Các biện pháp đối với các cơ quan quản lý

Một phần của tài liệu Bảo hiểm trách nhiệm của người giao nhận tại việt nam thực trạng và giải phápgj (Trang 72 - 75)

II/ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH SỰ PHÁT TRIỂN CỦA BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM NGƢỜI GIAO NHẬN TRONG NHỮNG NĂM TỚ

1. Các biện pháp đối với các cơ quan quản lý

1.1. Ổn định và minh bạch hố mơi trường pháp lý

Để tích cực hỗ trợ cho việc triển khai dịch vụ bảo hiểm trách nhiệm cho người giao nhận vận tải quốc tế ở Việt Nam không chỉ cần có sự nỗ lực từ phía các cơng ty bảo hiểm mà cần phải có sự hỗ trợ từ phía các cơ quan chức năng ban hành các văn bản Pháp luật và các văn bản dưới Luật để hướng dẫn thi hành pháp luật kịp thời nhằm giúp cho các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ nước ta đi vào nề nếp.

Tuy nhiên, để phát triển tốt hơn nữa, nhà nước cần phải tạo cho nó mơi trường để phát triển. Đó là mơi trường pháp lý ổn định, các chính sách hoặc quy định mới đưa ra phải phù hợp và phải có mối liên hệ giữa các ngành để tạo ra sự phát triển đồng đều.

Cụ thể là ngày 24/5/1997 Quốc hội Khoá IX, kỳ họp thứ 11 nước CHXHCN Việt Nam đã thơng qua Luật Thương mại trong đó có chương quy định về dịch vụ giao nhận hàng hố. Như Điều 170 Luật Thương mại có ghi " Trách nhiệm của người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá trong mọi trường hợp khơng vượt q giá trị hàng hố". Trong khi đó, Bộ luật Hàng hải Việt Nam ấn định giới hạn bồi thường cho người chuyên chở là 30 Frs vàng/kg cả bì. Điều kiện kinh doanh chuẩn của Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam và quy tắc bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người giao nhận Việt Nam quy định về giới hạn trách nhiệm của người giao nhận là 2SDR/kg hàng cả bì

hoặc không vượt quá 30000 SDR trong một trường hợp khiếu nại. Về Hàng không, theo Công ước Vacsava là 250 Frs/kg. Tất nhiên người làm dịch vụ giao nhận và người vận tải có thể chịu giới hạn trách nhiệm khác nhau, nhưng nếu khoảng cách chênh lệch thu nhỏ lại thì dễ xử lý khi xảy ra sự cố trong vận tải. Dù sao, những quy định bước đầu của Luật Thương mại đối với dịch vụ này cũng rất có ý nghĩa và sẽ được hoàn thiện dần trong q trình thực hiện. Chính vì vậy đây cũng là một kiến nghị các nhà làm luật nên chú ý hơn nữa đến sự phù hợp giữa các văn bản pháp luật. Đồng thời về lĩnh vực bảo hiểm, cần nhanh chóng hồn chỉnh Luật Bảo hiểm, các văn bản liên quan dưới Luật giúp cho công ty bảo hiểm thực hiện tốt hoạt động kinh doanh của mình phù hợp với tập quán, điều kiện kinh doanh bảo hiểm của Việt Nam và thế giới.

1.2. Tạo quan hệ cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo hiểm doanh dịch vụ bảo hiểm

Với thực tế hiện nay trên thị trường bảo hiểm Việt Nam, số lượng doanh nghiệp cịn ít, cho đến 1996 mới chỉ có 6 cơng ty bảo hiểm trong đó có 3 cơng ty bảo hiểm nhà nước (BAOVIET, BAOMINH, BAOLONG), 2 công ty cổ phần (PJICO, PVIC) và một liên doanh với nước ngoài (VIA). Hiện nay con số các công ty bảo hiểm này đã tăng lên đáng kể nhưng nếu so sánh với các nước trong khu vực thì số lượng các cơng ty bảo hiểm vẫn cịn quá thấp. Theo số liệu thống kê năm 2002, tại Thái Lan có khoảng 150 cơng ty bảo hiểm, tại Malaysia có 120 cơng ty. Nghị định 100/CP ngày 18/12/1993 của Chính phủ về kinh doanh bảo hiểm đã mở ra hướng đi mới cho ngành bảo hiểm Việt Nam, tạo điều kiện cho nhiều loại hình bảo hiểm ra đời và phát triển trên thị trường bảo hiểm Việt Nam.

Để thực hiện chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần theo Nghị quyết Đại hội Đảng IX đồng thời tiếp tục đổi mới và phát triển có hiệu quả

phải: Tạo quan hệ bình đẳng trong các hoạt động kinh doanh giữa các doanh nghiệp góp phần khuyến khích phát triển doanh nghiệp theo chiều hướng tốt và thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ mà doanh nghiệp đó cung cấp. Nhà nước cần tăng cường hiệu lực quản lý vĩ mơ, khai thác triệt để vai trị tích cực đi đơi với khắc phục và ngăn ngừa, hạn chế những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường. Bảo đảm sự bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ trước pháp luật của mọi doanh nghiệp, không phân biệt thành phần kinh tế.

1.3. Có chính sách hỗ trợ hợp lý về mặt tài chính

Để giúp các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước đứng vững được trong tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt không những giữa các công ty bảo hiểm trong nước với nhau mà còn là sự cạnh tranh giữa các công ty bảo hiểm lớn trên thế giới. Ngoài các biện pháp đã nêu trên, Chính phủ nên có biện pháp hỗ trợ về mặt tài chính cho các cơng ty bảo hiểm trong một số trường hợp.

Cụ thể là do các công ty bảo hiểm Việt Nam có số vốn nhỏ nên khi nhận bảo hiểm những hợp đồng bảo hiểm có giá trị lớn thì khơng đủ khả năng nên buộc phải tái bảo hiểm cho nhiều công ty bảo hiểm lớn ở nước ngoài. Việc tái bảo hiểm ra nước ngoài là một điểm bất lợi cho nước ta vì nó làm giảm đi nguồn ngoại tệ đáng kể. Hiện nay ở nước ta đã thành lập công ty Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam làm chức năng tái bảo hiểm của các công ty trong nước và điều tiết lại dịch vụ tái bảo hiểm. Qua thực tế 5 năm hoạt động, tuy cũng vẫn phải chuyển nhượng một phần phí bảo hiểm ra nước ngồi nhằm đảm bảo an tồn cho hoạt động của chính cơng ty và cũng để trao đổi dịch vụ, cơng ty cịn giữ lại cho thị trường bảo hiểm trong nước vào khoảng 85 tỷ đồng. Vì vậy, để thị trường bảo hiểm Việt Nam phát triển hơn nữa, Chính phủ nên có chính sách hỗ trợ về mặt tài chính để cơng ty tái bảo hiểm có thể có đủ khả năng tái bảo hiểm 100% đối với một số dịch vụ bảo hiểm. Bên cạnh việc hỗ trợ về mặt

tài chính, Bộ Tài chính và các cơ quan chức năng nên xem xét xây dựng và có quy định nghiêm ngặt và có hành lang biểu phí bảo hiểm hợp lý áp dụng chung cho các công ty bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam để góp phần đảm bảo cạnh tranh lành mạnh trên thị trường bảo hiểm Việt Nam.

Một phần của tài liệu Bảo hiểm trách nhiệm của người giao nhận tại việt nam thực trạng và giải phápgj (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)