’q càng thấp.

Tiếp theo là nhóm các giả thuyết nghiên cứu về mối quan hệ giữa chính sách quản trị vốn luân chuyển đối với rủi ro của doanh nghiệp, bao gồm các giả thuyết sau:

H4: Khơng có mối quan hệ thống kê giữa chính sách quản trị vốn luân chuyển và SDSales của doanh nghiệp.

Gồm các giả thuyết chi tiết sau:

o H4.1: Khơng có mối quan hệ thống kê giữa TCA/TA và SDSales

o H4.2: Khơng có mối quan hệ thống kê giữa TCL/TA và SDSales

H5: Khơng có mối quan hệ thống kê giữa chính sách quản trị vốn luân chuyển và SDROA của doanh nghiệp.

Gồm các giả thuyết chi tiết sau:

o H5.1: Khơng có mối quan hệ thống kê giữa TCA/TA và SDROA

o H5.2: Khơng có mối quan hệ thống kê giữa TCL/TA và SDROA

H6: Khơng có mối quan hệ thống kê giữa chính sách quản trị vốn luân chuyển và SDROE của doanh nghiệp.

Gồm các giả thuyết chi tiết sau:

o H6.1: Khơng có mối quan hệ thống kê giữa TCA/TA và SDROE

H7: Khơng có mối quan hệ thống kê giữa chính sách quản trị vốn luân chuyển và SDq của doanh nghiệp.

Gồm các giả thuyết chi tiết sau:

o H7.1: Khơng có mối quan hệ thống kê giữa TCA/TA đến SDq

o H7.2: Khơng có mối quan hệ thống kê giữa TCL/TA đến SDq

Một phần của tài liệu Tác động của vốn luân chuyển đến tỷ suất sinh lợi và rủi ro của các doanh nghiệp việt nam (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w