IV/ HỢP ĐỒNG TRONG BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM NGƢỜI GIAO NHẬN
2. Thời hạn bảo hiểm
Thời hạn bảo hiểm được tính bắt đầu từ lúc người được bảo hiểm (người giao nhận) nhận trách nhiệm về hàng hố cho đến lúc giao hàng hố đó.
- Người được bảo hiểm được coi là có trách nhiệm đối với hàng hố bắt đầu từ lúc nhận hàng từ người gửi hàng hay người làm thay người gửi hàng hay từ một nhà chức trách hay một bên thứ ba khác mà theo luật lệ áp dụng ở nơi lấy hàng được trao hàng để chuyên chở.
- Người được bảo hiểm được coi là đã giao hàng khi giao hàng cho người nhận hay đặt hàng hoá dưới quyền định đoạt của người nhận hàng theo đúng hợp đồng vận tải hay theo đúng luật pháp hay theo tập quán nơi giao hàng trong trường hợp người nhận hàng không nhận hàng từ người giao nhận hoặc giao hàng cho cơ quan có thẩm quyền hay bên thứ ba khác mà theo luật lệ áp dụng ở nơi giao hàng phải trao cho người đó.
- Bảo hiểm trách nhiệm trong thời gian lưu kho, bãi có hiệu lực từ khi hàng được đặt vào trong kho, bãi chứa hàng tại địa điểm ghi trên đơn bảo hiểm và tiếp tục có hiệu lực trong suốt q trình lưu kho, bãi và kết thúc khi hàng được đưa ra khỏi kho, bãi ghi trên đơn bảo hiểm.
3. Phí bảo hiểm
Phí bảo hiểm là một khoản tiền nhỏ mà người được bảo hiểm phải trả cho người bảo hiểm để được bồi thường khi có tổn thất do các rủi ro đã thoả thuận gây nên. Phí bảo hiểm các cơng ty giao nhận phải trả được tính tốn căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau. Thơng thường phí bảo hiểm được tính trên cơ sở xác suất của những rủi ro gây ra tổn thất hoặc trên cơ sở thống kê tổn thất nhằm đảm bảo trang trải tiền bồi thường và cịn có lãi. Số phí bảo hiểm thu về trong khi chưa bồi thường là một nguồn vốn quan trọng để công ty bảo hiểm đầu tư sang những lĩnh vực kinh doanh khác nhằm thu lợi nhuận.
Phí bảo hiểm thanh tốn ngay khi cấp đơn bảo hiểm. Cụ thể là:
- Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được đơn bảo hiểm do công bảo hiểm cấp, người được bảo hiểm thanh tốn đầy đủ phí cho cơng bảo hiểm.
- Tuy nhiên trong mọi trường hợp, trong thời gian chưa thanh tốn phí đầy đủ theo quy định trên, nếu có bất kỳ tai nạn nào xảy ra cho hợp đồng giao nhận đã được cấp đơn bảo hiểm thì cơng ty bảo hiểm khơng chịu trách nhiệm giải quyết bồi thường cho những tổn thất phát sinh từ những tai nạn đó.
Cơng ty bảo hiểm chỉ hồn phí bảo hiểm khi người được bảo hiểm đã có thơng báo trước bằng văn bản và được công ty bảo hiểm chấp nhận phương thức thanh tốn cước phí do các bên tham gia hợp đồng thoả thuận.
3.1. Cách tính phí bảo hiểm trách nhiệm của Bảo Minh: căn cứ để
tính phí bao gồm: - Tính theo năm;
- Tính trên cơ sở mức lựa chọn của khách hàng đối với vận đơn;
- Tính trên cơ sở số tiền lựa chọn cao hay thấp;
- Tính trên thu nhập của các doanh nghiệp trên một năm; - Và tính trên cơ sở khấu trừ khơng bồi thường.
Bảng 3: Biểu phí bảo hiểm trách nhiệm người giao nhận của Bảo Minh Doanh thu hành năm (ngàn USD) Mức khấu trừ (USD) Lựa chọn A (giới hạn TN $50.000 đối với B/L; $25.000 đối với sai sót lỗi
lầm) (USD) Lựa chọn B (giới hạn TN $100.000 đối với B/L; $50.000 đối với sai sót lỗi
lầm) (USD) Lựa chọn C (giới hạn TN $150.000 đối với B/L; $75.000 đối với sai sót lỗi
lầm) (USD) Lựa chọn D (giới hạn TN $250.000 đối với B/L; $125.000 đối với sai sót lỗi lầm) (USD) 0-50 500 1.500 1.950 4.125 6.000 50-150 500 2.210 2.873 6.077 8.840 150-250 500 3.040 3.952 8.360 12.160 250-500 750 4.480 5.824 12.320 17.920 500-1000 1.000 6.400 8.320 17.600 24.000 1000-2000 1.250 8.160 10.608 21.120 29.760 2000-3000 1.500 10.080 13.104 26.180 36.960 3000-4000 2.000 12.160 15.808 31.680 43.520 4000-5000 2.500 14.400 18.720 36.630 53.280
Nguồn: Biểu phí bảo hiểm trách nhiệm người giao nhận - Công ty bảo hiểm thành phố Hồ Chí Minh 1999
3.2. Cách tính phí Bảo hiểm trách nhiệm của Bảo Việt
Giữa năm 2000, Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam phối hợp với một công ty bảo hiểm của Bỉ là Transport Management Europe - TME cùng tiến hành giới thiệu "Điều khoản bảo hiểm trách nhiệm người khai thác dịch vụ vận tải" cho các công ty giao nhận tại Hà Nội. Tuy nhiên, vì một số lý do nên cho đến tháng 4 năm 2001, Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam mới xây dựng được mức phí bảo hiểm với cách tính phí trên mỗi container, mỗi tấn hàng
Bảng 4: Biểu phí bảo hiểm của Bảo Việt
Đơn vị: USD
Khu vực kinh doanh Từ hoặc đến Việt Nam
Hàng đóng trong container Hàng rời
FCL/FCL FCL/LCL, LCL/FCL, LCL/LCL MT Châu Á - Thái Bình Dương 5,5 6,5 1,00 Châu Âu 10,5 12,5 1,60 Trung Đông 13,0 15,5 1,92 Châu Mỹ 20,5 25,5 4,50 Châu Phi 25,5 30,5 5,50
Nguồn: Biểu phí bảo hiểm trách nhiệm của người giao nhận tháng 4- 2001 của Bảo Việt