NHIỆM CỦA NGƢỜI GIAO NHẬN
1. Các quy định của Việt Nam về bảo hiểm trách nhiệm của ngƣời giao nhận giao nhận
Vấn đề bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho người giao nhận ở Việt Nam cũng đã được Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam - BAOVIET đưa ra nghiên cứu từ năm 1994, qua nhiều lần lấy ý kiến tham khảo về bản dự thảo quy tắc
bảo hiểm của của các công ty trực tiếp làm dịch vụ giao nhận, Hiệp hội giao nhận Việt Nam cũng như ý kiến của các cơ quan chức năng khác để triển khai hình thức bảo hiểm trách nhiệm người giao nhận, đề ra quy tắc bảo hiểm cho loại hình này. Trên cơ sở các văn bản pháp luật áp dụng trong bảo hiểm trách nhiệm người giao nhận, đó là:
- Luật dân sự được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 28/10/1995 và bắt đầu có hiệu lực từ 1/7/1996, trong đó có quy định về trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự ( Điều 308 đến Điều 314), hợp đồng dịch vụ( Điều 521 đến Điều 529), hợp đồng vận chuyển tài sản ( Điều 538 đến Điều 549), hợp đồng bảo hiểm ( Điều 571 đến Điều 584)... là một cơ sở pháp lý vững chắc nhất cho việc áp dụng triển khai loại bảo hiểm này.
- Bộ luật Hàng hải Việt Nam, Bộ luật Hàng khơng cũng có những cũng có những phần điều chỉnh những vấn đề liên quan đến trách nhiệm, miễm trách cũng như giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển và những người liên quan tới việc giao nhận vận chuyển hàng hoá.
- VIFFAS được thành lập tạo cơ sở pháp lý cho các hội viên có thể phát hành các vận đơn đi suốt theo Điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn của VIFFAS cũng như của FIATA với mức trách nhiệm tối đa là 2 SDR/kg cả bì hoặc 30.000/ một khiếu nại - tuỳ trường hợp nào thấp hơn.
- Ngày 22/2/1997, Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam - BAOVIET đã ra quyết định số 338/BH-PC97 về việc ban hành Quy tắc bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người giao nhận kho vận. Nội dung chủ yếu của Quy tắc này là dựa trên cơ sở các quy định về bảo hiểm trách nhiệm của người giao nhận theo TTClub Phần I và II, điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn của Hiệp hội giao nhận Việt Nam. Quy tắc bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người giao nhận kho vận gồm 11 chương và 29 điều được chi phối bởi các bộ luật liên quan
chuyển hàng hoá trong container trên lãnh thổ Việt Nam với điều kiện các hợp đồng giao nhận phải phù hợp với tập quán thương mại quốc tế và hoặc điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn của Hiệp hội giao nhận Việt Nam. Tuy nhiên, trong các trường hợp khiếm khuyết sẽ áp dụng Luật và tập quán bảo hiểm Anh.
Đây là bước khởi đầu để BAOVIET và Hiệp hội nghiên cứu tiếp việc bán bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người giao nhận khi phát hành vận đơn vận tải đa phương thức. Quy tắc bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho người giao nhận của BAOVIET ra đời đã được nhiều công ty giao nhận hưởng ứng và đánh giá cao việc triển khai loại hình dịch vụ bảo hiểm này.
2. Các quy định quốc tế về bảo hiểm trách nhiệm của ngƣời giao nhận mà Việt Nam áp dụng nhận mà Việt Nam áp dụng
- Các điều khoản của TTClub: Phần 1 gồm Chương 4 ( Bảo hiểm trách nhiệm cho người giao nhận) loại trừ rủi ro phạt của Hải quan , Chương 6 ( Những loại trừ và hạn chế) và Phần 2 ( Các điều khoản và điều kiện).
- Các cơ sở và chế độ trách nhiệm theo Vận đơn đa phương thức FIATA (negotiable FIATA Multimodal Transport Bill of Lading - FBL): FBL được sử dụng khi hợp đồng vận chuyển quy định ít nhất có hai hình thức vận chuyển hàng hoá khác nhau (vận chuyển đa phương thức - Multimodal transportation). Mục đích ra đời của FBL là được sử dụng khi cung đoạn quan trọng là vận tải đường biển được quy định khi ký kết hợp đồng vận tải đa phương thức. Mức giới hạn trách nhiệm quy định trong vận tải đường biển, những trường hợp miễn trách và miễn trừ đặc biệt của luật hàng hải đối với những sai sót trong hành vận hoặc trong việc quản lý con tàu, cũng như hoả hoạn được áp dụng trong FBL cũng rất có lợi cho người vận tải. Tuy nhiên cũng có thể áp dụng loại vận đơn này trong trường hợp vận tải đơn phương thức (Udimodal) mà khơng gặp trở ngại gì nếu các bên ký hợp đồng thoả thuận đồng ý. Thông thường trách nhiệm nêu trong FBL sẽ
đặt người giao nhận vào thế chịu rủi ro lớn hơn là theo điều kiện chuẩn của anh ta. Vì vậy, FIATA quy định rằng các thành viên của mình phải mua bảo hiểm trách nhiệm khi cấp vận đơn FBL.
CHƢƠNG III
CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM CỦA NGƢỜI GIAO NHẬN TẠI VIỆT NAM CỦA NGƢỜI GIAO NHẬN TẠI VIỆT NAM