III/ NỘI DUNG BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM CỦA NGƢỜI GIAO NHẬN TẠI VIỆT NAM
2. Phạm vi bảo hiểm trách nhiệm ngƣời giao nhận theo Quy tắc của Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam (BAOVIET)
Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam (BAOVIET)
2.1. Điều khoản bảo hiểm trách nhiệm khai thác của người vận tải:
Đây là qui định của Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam (BAOVIET) về bảo hiểm trách nhiệm của người giao nhận năm 2001:
a/ Các trường hợp được bảo hiểm:
- Bảo hiểm thiết bị - container, xe kéo và thiết bị bốc dỡ; - Bảo hiểm trách nhiệm đối với bên thứ ba;
- Bảo hiểm trách nhiệm đối với hàng hoá;
- Bảo hiểm trách nhiệm liên quan đến việc vi phạm các nghĩa vụ và các sai sót;
- Bảo hiểm trách nhiệm đối với nhà chức trách; - Bảo hiểm các chi phí;
- Các điều khoản mở rộng để lựa chọn.
b/ Các trường hợp loại trừ không được bảo hiểm: Người bảo hiểm sẽ
không chịu trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm đối với:
- Các khoản tiền phạt mà người được bảo hiểm phải bồi thường hoặc đã thoả thuận là phải bồi thường;
- Bất kỳ trách nhiệm nào do hậu quả của việc người được bảo hiểm can dự vào việc điều hành, quản lý hoặc thuê mướn tàu thuỷ hoặc máy bay;
- Bất cứ khiếu nại nào là hậu quả của tình trạng vỡ nợ hoặc mất khả năng tài chính của người được bảo hiểm;
- Tổn thất do vũ khí chiến tranh, hạt nhân, nguyên tử, phóng xạ; - Kinh doanh bất hợp pháp;
- Từ bỏ quyền khiếu nại của các nhà thầu phụ mà không được phép của người cung cấp dịch vụ;
- Bất cứ trách nhiệm nào thuộc bất kỳ tính chất nào phát sinh từ việc ơ nhiễm hay nhiễm bẩn hoặc có liên quan tới ơ nhiễm hay nhiễm bẩn;
- Bất cứ trách nhiệm nào với bất kỳ tính chất và hình thức nào phát sinh từ việc nạo vét hoặc đổ đất;
- Bất cứ trách nhiệm, mất mát hoặc tổn thất nào với bất kỳ tính chất nào mà tại thời điểm phát sinh trách nhiệm hoặc xảy ra những mất mát và tổn thất như vậy trách nhiệm đó đã được bảo hiểm bởi bất kỳ đơn bảo hiểm nào khác;
- Bất cứ trách nhiệm nào được người được bảo hiểm chấp nhận theo " Các điều khoản phạt về thời hạn dôi nhật" (Time Penalty Clause);
- Người được bảo hiểm thiếu mẫn cán;
- Những mất mát chỉ được phát hiện sau khi có việc kiểm tra hệ thống máy tính, phần mềm máy tính;
- Bất cứ trách nhiệm nào phát sinh từ việc vi phạm các quy chế mà việc vi phạm đó được coi là phạm pháp hình sự.
2.2. Nội dung phạm vi bảo hiểm trách nhiệm người giao nhận đối với hàng hoá vận chuyển trong container: hàng hoá vận chuyển trong container:
Theo quy tắc bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người giao nhận kho vận Việt Nam của Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam ban hành kèm theo quyết định số 388/BH-PC97 ngày 22/2/1997, người giao nhận khi thực hiện các hợp đồng giao nhận vận chuyển hàng hoá trong container trên lãnh thổ Việt Nam mà xảy ra tổn thất sẽ được bồi thường trong phạm vi sau:
a/ Những rủi ro được bảo hiểm:
* Thiệt hại về hàng hoá mà người giao nhận chịu trách nhiệm theo hợp đồng với khách hàng:
Mất mát hoặc hư hỏng vật chất về hàng hoá vận chuyển bằng container thuộc trách nhiệm của người giao nhận vận chuyển và những thiệt hại có tính chất hậu quả phát sinh trực tiếp từ mất mát hoặc hư hỏng đó mà nguyên nhân là hoặc quy cho bởi phương tiện vận tải:
- Đâm va với tàu, thuyền, phương tiện vận chuyển trên cạn.
- Mắc cạn, đâm va vào đá hoặc vật thể ngầm, trôi nổi, cố định ( trừ bom, mìn, thuỷ lơi) cầu phà, đà, bến cảng.
- Bị lật đổ, đắm, cháy, nổ, mất tích và hoặc hàng hố bị tổn thất khi xếp dỡ lên các phương tiện vận tải thuỷ bộ.
- Hàng hoá bị tổn thất khi xếp dỡ lên các phương tiện vận tải thuỷ bộ và bị tổn thất toàn bộ theo từng container do cháy, nổ trong thời gian lưu kho bãi được bảo hiểm.
* Trách nhiệm của người giao nhận với người thứ ba:
Người giao nhận sẽ được bồi thường phần trách nhiệm phát sinh đối với người thứ ba khi những thiệt hại đó có nguyên nhân là hoặc được quy cho bởi phương tiện vận tải của người giao nhận hay hoặc do người giao nhận thuê: đâm va với tàu, thuyền, phương tiện vận chuyển trên cạn, bị lật đổ, cháy nổ.
Thiệt hại của người thứ ba chỉ được bồi thường khi có thiệt hại về hàng hố được vận chuyển bởi phương tiện đó theo hợp đồng giao nhận vận chuyển hàng hoá.
- Thiệt hại tài sản của người thứ ba giới hạn cao nhất với mỗi vụ là 100 triệu đồng.
- Thiệt hại về người giới hạn cao nhất là 12 triệu đồng/người/vụ trong trường hợp chết, thương tật 81% trở lên và tối đa không quá 120 triệu đồng/vụ.
* Các chi phí:
Người giao nhận được bồi thường những chi phí phát sinh dưới đây khi có thiệt hại về hàng hố được vận chuyển theo một hợp đồng giao nhận vận chuyển hàng hoá:
- Các chi phí hợp lý để điều tra, bào chữa để bảo vệ quyền lợi của người giao nhận.
- Các chi phí hợp lý nhằm hạn chế tổn thất.
- Các chi phí phụ trội phải trả thêm trong việc xử lý hàng hoặc hạng mục thiết bị được bảo hiểm sau sự cố.
- Các chi phí phụ trội phải trả thêm để gửi hàng đến đúng địa điểm do việc hàng đã bị gửi sai địa chỉ. Trong mọi trường hợp các chi phí kể trên khơng được vượt qúa chi phí thực tế mà lẽ ra người giao nhận phải chi cho
- Các khoản chi phí gia tăng và tiền phạt mà người giao nhận phải gánh chịu để hồn thành cam kết của mình với khách hàng do có những thay đổi bất thường về phương thức vận chuyển để phù hợp với quy định của luật pháp của chính quyền cảng, địa phương mà trước khi ký kết hợp đồng giao nhận vận chuyển, người giao nhận hoàn tồn khơng biết về những thay đổi đó.
b/ Những rủi ro không được bảo hiểm:
* Mất mát hư hỏng hàng hố: người giao nhận khơng được bảo hiểm đối với những mất mát hư hỏng đối với hàng hoá phát sinh bởi:
- Việc làm cố ý của người giao nhận;
- Có nguyên nhân trực tiếp do chậm trễ xảy ra cho dù chậm trễ xảy ra do một rủi ro được bảo hiểm ( trừ chi phí được bồi thường theo quy tắc);
- Do hàng hố chun chở bị rị chảy thơng thường, hao hụt trọng lượng hay giảm thể tích thơng thường, hao hụt tự nhiên và do khuyết tật bên trong hàng hoá.
* Các trường hợp khác: người giao nhận không được bảo hiểm trong trường hợp:
- Hành động hoặc sai lầm cố ý của khách hàng;
- Người giao nhận đã làm theo đúng những hướng dẫn của khách hàng hoặc bất kỳ người nào được khách hàng uỷ quyền trao hướng dẫn đó;
- Việc khách hàng đóng gói và ghi nhãn hàng hố khơng;
- Xử lý, xếp lên, xếp đặt hoặc dỡ hàng hoá do khách hàng hoặc bất kỳ người nào khác, không phải là người giao nhận;
- Chiến tranh, nổi loạn, bạo động, đình cơng, bế xưởng, ngừng làm việc hoặc gây rối của công nhân dù với bất kỳ lý do gì;
- Những tài sản mà bản thân nó khơng phải là hàng hố, những mất mát, hư hỏng hệ quả hoặc gián tiếp do mất lợi nhuận, thị trường.
c/ Giới hạn bảo hiểm: Trong mọi trường hợp trách nhiệm của